Bài học kinh nghiệm cho Hội LHPN Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng hoạt động của Hội LHPN

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Hội LHPN Hà Nội

Yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và hội nhập Quốc tế sâu rộng, theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, đòi hỏi các tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố trong đó có Hội LHPN Hà Nội phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô.

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (2017-2022) đã đề ra phương hướng các cấp Hội cần “bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và chức năng đại diện của tổ chức Hội. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp. Tập trung tham mưu, đề xuất chính sách, giám sát, phản biện xã hội;

tăng cường vận động xã hội, tích cực hội nhập quốc tế; chăm lo tốt hơn lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo động lực động viên đông đảo phụ nữ phát huy dân chủ, cần cù, năng động, sáng tạo, trách nhiệm xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc. Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và tổ chức Hội, thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới”.

Trước yêu cầu của tình hình thực tiễn, thực hiện các chủ trương của Đảng, Thành ủy và Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội, tập hợp đông đảo hơn nữa các tầng lớp phụ nữ, thể hiện rõ hơn vai trò đầu tàu trong phong trào phụ nữ cả nước, cụ thể:

Một là, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, của Hội LHPN Việt Nam: Chủ động vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội vào thực tiễn của địa phương.

Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Hội phụ nữ cấp trên để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Hai là, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, khả năng tập hợp phụ nữ:

- Xây dựng nội dung hoạt động trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội, bám sát thực tiễn, coi trọng tính đặc thù và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động của Hội thông qua việc phối hợp, liên kết với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ để mở rộng và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ hoạt động Hội.

- Tôn trọng và phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý của hội viên và nhân dân. Nắm bắt kịp thời những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu, lợi ích, nghề nghiệp của các tầng lớp phụ nữ, từ đó xác định các biện pháp tập hợp thu hút hội viên. Mô hình tập hợp phụ nữ phải đa dạng theo nội dung hoạt động và đối tượng phụ nữ, tạo điều kiện cho mọi phụ nữ tự nguyện tham gia các hoạt động Hội.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá chính xác thực trạng, tình hình hội viên, mô hình tập hợp hội viên trên địa bàn và có định hướng, hướng dẫn cụ thể trong việc xây dựng, duy trì, phát triển và tổ chức hoạt động đối với các loại hình tập hợp hội viên.

Ba là, tổ chức phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ:

- Việc tổ chức phát động thi đua và các hoạt động thi đua phải đi vào thực chất, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ; thường xuyên có sự đổi mới, sáng tạo để đạt hiệu quả thiết thực, huy động được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp phụ nữ cũng như sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể ở địa phương cùng thực hiện.

- Công tác thi đua khen thưởng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời, đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ, thống nhất trong tổ chức theo dõi và đánh giá thi đua.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc xây dựng, phát triển hội viên, mô hình tập hợp hội viên cùng với kiểm tra phong trào hằng năm và định kỳ tổ chức tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo củng cố, xây dựng, phát triển hội viên, mô hình tập hợp hội viên; biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng những câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ hoạt động có hiệu quả. Coi trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến.

Bốn là, công tác cán bộ:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, trình độ và kỹ năng làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, đại diện thực sự cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, giữ vai trò cầu nối giữa tổ chức Đảng, Nhà nước với quần chúng phụ nữ, là yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào phụ nữ. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ Hội phải được tiến hành thường xuyên và trở thành nhiệm vụ chung của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể.

- Cán bộ Hội Phụ nữ các cấp gương mẫu nêu cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội.

- Phát huy tinh thần đoàn kết trong đội ngũ cán bộ hội, làm nên sức mạnh nội tại ở từng tổ chức Hội các cấp.

- Sự quan tâm, động viên, hướng dẫn của hội cấp trên đối với Hội cấp dưới phải thường xuyên, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời để cơ sở Hội phát huy tiềm năng, thế mạnh của cán bộ, hội viên, phụ nữ tại địa phương, vận dụng linh hoạt vào phong trào phụ nữ và hoạt động Hội.

- Cải tiến hệ thống sổ sách theo dõi, quản lý hội viên, mô hình tập hợp hội viên; nâng cao chất lượng tài liệu sinh hoạt hội viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng điều hành cho các tổ trưởng, tổ phó và ban chủ nhiệm câu lạc bộ.

- Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng quỹ tổ, câu lạc bộ để có kinh phí cho việc tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)