Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.4. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Hà Nội

Hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách của Hội LHPN Hà Nội được cơ cấu theo mô hình như sau:

a. Hội LHPN cấp thành phố

Cấp thành phố là cấp cao nhất trong hệ thống Hội LHPN Hà Nội, nằm trong khối Đảng, đoàn thể của thành phố, là thành viên của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy Hà Nộivà tác động quản lý của chính quyền Thành phố, đồng thời cũng tác động trở lại tới quá trình lãnh đạo của Thành ủy và quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của cấp thành phố bao gồm 7 bộ phận chức năng (gọi tắt là ban chuyên môn tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố) gồm:

05 ban chuyên môn, 01 Văn phòng và 01 Trung tâm phát triển phụ nữ. Hội LHPN cấp thành phố hướng dẫn các cấp Hội phụ nữ trong thành phố triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các bộ phận chức năng. Mỗi ban chuyên môn Hội LHPN thành phố có chức năng, nhiệm vụ riêng trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ.

Sơ đồ 2.1. Mô hình hoạt động và cơ cấu Hội LHPN TP Hà Nội

Như vậy, hệ thống Hội LHPN Hà Nội gồm 3 cấp, cơ cấu thống nhất: Cấp thành phố -> Cấp huyện -> Cấp cơ sở.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, để đáp ứng yêu cầu chăm lo bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích chính đáng của đông đảo các tầng lớp phụ nữ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam, nội dung hoạt động của Hội LHPN Hà Nội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân ái, nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội, cộng đồng. Đó cũng là chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Theo đó, nội dung hoạt động của Hội LHPN thành phố Hà Nội gồm

CẤP THÀNH PHỐ

HỘI VIÊN PHỤ NỮ

LUẬT PHÁP- CHÍNH

SÁCH TỔ

CHỨC KIỂM

TRA

GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

VĂN PHÒNG

TUYÊN GIÁO

KINH TẾ

TRUNG TÂM PHÁT TRIÊN PN

CẤP HUYỆN

CẤP XÃ

Chi hội 1 Chi hội 2 Chi hội 3 Chi hội n

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 1

Tổ 2

những vấn đề chủ yếu sau đây: Giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chăm lo đời sống, tham gia giải quyết việc làm, an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của phụ nữ. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội phụ nữ vững mạnh hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ hội vững mạnh về mọi mặt. Tham gia quản lý Nhà nước và xây dựng Đảng. Xây dựng và hoàn thiện phương thức hoạt động của Hội đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

b. Hội LHPN cấp huyện

Hiện nay, Hội LHPN Hà Nội đang quản lý Hội LHPN 30 quận, huyện, thị xã gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) và 3 đơn vị trực thuộc gồm Hội Phụ nữ Đoàn Luật sư Hà Nội; Hội Phụ nữ Công an thành phố; Hội Phụ nữ Quân sự thành phố. Hội LHPN cấp huyện nằm trong khối Đảng, đoàn thể cấp huyện, là thành viên của Ủy ban Mặt trận tổ quốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy. Là một cấp trung gian nên Hội LHPN cấp huyện chỉ có một cơ quan chuyên trách duy nhất là cơ quan Hội LHPN huyện, không có phòng ban chuyên môn mà chỉ có cán bộ, công chức phụ trách từng mảng nhiệm vụ thực hiện theo sự chỉ đạo của các bộ phận chức năng cấp thành phố. Đồng chí Chủ tịch Hội LHPN huyện là Thủ trưởng cơ quan chuyên trách Hội LHPN cấp huyện phụ trách chung về tất cả các hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ huyện, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội về hoạt động Hội thuộc địa bàn phụ trách.

c. Hội LHPN cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn)

Cấp cơ sở là cấp cuối cùng trong cơ cấu tổ chức bộ máy Hội LHPN thành phố, thuộc khối Đảng, đoàn thể cấp cơ sở, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy cơ sở. Bộ máy của Hội LHPN cấp cơ sở được cơ cấu thống nhất theo sự chỉ đạo chung của Trung ương Hội LHPN Việt Nam như sau:

Ban chấp hành Hội LHPN cơ sở -> chi hội phụ nữ -> tổ phụ nữ

Ở cấp cơ sở thì chi hội phụ nữ không phải là một cấp riêng biệt mà là một thành tố nằm trong Hội LHPN cấp cơ sở dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Hội LHPN cấp cơ sở và tổ phụ nữ nằm trong chi hội, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chi hội phụ nữ.

Do vậy, ở cấp cơ sở đồng chí Chủ tịch Hội LHPN trực tiếp chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp trên cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cơ sở và các chi hội phụ nữ.

Mười năm qua, Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN tỉnh Hà Tây hợp nhất về một tổ chức. Địa bàn hoạt động Hội được mở rộng, số lượng hội viên đông, đa dạng về cơ cấu, thành phần, là những thuận lợi cơ bản giúp Hội LHPN Hà Nội mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp các tầng lớp phụ nữ, mở rộng khả năng huy động các nguồn lực xã hội. Đội ngũ cán bộ Hội nhất là cán bộ cơ sở tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội. Tuy nhiên, những năm đầu sau hợp nhất, hoạt động Hội LHPN Hà Nội đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Tình hình cán bộ Hội có nhiều biến động. Năng lực, trình độ cán bộ các cấp Hội không đồng đều. Chất lượng hoạt động Hội có sự chênh lệch giữa các địa bàn. Bộ máy tổ chức tại chi hội còn nhiều bất cập, không có sự đồng bộ với tổng thể hệ thống chính trị cơ sở. Công tác quản lý hội viên còn thiếu chặt chẽ. Kinh phí cho hoạt động Hội và chế độ hỗ trợ đối với cán bộ cơ sở còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp, Hội LHPN Hà Nội đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ thành phố đến cơ sở, nhất là các chi hội, tổ phụ nữ, đảm bảo sự đồng bộ chung của cả hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội. Hoạt động Hội LHPN Hà Nội sau hợp nhất đã đi vào nền nếp, đến nay có nhiều bước phát triển về tổ chức, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Sau khi sát nhập, từ 31 Hội phụ nữ cấp quận, huyện và tương đương; 696 cơ sở Hội, 5.616 chi hội và 16.844 tổ

phụ nữ (năm 2008), đến nay, Hội đã có 33 Hội phụ nữ cấp quận, huyện và tương đương, 752 tổ chức Hội cơ sở các loại hình (tăng 56 Hội cơ sở), 5.763 chi hội (tăng 02 chi hội), 15.535 tổ phụ nữ (giảm 47 tổ phụ nữ). Hội viên toàn thành phố quản lý là 860.662 người (tăng 22% so với năm 2008). Tỷ lệ thu hút hội viên trong các hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt 64,2%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)