Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp
Hoạt động quản lý thu thuế TNCN đã đạt đƣợc những kết quả to lớn, đƣa chính sách thuế TNCN ngày càng trở nên gần gũi với người dân, góp phần tăng thu, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của cả nước. Những năm vừa qua, Chi cục Thuế thành
phố Hòa Bình đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Để đạt đƣợc kết quả này là sự cố gắng không mệt mỏi của các cán bộ thuế và sự chấp hành luật thuế một cách nghiêm túc của NNT. Nhƣng hơn cả là sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tổng cục ThuếTuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đó còn có một số hạn chế thuộc về cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nhƣng những hạn chế đó là không lớn và có thể khắc phục đƣợc nếu như có sự đồng lòng của cả ngành thuế và người nộp thuế.
Công tác quản lý thu thuế TNCN là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của hàng loạt các quan điểm chính sách kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết trong vấn đề quản lý thu thuế TNCN.
Trong quá trình học tập tại trường cũng như trong thực tiễn công tác tôi đã có dịp tìm hiểu công tác quản lý thu thuế TNCN đối với các đơn vị trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Theo đó tôi đã nêu đƣợc thực trạng của công tác quản lý thu thuế TNCN hiện nay dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản nhƣ: Khái niệm, vai trò, đặc điểm thuế TNCN…, đồng thời nêu lên đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những vướng mắc, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN. Trên cơ sở đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và một số kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ tài chính và Tổng cục Thuế góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian tới nhƣ sau:
+ Nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh: Để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng nộp thuế của người dân, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế phải cao hơn mức thu nhập trung bình của xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần tính tới chính sách và lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước, tỷ lệ và mức tăng trưởng kinh tế, mức GDP bình quân đầu người, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người, đồng thời tham khảo chính sách và xu thế cải cách thuế TNCN của các nước trong khu vực để có thể đạt được các mục tiêu công bằng, hiệu quả và khả thi của chính sách thuế.
+ Về thuế suất: Cần xem xét vấn đề hài hòa thuế suất giữa chính sách thuế TNCN với các chính sách thuế khác, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, để
đảm bảo tránh những tác động tiêu cực đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh và nộp thuế trên cơ sở các định một tỷ lệ động viên ngân sách hợp lý. Một chính sách thuế tốt phải đảm bảo thuế suất biên của thuế TNCN không chênh lệch nhiều so với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại cùng thời điểm.
+ Cần đƣa vào trong hệ thống văn bản pháp quy về thuế TNCN các quy định nhằm hướng dẫ cách quy đổi từ lương NET ra GROSS một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo tính minh bạch của chính sách thuế, tạo thuận lợi cho Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về số thuế phải nộp.
+ Đối với quy định trường hợp cá nhân có thu nhập từ cổ tức, đề nghị thu ngay khi cá nhân nhận cố phiếu tính theo số thu nhập cổ tức thực nhận, trên cơ sở yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập kê khai với cơ quan thuế trực tiép quản lý tổ chức, cá nhân trả cổ tức. Thực hiện quy định sửa đổi này, cơ quan thuế sẽ quản lý sát tổ chức, cá nhân nhận cổ phiếu, nắm chắc đƣợc số lƣợng cá nhân và số tiền thu nhập mỗi cá nhân nhận đƣợc để thu thuế kịp thời, khắc phục triệt để việc rủi ro thất thu thuế do cá nhân không tự giác kê khai.
+ Đẩy mạnh cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt: Nhà nước cần ban hành quy định chặt chẽ để tất cả giao dịch thanh toán phải đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng; khi mọi thu nhập của cá nhân, tổ chức đƣợc thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thì cơ quan thuế sẽ có điều kiện quản lý chặt chẽ và bao quát đƣợc tất cả các nguồn thu nhập làm cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế. Có nhƣ vậy mới có thể kiểm soát đƣợc thu nhập cá nhân, đạt đƣợc mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho NSNN. Ngoài ra việc sử dụng tài khoản Ngân hàng để giao dịch còn mang lại những ƣu điểm nhƣ hạn chế đƣợc làm phát, hạn chế tiền giả,… Bên cạnh đó nhà nước có thể áp dụng phương pháp thu thuế thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của những cá nhân.
Việc sử dụng tài khoản thẻ thay cho tiền mặt đòi hỏi phải có những cơ chế quy định cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước bao gồm: Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm
soát rủi ro pháp lý thích hợp, bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế;
tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và đảm bảo quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.
Ngoài những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hòa Bình trên, nhiệm vụ quan trọng mà ngành Thuế tỉnh Hòa Bình quyết tâm thực hiện trong thời gian tới thắt chặt cương luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ trong thực thi công vụ, tạo bước chuyển biến thật sự về công tác quản lý thuế theo hướng: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý thuế là một công tác khó khăn phức tạp vì thuế là vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Để đạt đƣợc kết quả này là sự cố gắng không mệt mỏi của các cán bộ thuế và sự chấp hành luật thuế một cách nghiêm túc của các đơn vị. Nhƣng hơn cả là sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Cục Thuế và Tổng cục Thuế.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đó còn có một số hạn chế thuộc về cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nhƣng những hạn chế đó là không lớn và có thể khắc phục đƣợc nếu nhƣ có sự đồng lòng của cả ngành thuế và Người nộp thuế.
Thuế TNCN là một loại thuế tiên tiến mới được đưa vào áp dụng ở nước ta.
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết, thuế TNCN chƣa phát huy hết đƣợc những mặt tích cực của nó. Do vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết trong vấn đề quản lý thuế TNCN.
Trong quá trình học tập tại trường cũng như trong thực tiễn công tác tôi đã có dịp tìm hiểu công tác Quản lý thuế TNCN đối với các đơn vị tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình. Theo đó tôi đã nêu đƣợc thực trạng của công tác quản lý thu thuế TNCN hiện nay dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản nhƣ: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của thuế TNCN…, đồng thời nêu lên đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những vướng mắc, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN. Trên cơ sở đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và một số kiến nghị đối với Nhà nước và Tổng cục Thuế góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020;
2. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thực hiện luật thuế Thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ qu định chi tiết một số điều của luật thuế Thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Thu nhập cá nhân;
3. Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tƣ số 95/2016/TT- BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế;
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành luật Quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;
6. Hoàng Văn Bằng (2009), Giáo trình lý thuyết và chính sách thuế, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội; [1]
7. Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2017;
8. Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình, Báo cáo thu ngân sách nhà nước tháng 12 các năm 2015, 2016, 2017 của Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình;
9. Đỗ Minh Đức, Nguyễn Việt Cường (2010), Giáo trình Lý thuyết Thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội; [2]
10. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH12, Hà Nội;
11. Quốc hội (2007), Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
12. Quốc hội (2012), Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành trước ngày 31/12/2013;
13. Trần Quốc Sơn (2015), “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Vinh Phúc”
14. Trần Hồng Thanh (2014), “Hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định”
15. Phạm Minh Thông (năm 2016) “Quản lý thu thuế tại thành phố Vinh, Nghệ An” . 16. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân,;
17. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp;
18. Tổng cục thuế (2015), Quy trình kiểm tra thuế được thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT;
19. Tổng cục thuế (2015), Quy trình quản lý thu nợ thuế được thực hiện theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT;
20. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo Quyết định số 751/QĐ-TCT;
21. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình miễn, giảm thuế được thực hiện theo Quyết định số 749/QĐ-TCT;
22. Tổng cục Thuế (2009), Quy trình thanh tra thuế được thực hiện theo Quyết định số 1404/Q Đ-TCT;
23. Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2011-2020;
24. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.
25. Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình năm 2017;
26. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn;
27. Website Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn;
28. Website Cục Thuế Hòa Bình: http://hoabinh.gdt.gov.vn.