Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố hòa bình (Trang 43 - 47)

Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN

Sau thời gian áp dụng luật thuế TNCN đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán kế toán giúp cho cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan thuế từng bước nắm được sát hơn tình hình hoạt động cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị. Tuy nhiên Hòa Bình là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn thì chúng ta cần nghiên cứu kỹ tình hình áp dụng thuế TNCN ở một số tỉnh, thành phố để từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu.

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh Nam Định

Cục Thuế tỉnh Nam Định có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Cục Thuế tỉnh Nam Định còn phải thực hiện các chương trình kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Ở Nam Định bộ máy quản lý thu thuế TNCN đƣợc tổ chức theo mô hình sắc thuế, do phòng quản lý thuế Thu nhập cá nhân đảm nhiệm.

Về tổ chức thực hiện quản lý thuế, bao gồm các bước: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN; Quản lý thu nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế.

Trong đó công tác kê khai và kế toán thuế đƣợc xác định có vai trò quan trọng trong quản lý thuế TNCN. Hiện nay 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thực hiện việc kê khai và nộp thuế điện tử, thực hiện cấp mã số thuế cá nhân qua mạng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp giảm bớt thủ tục, thời gian đăng ký thuế, thay đổi thông tin. Bên cạnh đó, toàn ngành còn thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát kê khai thuế, kịp thời đôn đốc, xử lý việc nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

Bên cạnh đó công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong quản lý thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Để thực hiện tốt công tác quản lý có hiệu quả về thuế TNCN cũng nhƣ các sắc thuế khác Cục thuế tỉnh Nam Định đã thực hiện một số biện pháp:

- Về công tác tuyên truyền hỗ trợ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế để Người nộp thuế hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, nộp thuế điện tử, thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích thông tin để đánh giá mức độ rủi ro về thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

- Về công tác quản lý kê khai và kế toán thuế: Áp dụng có hiệu quả các ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện kê khai và kế toán thuế đảm bảo nhập, quản lý đầy đủ, kịp thời dữ liệu kê khai thuế của Người nộp thuế trên ứng dụng quản lý thuế; chú trọng thực hiện tốt công tác kế toán thống kê về thuế, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc khai thác số liệu, thông tin về nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế trên ứng dụng quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra, thanh tra về thuế.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm tra nội bộ để ngăn chặn và hạn chế tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, đặc biệt trong công tác đôn đốc thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế;

đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống gian, chống thất thu ngân sách.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Lai Châu

Chi cục Thuế thành phố Lai Châu có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN trên địa bàn thành phố Lai Châu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Chi cục Thuế thành phố Lai Châu còn phải thực hiện các chương trình kế hoạch công tác do Cục Thuế giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Lai Châu. Ở Lai Châu bộ máy quản lý thu thuế TNCN đƣợc tổ chức theo mô hình chức năng, do các bộ phận liên quan đến công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân đảm nhiệm.

Về tổ chức thực hiện quản lý thuế, bao gồm các bước: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN;

Quản lý thu nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế.

Để thực hiện tốt công tác quản lý có hiệu quả về thuế TNCN cũng nhƣ các sắc thuế khác Chi cục Thuế thành phố Lai Châu đã thực hiện một số biện pháp:

- Về công tác tuyên truyền hỗ trợ: Thường xuyên cập nhập, niêm yết công khai thông tin về bộ thủ tục hành chính; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, truyền thông trong công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế; Chủ động tiếp xúc và tăng cường đối thoại doanh nghiệp, tọa đàm với Hội, Hiệp Hội trên địa bàn thành phố.

- Về công tác quản lý kê khai và kế toán thuế: thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát kê khai thuế, kịp thời đôn đốc, xử lý việc nộp hồ sơ khai thuế của người nộp

thuế. Thực hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành việc kê khai thuế, nộp thuế vào NSNN của người nộp thuế.

- Về công tác quản lý nợ thuế: thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các phòng, các Chi cục Thuế thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để điều chỉnh các khoản nợ ảo, phân loại nợ theo đúng tính chất của khoản nợ; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ tham gia công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế đồng thời gắn với công tác thi đua khen thưởng.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành lên quan thành lập bộ phận chống thất thu, chống nợ đọng tiền thuế để có biện pháp xử lý nhằm răn đe tạo nên nề nếp, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế.

1.2.2. Các bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế TNCN

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu thuế TNCN của một số cơ quan thuế đặc biệt là công tác quản lý thu thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Nam Định và Chi cục Thuế thành phố Lai Châu có thể rút ra một số bài học cho công tác quản lý thuế TNCN ở Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình nhƣ sau:

- Xu hướng cải cách quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế TNCN đối nói riêng, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của Người nộp thuế bằng các biện pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ Người nộp thuế, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; Công tác này được quan tâm và trở thành một ưu tiên của cơ quan thuế, được thực hiện dưới nhiều hình thức; cùng với nó các biện pháp thanh tra và chế tài xử lý được tăng cường để bảo đảm rằng các đối tượng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Cùng với việc tự khai tự nộp nhằm tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của Người nộp thuế, cơ quan thuế cần chú ý tập trung cho công tác kiểm tra thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những gian lận, vi phạm của các đơn vị trong lĩnh vực thuế. Đồng thời đây cũng là kênh thông tin để điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách thuế cho phù hợp với thực tế.

- Chính sách thuế cần hướng vào các nội dung hỗ trợ người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để Người nộp thuế tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước mà cốt lõi của vấn đề là công tác cải cách thủ tục hành chính và công tác cán bộ cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu.

- Các điều kiện cơ bản thực hiện tốt cơ chế tự khai tự nộp và kê khai nộp thuế điện tử là: một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, đầy đủ; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng tin học ở mức độ ngày càng cao trong quản lý thuế; hệ thống thông tin trở thành công cụ quan trọng trong cơ chế “Tự khai - Tự nộp”; đội ngũ cán bộ thuế phải đƣợc đào tạo để có trình độ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố hòa bình (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)