Kết quả thực hiện các hoạt động của Hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 43 - 51)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN TP Hà Nội

3.1.1. Kết quả thực hiện các hoạt động của Hội

Trong giai đoạn 2008 - 2018, sau khi mở rộng điạ giới hành chính, cơ cấu kinh tế của Thủ đô tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có chất lượng cao, tạo điêu kiện cho lao động nữ phát triên cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động nữ có mặt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hưởng ứng các phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”, “Lao động giỏi,Sáng kiến - sáng tạo”, “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”, chất lượng lao động nữ ngày càng được nâng cao và có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng gắn với Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Cùng với việc phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội dung phong trào đến nhiều đối tượng phụ nữ, hằng năm các cấp Hội trên toàn Thành phố tổ chức cho hội viên, phụ nữ đăng kí thực hiện, bình xét nghiêm túc, công khai, dân chủ với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Kết quả bình xét đều đạt trên 90% tỷ lệ cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện phong trào; trên 80% số cán bộ, hội viên thực hiện Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang. Đặc biệt trong 10 năm qua Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" được các cấp Hội phụ nữ Hà Nội triển khai với nội dung, tiêu chí, giải pháp, biện pháp cụ thể. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phát động, tọa đàm, ký cam kết tới cán

bộ, hội viên phụ nữ và gia đình, hằng năm tỷ lệ gia đình đạt 8 tiêu chí đạt trên 85% số gia đình đăng ký.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc được Hội phụ nữ Thành phố thực hiện nghiêm túc. Hằng năm tỷ lệ cán bộ, hội viên phụ nữ được hỗ trợ nâng cao kiến thức, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước tăng dần theo từng năm, năm 2008 đạt 76%, năm 2018 đạt 89% (tăng 13%). Trong đó đã có 987.589 bà mẹ được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình (đạt tỷ lệ 88%). Hằng năm có trên 84%

hộ gia đình cán bộ, hội viên đạt “Gia đình văn minh - hạnh phúc”, “Gia đinh 5 không, 3 sạch ”. Sau 10 năm thực hiện, ý thức của cán bộ, hội viên phụ nữ và gia đình đã được nâng lên, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, số đám cưới tổ chức linh đình ăn uống nhiều ngày giảm đáng kể, nhiều gia đình thực hiện hỏa táng khi có người qua đời, đến nay đã có 1.629 chi hội đăng ký thực hiện chi hội phụ nữ văn minh (chiếm tỷ lệ 28,3%).

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ Hội LHPN Hà Nội giai đoạn 2008-2018

STT Nhiệm vụ Nội dung Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1

Thực hiện phong trào thi đua

Phong trào “Phụ nữ thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”

90% 90.4% 92% 92% 93.6% 93.5% 95% 95.6% 96% 96,2% 96%

Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam Tự tin- Tự trọng- Trung hậu- Đảm đang

81% 81.5% 83% 83.8% 85% 86% 86% 85% 87% 87% 89%

Tỷ lệ gia đình đạt 8 tiêu chí thực hiện Cuộc vận động

Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch

85% 85.6% 85.8% 86.5% 86% 86.5% 87.8% 88% 88% 88% 92%

2

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền

Tỷ lệ cán bộ, hội viên phụ nữ được hỗ trợ nâng cao kiến thức, được giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước

76% 79% 81% 82.5% 86% 86.6% 87.2% 88% 88% 89% 89%

STT Nhiệm vụ Nội dung Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 thống,

xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc

Tỷ lệ hội viên đạt chuẩn mực

“Trung hậu – Sáng tạo – Đảm đang – Thanh lịch”

85.6% 86.1% 86.8% 85.9% 86% 86% 86.1% 86.8% 87% 87% 87.3%

Số hộ gia đình được giúp đỡ đạt tiêu chí văn minh- hạnh phúc, 5 không 3 sạch hàng năm

4.238 (85%)

4.269 (84%)

4.659 (86%)

4.910 (86%)

5.020 (86,7

%)

5.500 (86,5)

5.980 (86%)

6.200 (86,3)

6.630 (87%)

6.840 (87%)

3.211 (86%)

3

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ các điều kiện về kinh tế

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp thoát nghèo

4.9103 7.356

4.120/

36.275

3.991/

35.657

3.896/

34.980

3.012/

34.101

2.890/

33.478

2.690/

31.546

2.552/

30.789

2.440/

29.932

2.170/

24.208

1.814/

20.814 Số lượng lao động được dạy

nghề hằng năm 16.165 16.812 16.201 16.820 16.631 17.209 17.100 17.215 17.128 17.831 18.251 Số lao động được giới thiệu

việc làm hằng năm 16.000 16.500 16.000 17.000 17.200 18.000 18.000 18.500 19.000 19.000 19.500 Số lượt phụ nữ được vay vốn 50.120 57.310 54.000 57.720 62.320 62.000 63.120 63.225 54.000 61.420 62.920

4

Hoạt động tham gia xây dựng Đảng,

Tham mưu, đề xuất chính

sách liên quan đến phụ nữ 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Giám sát văn bản chính sách, luật pháp liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới

6 6 8 10 15 12 12 25 18 20 12

STT Nhiệm vụ Nội dung Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 xây dựng

chính quyền;

giám sát, phản biện xã hội

Đóng góp ý kiến, phản biện văn bản dự thảo liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới (số văn bản)

21 21 20 25 29 23 26 29 27 28 27

5

Hoạt động xây dựng tổ chức Hội

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách thành/ quận/ huyện đạt chuẩn cán bộ

73% 80,4% 86% 87,4% 88% 90% 91% 91,4 92% 95% 95%

Tỷ lệ cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ Trung cấp về chuyên môn, Sơ cấp về LLCT trở lên

52% 58% 63% 70% 88% 88,8% 90% 95% 95,6% 95,6% 96,5%

Tỷ lệ cán bộ Hội được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội hằng năm

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Tỷ lệ phát triển hội viên hằng

năm 1,2% 1% 1,1% 1,4% 1,5% 1,5% 1,5% 1,1% 1% 1,2% 1,5%

Tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi vào tổ chức Hội hằng năm

52% 54% 57% 55% 68% 64% 64% 65,2% 70% 54% 64,2 Nguồn: Hội LHPN Hà Nội

Thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sổng nông dân giai đoạn 2011- 2015", các cấp Hội phụ nữ đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong thực hiện chương trình. Vận động phụ nữ thực hiện tốt các tiêu chí về hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường... Tuyên truyền vận động phụ nữ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn ô đổi thửa hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao, mô hình hoa, cây ăn quả, ra mắt các Tổ hợp tác, Hợp tác xã; hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ vật chất, ngày công xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng, đóng góp không nhỏ vào kết quả chung của Thủ đô trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hằng năm, Hội Phụ nữ cơ sở rà soát và đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp giúp đỡ 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ như: cho vay vốn, giúp cây giống, con giống, ngày công lao động, giới thiệu việc làm, tiêu thụ sản phẩm, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Tính đến hết năm 2018, đã khai thác và quản lý 5.864 tỷ 216 triệu đồng cho 648.158 lượt hộ phụ nữ vay; 100% các chi hội phụ nữ triển khai mô hình tiết kiệm tạo nguồn vốn tại chỗ, thu hút 688.452/866.662 (79%) hội viên phụ nữ tham gia với số dư 273 tỷ 938 triệu đồng, cho 44.301 phụ nữ vay phát triển kinh tế gia đình.

Mười năm qua, các cấp Hội phụ nữ toàn thành phố đã giúp trên 30 nghìn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ và gia đình trên địa bàn Thành phố. Hoạt động dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm có nhiều đổi mới, hàng năm có từ 16 nghìn đến trên 19 nghìn lao động được tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Đặc biệt từ năm 2016 đến 2018 đã giới thiệu việc làm cho 57.500 nghìn lao động trong đó có trên 40.000 lao động nữ. Bên cạnh

đó, các cấp Hội tổ chức ra mắt các đội tình nguyện đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh đô thị tại các tuyến phố, xóa bỏ các điểm đen về rác thải, bóc xóa quảng cáo rao vặt trái phép; duy trì 8.400 đoạn đường phụ nữ tự quản Xanh - Sạch - Đẹp,... qua đó, góp phần giữ gìn môi trường sống, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Trong giai đoạn 2008 - 2018 công tác kiện toàn bộ máy, tổ chức của các cấp Hội được thực hiện thường xuyên, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Hằng năm Hội LHPN Hà Nội tham mưu, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ (Từ năm 2009 đến 2018, Hội Phụ nữ Hà Nội tham mưu, đề xuất 01 chính sách); thường xuyên tổ chức giám sát văn bản chính sách, đóng góp ý kiến vào các dự thảo liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Năm 2015 là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Hội phụ nữ các cấp đã tổ chức giám sát 25 văn bản, đóng góp 29 dự thảo văn bản các loại.

Như vậy để thấy các cấp Hội LHPN Hà Nội rất quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: cấp cơ sở 22,1%, cấp Quận/Huyện 16,4%, cấp Thành phố 12,2%. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu nữ của Hà Nội chiếm 30%; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Thành phố: 23,8%, cấp huyện: 30%, cấp xã phường:

28,5%. Tỷ lệ đảng viên nữ ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội được đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, từng bước nâng cao chất lượng cán bộ Hội. Nhiều cán bộ Hội được bầu cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tại các cơ quan chuyên trách, nhiều cán bộ Hội được tạo điều kiện đi học nâng cao trình độ, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Xây dựng và phối hợp chặt chẽ với Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong triển khai có hiệu quả Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt Hội liên hiệp phụ nữ xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”. Trong 10 năm các

cấp Hội đã tổ chức 799 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó: Thành phố 10 lớp, quận, huyện 130 lớp, xã, phường 659 lớp. Đặc biệt Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức 12 lớp cho 752 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở, cán bộ nguồn chức danh chủ chốt cơ sở về lý luận chính trị - hành chính và nghiệp vụ phụ vận. Các chỉ tiêu của đề án cơ bản đã đạt, góp phần quan trọng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.

Đến năm 2018 đã có 81% Chủ tịch Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội từ 1 tháng trở lên (tăng 79% so với năm 2008); tỉ lệ Chủ tịch Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chức danh (có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị sơ cấp trở lên) tăng từ 52%

lên 96,5% (74,5% chủ tịch Hội có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (vượt 14,5% so với năm 2008), 64,2% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên). 95% tỉ lệ cán bộ chuyên trách thành/ quận/ huyện đạt chuẩn cán bộ; 71,2% cán bộ có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị (vượt 6,2%

so với năm 2008) trong đó 52,8% cán bộ chủ chốt Thành, quận huyện có trình độ cao cấp lý luận.

Tỷ lệ phát triển hội viên hằng năm đạt từ 1% đến 1,5%. Tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt từ 52,5% (năm 2008) lên 64,2% (năm 2018). Tỷ lệ hội viên đóng hội phí hằng năm trung bình đạt 88,8% (chỉ tiêu 85%).

Như vậy, trong giai đoạn 2008 - 2018, với sự nỗ lực vượt qua thách thức, khó khăn, phấn đấu vươn lên không ngừng, phụ nữ Thủ đô tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của giới nữ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh tới nghiên cứu khoa học, quản lý và phát triển xã hội. Các tầng lớp phụ nữ Thủ đô ngày càng nhận thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ. Nội dung hoạt động của các cấp Hội ngày càng hướng vào những nhiệm vụ trọng yếu của đất nước và Thủ đô, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích thiết thân của phụ nữ. Hội phụ nữ các cấp tích cực đổi mới phương thức

và nâng cao chất lượng hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, chỉ đạo tập trung, kiên quyết, dứt điểm các chương trình, chuyên đề, nhiệm vụ công tác, tăng cường đầu tư, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện tại cơ sở; thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và động viên khen thưởng kịp thời.

Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được, hoạt động của Hội LHPN Hà Nội vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi cần có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới như: Các cấp Hội cần chủ động, sáng tạo trong nội dung cũng như hình thức hoạt động Hội nhằm thu hút, tập hợp đông đảo lực lượng phụ nữ vào sinh hoạt Hội; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở;

cần phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các giải pháp về công tác phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)