Phương pháp lập dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân (Trang 23 - 26)

1.3 Công tác lập dự án đầu tư xây dựng

1.3.3 Phương pháp lập dự án đầu tư xây dựng

Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, cán bộ dự án có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này thường được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu của dự án, và đặc biệt quan trọng với nội dung nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án (điều kiện vĩ mô, thị trường của dự án). Một số phương pháp thu thập thông tin thường được vận dụng trong soạn thảo dự án đầu tư xây dựng là:

+ Thu thập thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có: Các nguồn tài liệu sẵn có chứa đựng thông tin phục vụ cho công tác lập dự án bao gồm: đài, báo, internet, các báo cáo thường kỳ, các số liệu thống kê của các bộ, ban, ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp, các dự án tương tự… Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tốn ít chi phí, dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản nhất của phương pháp này là mức độ chính xác, tính cập nhật thường không cao.

+ Nghiên cứu hiện trường: Người soạn thảo dự án phải tự thu thập thông tin. Để thu thập thông tin, người soạn thảo dự án có thể quan sát, phỏng vấn trực tiếp (người thu thập thông tin trực tiếp hỏi người cung cấp thông tin) hoặc gián tiếp (người thu thập thông tin gửi phiếu điều tra, hoặc bảng câu hỏi cho người

Đỗ Tiến Đạt 16 Luận văn tốt nghiệp cung cấp thông tin để họ tự điền rồi gửi trả lại). Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu hiện trường là tính tin cậy và chính xác của thông tin đạt được ở mức độ cao, cập nhật. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao hơn so với phương pháp thu thập thông tin từ nguồn sẵn có.

- Phương pháp so sánh lựa chọn: Phương pháp so sánh lựa chọn rất cần thiết đối với công tác lập dự án đầu tư nói chung và với công tác lập dự án đầu tư xây dựng nói riêng. Thực hiện phương pháp này, cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng đầy đủ các phương án có thể có Bước 2: Xác định thời kỳ phân tích so sánh

+ Ước lượng các khoản thu, chi phát sinh trong thời kỳ phân tích và chuyển về cùng một mặt bằng thời gian

Bước 3: Lựa chọn chỉ tiêu đo lường hiệu quả và tính chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho từng phương án

Bước 4: So sánh các phương án theo chỉ tiêu hiệu quả đã chọn và lựa chọn phương án hiệu quả nhất

Sử dụng phương pháp này có thể lựa chọn được các phương án tối ưu về công nghệ, trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật thi công công trình, tổ chức lao động, tổ chức thi công…

- Phương pháp dự báo: Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích khía cạnh thị trường của dự án (dự báo cung, cầu, dự báo lượng tiêu thụ…).

Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, thông thường thường áp dụng các phương pháp sau đây:

+ Dự báo bằng ngoại suy thống kê: Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của đối tượng dự báo để tìm ra quy luật phát triển của nó trong quá khứ, hiện tại và chuyển tính quy luật đó sang tương lai. Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập các số liệu về đối tượng cần dự báo ở các năm quá khứ và hiện tại, từ đó xây dựng dãy số thời gian

Đỗ Tiến Đạt 17 Luận văn tốt nghiệp Bước 2: Xác định xu hướng và quy luật phát triển của đối tượng dự báo Bước 3: Xây dựng hàm xu thế

Bước 4: Sử dụng hàm xu thế để ngoại suy, dự báo cho tương lai Bước 5: Xác định độ tin cậy của dự báo

Phương pháp này thường được áp dụng và cho kết quả tương đối chính xác khi đối tượng nghiên cứu có tính ổn định cao và dự báo trong khoảng thời gian ngắn.

+ Dự báo bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất. Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

Bước 1: Lựa chọn chuyên gia: Cần chọn được những chuyên gia giỏi, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về đối tượng dự báo, có khả năng phân tích và tiên đoán tương lai. Các chuyên gia này phải am hiểu cả về lý thuyết và thực tiễn, có các ý kiến đánh giá tương đối ổn định theo thời gian và phải điều chỉnh các đánh giá của mình khi có thêm thông tin bổ sung

Bước 2: Trưng cầu ý kiến chuyên gia: Nội dung chính là: đề ra nhiệm vụ và nêu câu hỏi cho chuyên gia; đảm bảo các thông tin cho các chuyên gia; các chuyên gia nêu đánh giá, ý kiến đề nghị; thu thập kết quả hoạt động của các chuyên gia.

Trưng cầu ý kiến có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như: trưng cầu ý kiến cá nhân hoặc tập thể, trưng cầu có mặt hoặc vắng mặt, phỏng vấn, hội thảo…

Bước 3: Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo: Đây là giai đoạn kết thúc và rất quan trọng trong quá trình áp dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Giai đoạn này phân tích về mặt lượng các kết quả trưng cầu ý kiến, so sánh kết quả đó với những quan điểm hiện có về vấn đề nghiên cứu và những kết quả đánh giá dự báo khác.

Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định; trong điều kiện thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo; trong điều kiện

Đỗ Tiến Đạt 18 Luận văn tốt nghiệp có độ bất định lớn về chức năng của đối tượng dự báo; khi dự báo trung và dài hạn hoặc trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách.

+ Dự báo bằng mô hình hồi quy tương quan: Đây là phương pháp rất thông dụng. Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa đối tượng dự báo và các nhân tố ảnh hưởng tới đối tượng dự báo. Mô hình hồi quy tương quan có hai dạng: Mô hình hồi quy tương quan đơn (có một biến độc lập) và mô hình hồi quy tương quan bội (có nhiều biến độc lập). Để tiến hành dự báo theo phương pháp này cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo (xác định biến số)

Bước 2: Lựa chọn mô hình hồi quy tương quan

Bước 3: Kiểm tra mô hình: tính toán hệ số tương quan, đánh giá sai số dự báo, ước lượng khoảng giá trị mà dự báo có thể rơi vào

Bước 4: Tiến hành dự báo (nếu mô hình được chấp nhận)

- Phương pháp toán xác suất: Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hóa được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác.

Trong quá trình lập và phân tích các dự án đầu tư, chúng ta phải dự đoán mọi đầu ra, đầu vào của dự án kể từ khi dự án được bắt đầu đi vào thực hiện cho đến cuối đời thực hiện của dự án. Do đó, việc vận dụng phương pháp toán xác suất để lượng hóa là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)