Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN TP Hà Nội
3.1.2. Đánh giá chất lượng hoạt động của Hội
Trong giai đoạn 2008-2018, phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc ” được triển khai sâu rộn gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”.
Hình 3.1. Đánh giá chất lượng thực hiện phong trào thi đua yêu nước (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
53.3 63.3
64.7 52
33.4 30 23.3
46.7
13.3 6.7
12 1.3
0 10 20 30 40 50 60 70
PT Phụ nữ thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách HCM
CVĐ rèn luyện phẩm chất phụ nữ VN:Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang
CVĐ " Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch"
Khó trả lời Thực hiện chưa tốt Thực hiện tốt
Các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội dung phong trào đến nhiều đối tượng phụ nữ, tiếp tục tổ chức cho hội viên, phụ nữ đăng kí thực hiện bình xét nghiêm túc, công khai, dân chủ với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Đã cụ thể hoá 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, xây dựng tiêu chuẩn khung về đạo đức lối sống của cán bộ, hội viên phụ nữ theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát về chất lượng phong trào thi đua, các cuộc vận động cho thấy các cấp Hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tại địa phương trong quá trình tuyên truyền, vận động thực hiện;
thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Sau 10 năm thực hiện, các cuộc vận động đều chiếm tỷ lệ thực hiện cao trên 50%. Đặc biệt là Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” đạt 64.7%, thực hiện tốt “Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đạt 63.3%. Việc tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi chỉ tiêu đề ra của cả hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội.
Bảng 3.2. Đánh giá chất lƣợng các phong trào thi đua (N=150)
ĐVT: %
TT Nội dung Thiết
thực
Thu hút
Đáp ứng đƣợc yêu
cầu
Chƣa thiết thực 1 Phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực
học tập, laođộng sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”
83.3 15 1.7 0
2 Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không 3 sạch” 76 10 8 6
3 Cuộc vận động “Rèn luyện phụ nữ Việt NamTự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”
63.3 25 9 2.7
4 Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” 68.5 17 10.5 4 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Kết quả khảo sát về chất lượng hoạt động của phong trào thi đua, các cuộc vận động của Hội cho thấy, 83,3% hội viên phụ nữ đánh giá phong trào thi đua là thiết thực, đặc biệt không có hội viên nào đánh giá là không thiết thực; các cuộc vận động đều được đánh giá tương đối cao từ 63.3% đến 76%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tổ chức triển khai phong trào thi đua của Hội còn một số hạn chế. Công tác nghiên cứu đổi mới phong trào thi đua và hoạt động Hội chưa được quan tâm đúng mức, các phong trào đã được triển khai quá lâu, dễ dẫn đến lối mòn, không tạo ra những động lực mới. Chỉ có 53,3% hội viên phụ nữ đánh giá phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc” thực hiện tốt, 33,4% hội viên phụ nữ đánh giá thực hiện chưa tốt. Đặc biệt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” có tới 46,7% hội viên phụ nữ đánh giá thực hiện chưa tốt và chỉ có 52% đánh giá thực hiện tốt. Như vậy có thể thấy, phong trào và các cuộc vận động được đánh giá rất tốt, rất thiết thực đối với hội viên phụ nữ, nhưng quá trình triển khai tổ chức thực hiện thì vẫn còn hạn chế.
Nguyên nhân là do một số quận, huyện và cơ sở Hội còn lúng túng trong việc xác định trọng tâm và những ưu tiên từ đặc thù cơ sở. Một số cơ sở và một bộ phận cán bộ, hội viên do chưa nhận thức đầy đủ về mục đích và tác dụng của công tác thi đua nên thiếu tự giác và chưa chủ động thực hiện các nội dung và chỉ tiêu thi đua. Việc kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ, uốn nắn quá trình thực hiện còn yếu, chế độ thông tin báo cáo tiến độ, bồi dưỡng nhân điển hình chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
3.1.2.2. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống, vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc
Trong những năm qua, kết quả truyên truyền, giáo dục truyền thống, vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc đạt được những thành tích đáng ghi nhận, điển hình là kết quả thực hiện 2 Bộ quy tắc ứng xử của Thành phố thực hiện rất tốt đạt 90%. Công tác nâng cao chất lượng dân số có nhiều tiến bộ với tỷ lệ thực hiện tốt chiếm 76,7%. Các
cấp Hội đã phối hợp với các ngành tăng cường tuyên truyền về dân số KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng và giáo dục trẻ em, phòng chống dịch bệnh qua các mô hình Câu lạc bộ như: Nuôi con bằng sữa mẹ, Nuôi dạy con tốt, Làm bạn với con,...
Công tác từ thiện nhân đạo, xây sửa mái ấm tình thương được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực (73,3% tỷ lệ thực hiện tốt), tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên và nhân dân tổ chức đóng góp xây dựng Mái ấm tình thương, thăm, tặng quà nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa, phụng dưỡng bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, đỡ đầu, tặng quần áo, sách vở, học bổng và phương tiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật.... Trong công tác giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội“xây dựng mái ấm tình thương/ nhà tình nghĩa” đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn,.. lực lượng phụ nữ luôn giữ vai trò nòng cốt, đi đầu.
Nhiều phụ nữ nghèo đã vượt khó vươn lên bằng nghị lực và sức lao động của bản thân và gia đình.
Các mô hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được các cấp Hội phụ nữ triển khai, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Đặc biệt, đội ngũ nữ trí thức của Thủ đô có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và đạt được nhiều thành tích với tỉ lệ thực hiện tốt chiếm 83.3%.
Trong thành tích chung của sự nghiệp văn hóa, thể thao Thủ đô có sự tham gia, cống hiến của hàng ngàn phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, báo chí truyền thông, thể thao.... Trong các giải thưởng, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật của đất nước và quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều gương mặt phụ nữ Thủ đô. Những đóng góp của phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” được triển khai sâu rộng với sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp phụ nữ đã đạt kết quả tốt, đạt 56.7% thực hiện tốt. Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò của
người phụ nữ trong gia đình và trong cộng đồng xã hội được nâng lên. Các truyền thống tốt đẹp trong gia đình, họ tộc, cộng đồng dân cư được kế thừa và phát huy đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ.
Hình 3.2. Đánh giá chất lƣợng hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, vận động phụ nữ rèn luyện đạo đức, xây dựng gia đình văn minh,
hạnh phúc
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
60.7 73.3
76.7 83.3 46
48 57.3
90 50.7
56.7 73.3
26.7 20 18 16.7
48.7 40
42.7 10
42 42.7 26.7
13.3 6.7 5.3 0
5.3 12 0 0
7.3 0.6 0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp … Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và phát triển trẻ em Truyền thông, hướng dẫn phụ nữ chăm sóc sức khỏe,
nâng cao chất lượng dân số
Hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục -thể thao Hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng cao kỹ năng,
kiến thức
Tổ chức, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc … Tổ chức, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Cuộc vận động thực hiện 2 Bộ quy tắc ứng xử của
thành phố.
Nắm chắc tình hình dư luận xã hội, diễn biến tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ và nhân dân
Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”
Xây, sửa mái ấm tình thương/ nhà tình nghĩa
Khó trả lời Thực hiện chưa tốt Thực hiện tốt
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục của Hội còn có những hạn chế. Một số hoạt động còn mang tính kỳ cuộc, thiếu chiều sâu. Việc tập hợp và tuyên truyền tới nhóm phụ nữ đặc thù như nữ thanh niên, nữ lao động nhập cư trong các khu công nghiệp, phụ nữ khuyết tật,... chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt các hoạt động tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về mọi mặt đều được đánh giá thấp, trong đó việc tổ chức tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng còn hạn chế (đạt tỷ lệ 48%
thực hiện tốt, 40% thực hiện chưa tốt); hoạt động tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức của các cấp Hội còn hạn chế với tỷ lệ thực hiện chưa tốt cao hơn tỷ lệ thực hiện tốt (48,7% thực hiện chưa tốt, 46% thực hiện tốt).
Nguyên nhân do công tác nắm bắt nhu cầu của hội viên phụ nữ chưa kịp thời, chưa sát với thực tế. Hình thức tuyên truyền còn nặng về tuyên truyền một chiều, chưa phát huy được sự chủ động, tích cực trong phản hồi của các nhóm phụ nữ. Hoạt động tham quan mô hình kinh tế, nghiên cứu thực tế của các cấp Hội còn hạn chế, chưa được tổ chức thường xuyên...
3.1.2.3. Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo phát triển kinh tế được tập trung chỉ đạo. Hằng năm, Hội Phụ nữ cơ sở rà soát và đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp giúp đỡ 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ như: cho vay vốn, giúp cây giống, con giống, ngày công lao động, giới thiệu việc làm, tiêu thụ sản phẩm, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Trong 10 năm theo kết quả nghiên cứu đa số các nội dung phong trào đều được các cấp hội thực hiện tốt, tiêu biểu nhất là hoạt động vay vốn qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 86.0% góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ và gia đình trên địa bàn toàn Thành phố.
Tuy nhiên, phong trào giúp đỡ hộ nghèo do nữ làm chủ thoát nghèo; các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả. Cụ thể lần lượt là 43,3%, 50% và 51,3% tỷ lệ thực hiện chưa tốt, những con số đã thể hiện sự vào cuộc của các cấp Hội phụ nữ trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp Hội chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Hội.
Bảng 3.3. Đánh gía chất lƣợng các hoạt động hỗ trợ thoát nghèo phát triểnkinh tế (N=150)
ĐVT: %
TT Nội dung Thực
hiện tốt
Thực hiện chƣa tốt
Khó trả lời 1
Phong trào giúp đỡ hộ nghèo do nữ làm chủ các điều kiện phát triển kinh tế để thoát nghèo
55.3 43.3 1.4
2 Tổ chức đào tạo, dạy nghề, giới thiệu
việc làm cho lao động nữ 60.0 32.0 8.0
3 Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh và
khởi nghiệp 48.0 50.0 2.0
4
Hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng mô hình “Sạch đồng ruộng” tại các cơ sở
có hoạt động sản xuất nông nghiệp 58.7 40.0 1.3 5 Giúp mới hộ gia đình đạt gia đình văn
minh hạnh phúc 53.3 42.0 4.7
6 Hoạt động tín dụng chính sách xã hội 86.0 14.0 0.0 7 Hoạt động tập huấn, tuyên truyền nâng
cao kỹ năng, kiến thức 42.0 51.3 6.7
8 Hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo 50.0 45.3 4.7
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2019) Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ Hội, đặc biệt là cấp cơ sở còn thiếu kỹ năng, kiến thức về phát triển kinh tế, về khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt. Việc lựa chọn hình thức giúp đỡ
không phù hợp với hoàn cảnh của người được giúp; cán bộ được phân công giúp không nhiệt tình giúp đỡ. Bên cạnh đó, việc giúp nghèo theo tiêu chí đa chiều rất khó khăn, một số gia đình hội viên nghèo nhưng không có khả năng thoát nghèo do tàn tật, neo đơn, sức khỏe yếu.
3.1.2.4. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Phát huy quyền dân chủ, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây Đảng, xây dựng Chính quyền, phụ nữ Thủ đô đã phát huy tốt quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mình, lựa chọn và giới thiệu những đại biểu nữ tiêu biểu tham gia ứng cử, đề cử; tích cực đi bầu cử góp phần không nhỏ vào thành công của các kỳ Đại hội Đảng, các cuộc bầu cử HĐND các cấp. Đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thủ đô ngày càng trưởng thành.
Nhiều chị đã được bầu, bổ nhiệm vào các chức danh quản lý, lãnh đạo chủ chốt, giữ nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị các cấp. Dù ở bất cứ cương vị nào, các chị vẫn luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, ngày càng khẳng định sự trưởng thành, uy tín của mình, góp phần không nhỏ trong việc tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trên mặt trận đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước, các cấp Hội đã phát huy được chức năng nhiệm vụ của mình và được đánh giá thực hiện tốt với 76,7%.
Nội dung “Tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và Luật Bình đẳng giới” có tới 59.3% thực hiện tốt. Nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em 58%. Duy trì hoạt động nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật, hoạt động của các mô hình CLB các cấp 56,7%.
Bảng 3.4. Đánh giá chất lƣợng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (N=150)
ĐVT:%
TT Nội dung Thực
hiện tốt
Thực hiện chƣa tốt
Khó trả lời
1
Đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước
56.7 40.0 3.3
2
Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới
46.7 48.7 4.6
3
Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển.
45.3 47.3 7.4
4
Duy trì hoạt động nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật, hoạt động của các mô hình CLB các cấp.
56.7 35.3 8.0
5 Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên,
cộng tác viên tại các cấp Hội 51.3 41.3 7.3
6 Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,
vận động phụ nữ đặc thù 44.7 53.3 2.0
7
Nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em
58.0 38.7 3.3
8
Hòa giải, giải quyết đơn thư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em
40.0 50.0 10.0
9 Phòng chống bạo lực gia đình 48.7 41.3 10.0
10 Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn
nhân bị mua bán trở về địa phương. 35.3 53.3 11.4 11
Tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.
52.7 41.3 6.0
12 Tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp 59.3 34.7 6.0