Khuyến nghị thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 98 - 102)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội

3.4.5. Khuyến nghị thực hiện giải pháp

Để có thể thực hiện được các giải pháp nêu trên, một số khuyến nghị với các cấp, các ngành được đề xuất như sau:

a. Đối với Đảng, Nhà nước

Bộ chính trị, Ban Bí thư quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng tăng cường quán triệt, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ, phát huy vai trò của tổ chức Hội trong tham mưu công tác phụ nữ; tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”; chỉ đạo việc rà soát đảm bảo thống nhất về chỉ tiêu về công tác cán bộ nữ trong các văn bản của Đảng từ công tác qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển bổ nhiệm cán bộ.

Quốc hội chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách hiện hành đảm bảo thực hiện đầy đủ qui định về lồng ghép giới trong các văn bản pháp luật, chính sách; sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới trong đó bổ sung qui định về Hội LHPN Việt Nam nhằm luật hóa qui định tại khoản 2 điều 9 Hiến pháp 2013 về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong đó có Hội LHPN Việt Nam; củng cố hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của tổ chức Hội (hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta đều có luật, pháp lệnh điều chỉnh như Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, Luật Công đoàn 2012, Luật Thanh niên 2005, Pháp lệnh Cựu Chiến binh).

b. Đối với Trung ƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam nghiên cứu chỉ đạo phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội có tính đến đặc thù các vùng miền, chia cụm thi đua theo đặc thù các đơn vị hành chính tương đồng để các tỉnh/thành Hội có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện và chỉ đạo các cấp Hội triển khai các giải pháp trọng tâm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện.

- Nghiên cứu đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong hệ thống Hội, quan tâm chính sách, động viên, khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ cán bộ

Hội chuyên trách các cấp, đặc biệt là cán bộ Hội cơ sở. Quan tâm chỉ đạo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm các phong trào, các cuộc vận động, các mô hình để chỉ đạo nhân rộng các mô hình hiệu quả trong các cấp Hội phụ nữ cả nước.

- Trung ương Hội quan tâm hỗ trợ các tỉnh/ thành Hội trong việc tiếp cận các dự án Quốc tế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

c. Đối với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quan tâm chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 của Thành ủy về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới”, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về bình đẳng giới và công tác phụ nữ; qui định cơ chế để các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp với Hội LHPN Hà Nội để thực hiện công tác phụ nữ và bình đẳng giới của thành phố một cách hiệu quả theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TU; cơ chế để phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong việc phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho cấp ủy các cấp. Hằng năm, Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với đại biểu các tầng lớp phụ nữ Thủ đô để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất về hoạt động của tổ chức Hội và những vấn đề đặt ra trong công tác phụ nữ trên địa bàn thành phố.

- Thành ủy Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 30/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác qui hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ thành phố”; quan tâm chỉ đạo công tác luân chuyển đối với cán bộ nữ, cán bộ Hội trong qui hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo các cấp để đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội được rèn luyện, trưởng thành.

- Quan tâm về chủ trương để Hội LHPN Hà Nội xây dựng và thực hiện kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội diện Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội quản lý trên cơ sở định hướng tại Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 20/9/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý”.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng cơ chế để phát huy vai trò của Hội trong phản biện đối với dự thảo các chương trình, đề án liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới; chỉ đạo các cấp chính quyền hỗ trợ các điều kiện, phương tiện làm việc cho Hội LHPN các cấp theo qui định tại điều 4 Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

- Để triển khai có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm hỗ trợ để Hội LHPN Hà Nội xây dựng Quỹ hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp.

- Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm định kỳ kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ, kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)