Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Địa điểm khảo sát: Nghiên cứu chọn 6 xã, phường thuộc 3 quận, huyện đại diện các vùng, miền đặc trưng của Thủ đô (quận Hoàn Kiếm, huyện Chương Mỹ, huyện Ba Vì). Chọn quận Hoàn Kiếm vì đây là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phát triển mạnh về kinh tế và văn hóa; tập trung nhiều cơ quan hành chính của Trung ương và thành phố; chọn huyện Ba Vì vì đây là huyện miền núi, có diện tích tự nhiên lớn nhất Thành phố Hà Nội, có nhiều tộc người cùng sinh sống (Kinh, Mường, Dao); chọn huyện Chương Mỹ vì huyện Chương Mỹ có nhiều đơn vị hành chính nhất thành phố Hà Nội (30 xã và 02 thị trấn); diện tích tự nhiên lớn thứ 3 thành phố (sau Ba Vì và Sóc Sơn); dân số đông (sau Đông Anh và Sóc Sơn).

Bảng 2.1. Địa điểm khảo sát

STT Quận, huyện Xã, thị trấn

1 Quận Hoàn Kiếm Phường Chương Dương Phường Hàng Đào

2 Huyện Ba Vì Xã Minh Quang

Xã Tản Hồng 3 Huyện Chương Mỹ Xã Thụy Hương

Xã Quảng Bị 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, số liệu, các chính sách có liên quan đến hoạt động công tác Hội trên địa bàn Hà Nội. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo và đánh giá của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà

Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, báo cáo tổng kết, đánh giá các chuyên đề công tác của Hội LHPN Hà Nội... và thu thập thông tin từ các hội thảo khoa học, tạp chí, báo và internet.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin đối với cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bảng 2.2. Dung lƣợng mẫu điều tra và nội dung phỏng vấn

Đối tƣợng phỏng vấn

Số lƣợng

mẫu Nội dung phỏng vấn

Hội viên phụ

nữ 150

- Đánh giá của hội viên phụ nữ về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động Hội;

- Đánh giá hiệu quả của các phong trào, các cuộc vận động;

- Mong muốn của hội viên phụ nữ trong thời tới đối với hoạt động Hội.

Lãnh đạo, cán bộ Hội các cấp và một số đơn vị khác

30

- Thực trạng hoạt động Hội hiện nay, những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;

- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội trong thời gian sắp tới.

Đề tài tiến hành khảo sát 150 mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn nhằm thu thập thông tin về đánh giá chất lượng việc triển khai hoạt động Hội của Hội LHPN Hà Nội; quả của các phong trào, các cuộc vận động và mong muốn của hội viên phụ nữ trong thời tới đối với hoạt động Hội. Đối tượng tham gia phỏng vấn cụ thể là: hội viên và phụ nữ

Ngoài ra còn thực hiện phỏng vấn sâu với 40 cán bộ Hội các cấp và một số cơ quan khác như Liên đoàn lao động và Đoàn Thanh niên nhằm đánh giá về

chất lượng hoạt động Hội của Hội LHPN Hà Nội; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Hội trong thời gian tới.

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp xử lý

Trên cơ sở các nội dung thu thập được hệ thống hóa và phân thành từng nhóm dữ liệu để phân tích thực trạng của công tác hoạt động Hội và phong trào phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích

Các tài liệu đã thu thập được sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp logic và lịch sử trong đó coi trọng việc nghiên cứu phân tích các tài liệu, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo và đánh giá của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, báo cáo tổng kết, đánh giá các chuyên đề công tác của Hội LHPN Hà Nội,... kết hợp với điều tra xã hội học, lấy ý kiến các chuyên gia (các nhà lãnh đạo, quản lý, ý kiến của cán bộ lãnh đạo Hội đã nghỉ hưu thông qua các hội thảo, tọa đàm, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu để tham vấn ý kiến). Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng được vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Hội trong thời gian tới.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài

Để đánh giá chất lượng hoạt động Hội, đề tài tiến hành đánh giá chất lượng của các hoạt động chủ yếu sau:

2.2.4.1. Đối với hoạt độngtriển khai phong trào thi đua yêu nước

- Số lượng hội viên phụ nữ tham gia đăng ký thực hiện phong trào: “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”; “Phụ nữ Thủ đô đoàn kết, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; kết quả đăng ký thực hiện hằng năm?

- Số lượng hội viện phụ nữ đăng ký thực hiện các cuộc vận động: Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam: Tự tin - Tự trọng -

Trung hậu - Đảm đang”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”;

kết quả đăng ký thực hiện hằng năm?

2.2.4.2. Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

- Số lượng hội viên phụ nữ được tiếp cận các hoạt động tuyên truyền;

- Số lượng cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện chuẩn mực “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”;

- Số hộ gia đình đăng ký và đạt gia đình văn minh - hạnh phúc, 5 không 3 sạch;

2.2.4.3. Đối với hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

- Số lượng hộ nghèo được nhận hỗ trợ qua các năm;

- Tỷ lệ hộ thoát nghèo qua các năm;

- Số lượng phụ nữ được đào tạo nghề;

- Tỷ lệ phụ nữ tìm được việc sau đào tạo;

- Số lớp tập huấn được tổ chức cho phụ nữ.

2.2.4.4. Đối với hoạt động đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

- Số lượng tổ chức các cuộc giám sát;

- Số văn bản tham gia phản biện, góp ý.

2.2.4.5. Đối với hoạt động tập hợp thu hút hội viên, xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh

- Số lượng cán bộ Hội được đào tạo, bồi dưỡng;

- Tỷ lệ kết nạp hội viên hằng năm;

- Tỷ lệ thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội.

- Tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên vào hoạt động Hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)