Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN Hà Nội
3.4.2. Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động Hội
Nâng cao chất lượng hoạt động Hội LHPN Hà Nội nhằm phát huy vai trò nòng cốt của Hội LHPN Hà Nội trong công tác phụ nữ thành phố, thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, động viên phụ nữ phát huy tiềm năng, sức sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
3.4.2.2. Mục tiêu
Tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng hoạt động trong cả hệ thống các cấp Hội LHPN Hà Nội, đảm bảo thiết thực hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, thu hút ngày càng đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia hoạt động Hội;
vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thủ đô; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
3.4.2.3. Phương hướng
- Bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành ủy Hà Nội và định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam về kiện toàn tổ chức và nâng cao
chất lượng hoạt động của các cấp Hội phụ nữ; tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng trong cả hệ thống Hội LHPN Hà Nội.
- Nâng cao năng lực chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN Hà Nội, phát huy tính sáng tạo của từng cấp Hội. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội theo hướng lấy phụ nữ làm trung tâm, kết hợp hài hòa lợi ích chính đáng của phụ nữ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, đảm bảo sự hấp dẫn của tổ chức Hội, đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, thúc đẩy bình đẳng giới. Cải tiến công tác chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội, phát huy tính sáng tạo ở từng cấp Hội, tập trung hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cư; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ; đảm bảo hoạt động Hội thực chất; không hình thức, phô trương, bệnh thành tích. Đầu tư cho nghiên cứu tổng kết thực tiễn làm cơ sở chỉ đạo hoạt động Hội phụ nữ thành phố.
- Phát huy quyền làm chủ của hội viên phụ nữ, tăng cường thu hút phụ nữ với phương châm“Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”. Thông qua các hoạt động Hội để động viên, khích lệ phụ nữ tự tin, phát huy nội lực, chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề của bản thân, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng tổ chức Hội; xây dựng người phụ nữ Thủ đô“Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân.
- Đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ của Hội đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách Hội các cấp đảm bảo hợp lý, tinh gọn, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ, phân cấp trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động Hội. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội các cấp trọng tâm là cấp thành phố và cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong giai đoạn mới.
3.4.3. Căn cứ đề xuất, nhu cầu tham gia và mong đợi của hội viên, phụ nữ 3.4.3.1. Tiềm năng tham gia Hội của phụ nữ
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hội LHPN các cấp là xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát triển hội viên cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu, tiềm năng tham gia hoạt động Hội của phụ nữ là rất quan trọng, giúp Hội LHPN Hà nội nghiên cứu, triển khai các giải pháp tuyên truyền, vận động, tổ chức hoạt động phù hợp.
Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ cao nhất phụ nữ lựa chọn nguyện vọng tham gia Hội của họ là đóng góp cho Hội như ngày công lao động, đóng góp ý kiến, vật chất (72,9%); được mở rộng quan hệ (70,6%); được hưởng quyền lợi của hội viên (69,4%) và giải trí (45,9%).
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019) Hình 3.8. Nguyện vọng của hội viên khi tham gia tổ chức Hội phụ nữ
Xét ở khía cạnh tiềm năng phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, kết quả điều tra cho thấy vẫn tồn tại những rào cản và thách thức đối với sự thăng tiến của phụ nữ trong khu vực nhà nước (khảo sát 30 cán bộ nữ là Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội LHPN, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tại địa bàn nghiên cứu).
Đồng ý
Không đồng ý 0
10 20 30 40 50 60 70 80
Được đóng góp
cho Hội
Được mở rộng quan
hệ
Hưởng quyền lợi
của hội viên
Giải trí
Đồng ý 72.9 70.6 69.4 45.9
Không đồng ý 27.1 29.4 30.6 54.1
Trên thực tế có một số các nhân tố thể chế và quan niệm giúp duy trì ưu thế của nam giới trong các vị trí cao trong cơ quan hành chính nhà nước. Các nhân tố này không nhất thiết là kết quả của nỗ lực mang tính hệ thống, nhằm giới hạn cơ hội hoặc phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong công sở. Đúng ra, đây là kết hợp của các nhân tố lập pháp, văn hóa và lịch sử gây khó khăn hơn cho phụ nữ để đạt được vị trí cao tương tự nam giới. Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố rào cản về thể chế (quy định tuổi hưu, quy hoạch cán bộ, các quy định về giới,....) đang là một trong những nguyên nhân cản trở sự thăng tiến của phụ nữ, tại 03 huyện nghiên cứu đa số các ý kiến được hỏi đều cho thấy rào cản thể chế có tỉ lệ cao hơn yếu tố còn lại, cụ thể tại Hoàn Kiếm chiếm 80%, Ba Vì 70% và tại Chương Mỹ là 60%. “Theo quy hoạch, có các chỉ tiêu về lãnh đạo nữ. Nếu các địa phương không duy trì được chỉ tiêu, điều này hầu như không ảnh hưởng đến thành tích của địa phương. Đó chỉ là vấn đề nhỏ” (Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội LHPN huyện Chương Mỹ).
Hình 3.9. Rào cản đối với sự thăng tiến của phụ nữ
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Chương Mỹ Ba Vì Hoàn Kiếm
Rào cản thể chế 60 70 80
Các yế tố quan niệm 40 30 20
60 70 80
40 30 20
AXIS TITLE
Bên cạnh đó các yếu tố về quan niệm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiềm năng tham gia của phụ nữ. Quan niệm chung của mọi người là nhiệm vụ chính của phụ nữ là trong gia đình và chăm sóc con cái, người già, người ốm.
Đây là vai trò được truyền thông, giáo dục và dân gian ủng hộ. Tương tự, cả nam và nữ đều có quan niệm phổ biến về trách nhiệm của đàn ông là bên ngoài gia đình và nam giới là lãnh đạo “tự nhiên”. Phong tục, quan điểm và niềm tin của người Việt Nam chủ yếu bị ảnh hưởng bởi đạo Khổng. Đây là nhân tố quan trọng đối với quan điểm phổ biến về vai trò chính của phụ nữ là trong gia đình và chăm sóc con cái. Điều này cũng ủng hộ cho niềm tin nam giới là lãnh đạo “tự nhiên” và phụ nữ không là và không nên là lãnh đạo. Câu nói nổi tiếng của Khổng tử là “Nghĩa vụ của đàn bà không phải là kiểm soát hay chịu trách nhiệm” hoặc “Nghĩa vụ lớn nhất của đàn bà là sinh con trai”.
Thông điệp như vậy tác động đến giáo dục và truyền thống của Việt Nam; tác động đến phụ nữ đối với vai trò lãnh đạo, quản lý cũng như mong muốn trở thành lãnh đạo của họ, theo nhiều tầng lớp.
“Các chính sách hiện hành quan tâm tới phụ nữ, nhưng các chính sách này ở tầm vĩ mô. Việc áp dụng chính sách ở các cơ quan khác nhau, trong bối cảnh cụ thể, phụ thuộc nhiều vào cách thức người đứng đầu cơ quan phát huy năng lực của phụ nữ, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lãnh đạo nữ” (Phỏng vấn sâu ông Hoàng Minh Hiến- Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Chương Mỹ).
3.4.3.2. Những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm hiện nay
Kết quả điều tra 150 hội viên trên địa bàn 3 quận/ huyện, mỗi quận/ huyện 50 hội viên thể hiện rõ được những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm nhiều nhất hiện nay là xây dựng các chính sách nâng cao vai trò, tầm quan trọng của nữ giới, với 38/150 mẫu khảo sát, đạt 25,3% (Hoàn Kiếm 11/50, Ba Vì 14/50, Chương Mỹ 13/50) và vấn đề sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm với 33/150 mẫu khảo sát, đạt 22%. Hai nội dung được hội viên phụ nữ đánh giá là không quan tâm: thay đổi quan niệm về giới và xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, tạo thu nhập chỉ đạt 27/150 và 24/150 mẫu khảo sát. Như vậy khẳng định một điều rằng, mối quan tâm lớn nhất hiện nay của người phụ nữ là được tự
khẳng định mình, được gia đình và xã hội ghi nhận những thành quả, cống hiến của bản thân đối với sự phát triển của gia đình và xã hội; vấn đề được quan tâm thứ hai là được quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và con cái; được đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng. Mặc dù, nhiều hội viên và gia đình họ còn gặp khó khăn về kinh tế nhưng vấn đề họ quan tâm vẫn là được khẳng định mình và được chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình 3.10. Những vấn đề phụ nữ quan tâm hiện nay
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019) 3.4.3.3. Nhu cầu về các hoạt động và hình thức triển khai các hoạt động của Hội
Bảng 3.6. Nhu cầu về hoạt động Hội (N = 150)
ĐVT: %
TT Các vấn đề quan tâm Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Hướng dẫn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình 23 15,3%
2 Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước 26 17,3%
3 Hướng dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm 24 16%
4 Chia sẻ phát triển kinh tế, tập huấn kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi 37 24,7%
5 Các nhiệm vụ công tác Hội gắn với hoạt động văn hóa -
văn nghệ, thể dục - thể thao, các kỹ năng trong cuộc sống 40 26,7%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
9 7
13 9
12
7 9
14 9
11
8
11 11 10 10
Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, tạo thu nhập
Thay đổi quan niệm về giới Xây dựng các chính sách nâng cao vai trò, tầm
quan trọng của nữ giới
Xây dựng các chương trình đạo tạo kỹ năng mềm cho phụ nữ
Vấn đề sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm
Những vấn đề phụ nữ quan tâm hiện nay
(theo thứ tự quan tâm từ 1 đến 5) Hoàn Kiếm Ba Vì Chương Mỹ
Khi đề cập đến nhu cầu về hoạt động Hội, có 2 nội dung được hội viên phụ nữ quan tâm mong muốn nhất là triển khai các nhiệm vụ công tác Hội gắn với hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, các kỹ năng trong cuộc sống (đạt 26,7%) và chia sẻ phát triển kinh tế, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi (đạt 24,7%). Còn lại 3 nội dung về hướng dẫn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, hướng dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm và tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước có tỷ lệ lựa chọn thấp ngang nhau.
Bảng 3.7. Nhu cầu về hình thức sinh hoạt Hội (N = 150)
ĐVT: %
TT Các vấn đề quan tâm Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Chia sẻ trong các buổi sinh hoạt hội viên, câu lạc bộ 10 6,7
2 Tập huấn 25 16,7
3 Xây dựng mô hình và tham quanmô hình 86 57,3
4 Mời báo cáo viên đến trình bày chia sẻ 15 10
5 Tổ chức các cuộc thi 14 9,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019) Đối với hình thức triển khai các hoạt động Hội, các hội viên có sự lựa chọn cao nhất là hình thức “xây dựng mô hình và tham quan mô hình” với 57,3% (86/150), tiếp đến là “Tập huấn” với 16,7% (25/150), hai hình thức được lựa chọn tương đương nhau là “mời báo cáo viên đến trình bày chia sẻ” với 10%
(15/150), “tổ chức các cuộc thi” 9,3% (14/150) và cuối cùng là “chia sẻ trong các buổi sinh hoạt hội viên, câu lạc bộ” với 6,7% (10/150).
Như vậy, có thể nhận định rằng mong muốn của hội viên về nội dung và hình thức sinh hoạt Hội là rất đa dạng. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về nội dung hoạt động tương đối đồng đều thì nhu cầu về hình thức tổ chức có sự chọn lọc hơn. Hình thức “Xây dựng mô hình và tham quan mô hình” được hội viên chọn nhiều nhất với 86/150 hội viên.