Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội LHPN
3.3.4. Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ Hội
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự vững mạnh và phát triển của tổ chức, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Chất lượng cán bộ được cấu thành từ các yếu tố cơ bản gồm: trí lực (kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, thâm niên công tác); thể lực (thể chất, sức khỏe); tâm lực (thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu đựng áp lực công việc). Xây dựng
Từ 18 - 30 tuổi Từ 30 - 40 tuổi
Trên 40 tuổi
0 10 20 30 40 50 60
Tham gia
đúng điều lệ thỉnh thoảng tham gia 1 lần
Hầu như không tham
gia
Từ 18 - 30 tuổi 18 32 50
Từ 30 - 40 tuổi 24 34 42
Trên 40 tuổi 38 60 2
đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt cấp cơ sở, là nhiệm vụ cấp bách đối với Hội LHPN Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội.
Hội LHPN Hà Nội có hệ thống từ thành phố đến cơ sở với 860.662 hội viên, chất lượng cán bộ Hội, đặc biệt cấp cơ sở có tính chất quyết định về chất lượng, hiệu quả hoạt động của phong trào phụ nữ và sự vững mạnh của tổ chức Hội. Hội Phụ nữ cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập ở các phường, xã, thị trấn, dưới cấp cơ sở là các chi hội, dưới chi hội là tổ phụ nữ. Tổ phụ nữ được thành lập theo địa bàn dân cư, nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích với nội dung và hình thức hoạt động đa dạng, phù hợp với các đối tượng phụ nữ, tổ chức sinh hoạt ít nhất 3 tháng/1 lần.
Thực hiện chức năng “đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới”. Hội LHPN Hà Nội trong những năm qua đã đặc biệt quan tâm đến “công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở” và được xác định là một trong những khâu đột phá của nhiệm kỳ 2016-2021 với chỉ tiêu: 100% cán bộ chủ chốt cấp thành phố đạt chuẩn chức danh theo quy định;
hơn 90% cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Để có được kết quả như vậy, cán bộ Hội cơ sở được hỗ trợ nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng từ các Đề án của Chính phủ như: Đề án 664 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội LHPN cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn (giai đoạn 2008-2012); Đề án 1956 về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020...trong đó có chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho 100% cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn và Đề án số 04/ĐA-PNHN ngày 31/6/2012 của Hội LHPN Hà Nội về “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt Hội LHPN xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016”.
Qua đó đã có 752 Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội cơ sở và cán bộ nguồn chức danh được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Hội. Tỷ lệ Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh đạt 96,5% (có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị sơ cấp trở lên); 100% cán bộ chuyên trách thành, quận, huyện có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ Hội cơ sở là chi hội trưởng được bồi dưỡng nghiệp vụ từ 1 tháng trở lên còn rất thấp, chỉ đạt 55,5%. Trong khi chi hội trưởng là cơ cấu cứng Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở và trực tiếp phụ trách, điều hành nhiệm vụ công tác Hội của thôn, tổ. Mặc dù hằng năm họ vẫn được tham gia các lớp tập huấn nhưng chủ yếu là ngắn ngày nên chưa đáp ứng được lượng kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết cho hoạt động Hội. Nhìn chung, đa số chi hội trưởng còn thiếu kiến thức cơ bản về xã hội, bình đẳng giới, các chính sách pháp luật có liên quan đến phụ nữ và thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc.
Theo kết quả khảo sát, công tác bồi dưỡng cán bộ Hội là một trong những hoạt động được hội viên phụ nữ đánh giá cao (đạt 100%). Hằng năm Hội LHPN Hà Nội định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội cơ sở. Nhưng mỗi lớp chỉ tổ chức từ 1 đến 3 ngày, nội dung chủ yếu về nói chuyện chuyên đề “hôn nhân gia đình”, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng tuyên truyền, vận động, giải quyết mâu thuẫn tại địa phương... Chưa có chi hội trưởng nào được đào tạo về lý luận chính trị, đây là hạn chế lớn đối với cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận, tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật.
Với đặc thù đội ngũ cán bộ Hội đa dạng về trình độ, độ tuổi, thâm niên, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ theo các cách khác nhau và lựa chọn vấn đề ưu tiên, hướng dẫn “Cầm tay chỉ việc”. Cán bộ Hội cơ sở thông thường nếu có kinh nghiệm thì hạn chế về trình độ, năng lực do đa số đều lớn tuổi, cán bộ trẻ tuy dễ đáp ứng hơn việc đạt chuẩn chức danh song lại chưa tích lũy đủ kinh nghiệm, uy tín để có thể thực hiện hiện hiệu quả công tác vận động quần chúng.
Nhìn chung, cán bộ Hội cơ sở đã được quan tâm đào tạo nghiệp vụ công tác Hội và lý luận chính trị, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là đội ngũ chi hội trưởng, những người trực tiếp, thường xuyên làm việc cho Hội.
Kết quả điều tra cho thấy vẫn tồn tại 17% cán bộ làm công tác Hội có năng lực chưa tốt, hạn chế. Nguyên nhân được cho là “bản thân cán bộ Hội còn tự ti, an phận, hẹp hòi, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chưa sẵn sàng làm nhiệm vụ; với thiên chức làm mẹ, một số phụ nữ chưa được sự chia sẻ, cảm thông, động viên của nam giới cũng như sự ủng hộ của gia đình và người chồng khi tham gia công tác” (Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Thùy- Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ).
Hình 3.7. Đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ công tác Hội
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2019) Với thực tế này, đặt ra vấn đề bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác Hội là một yêu cầu hàng đầu đối với tổ chức Hội LHPN Hà Nội để có thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, từ đó tạo nền tảng, cơ hội cho việc tiếp cận các tri thức, kỹ năng mới và hoàn thiện đội ngũ cán bộ Hội.
30%
53%
17%
Rất tốt Tốt
Chưa tốt, hạn chế