2.2. Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân
2.2.4 Nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án tại Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân
Giới thiệu dự án mẫu
Tên dự án: Cải tạo, sửa chữa một số hạng mục công trình thuộc bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trắc/Học viện Quân y.
Mã số: HĐ thi công xây lắp công trình số 03/2021/HĐ-TCXD ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Địa điểm xây lắp: Số 263, Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Chủ đầu tư: Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Nhà thầu: Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân.
Hình thức đầu tư: Nâng cấp, cải tạo công trình.
Giá trị gói thầu mà công ty đã tham gia thi công là: 9,059,097,000 đồng.
Dự án được triển khai vào tháng 3 năm 2021 và bàn giao vào tháng 11 năm 2022
Loại, cấp công trình: Công trình cấp 1, cấp 2.
2.2.4.1 Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án a) Căn cứ pháp lý của dự án
Các căn cứ chủ yếu hình thành dự án được nhóm soạn thảo nghiên cứu để làm rõ sự cần thiết phải tiến hành dự án. Trong phần này, thông thường ở các dự án đầu tư xây dựng, nhóm soạn thảo của công ty tiến hành nghiên cứu các căn cứ pháp lý của dự án; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại nơi diễn ra các dự án; và nghiên cứu thị trường của dự án.
Các căn cứ pháp lý được nhóm soạn thảo đưa ra trong các dự án đầu tư xây dựng mà công ty tiến hành soạn thảo thường bao gồm:
- Các bộ luật: Luật đất đai, luật xây dựng, luật đầu tư, luật kinh doanh bất động sản…
- Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật nói trên như: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ về quy định chi
Đỗ Tiến Đạt 42 Luận văn tốt nghiệp tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006... Các nghị định, thông tư hướng dẫn nói trên được sử dụng tùy thuộc vào thời điểm lập dự án. Các dự án có thời điểm lập khác nhau thì có thể sử dụng những nghị định và thông tư khác nhau.
Với dự án Cải tạo, sửa chữa một số hạng mục công trình thuộc bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trắc/Học viện Quân y, các căn cứ pháp lý của dự án gồm:
- Luật xây lắp số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây lắp công trình;
- Nghị định 46/2015/NĐ - CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây lắp;
- Nghị định số 32/2015/NĐ – CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây lắp công trình.
- Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 về việc hướng dẫn quyết toán dự toán hoàn thành vốn nhà nước;
- Thông tư 11/202U/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây lắp;
Đỗ Tiến Đạt 43 Luận văn tốt nghiệp - Thông tư 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 và TT112/2020/TT-BTC quy định về phí thẩm định dự án đầu tư xây lắp, phí thẩm định thiết kế cơ sở.
b) Mục tiêu của dự án
Nhìn chung, trong dự án này, các cán bộ đã nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết, một số yêu cầu cơ bản cần thiết của dự án, phạm vi nghiên cứu tương đối chính xác, đi sâu vào các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết tử phía chủ đầu tư, đồng thời tính toán được thể mạnh của Công ty để đưa ra đề nghị dự thầu hấp dẫn nhất tới chủ đầu tư:
- Cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp tại Bệnh viện Bỏng Lê Hữu Trác với tiêu chuẩn cao về chất lượng. Hỗ trợ khắc phục các vấn đề tồn đọng trong dịch vụ của Bệnh viện do sự xuống cấp của nhiều công trình.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng, cung cấp cho người thăm bệnh tiếp nhận và sử dụng cơ sở vật chất cao cấp, tiện lợi hơn. Bên cạnh đó công trình cũng giúp phần làm đẹp cảnh quan bệnh viện với phong cảnh hiện đại và sang trọng.
-Hiệu quả kinh tế của dự án giúp phần hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng cũng như lợi nhuận mà Công ty đã đề ra.
- Đóng góp cho ngân sách thành phố từ nguồn thuế thu nhập DN và thuế VAT.
Quá trình thực hiện
Để thực hiện tốt dự án, trước hết Chủ đầu tư cần lựa chọn một hình thức quản lý thực hiện dự án phù hợp, đồng thời với việc lựa chọn tập trung tạo vốn cho Dự án, cần thiết phải chủ động tiến hành ngay các công việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, lập tiến độ xây lắp công trình và quản lý việc thực hiện đầu tư xây lắp công trình. Mặt khác, sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng cần phải có kế hoạch cho công tác quản lý vận hành sau dự án.
Hình thức quản lý dự án:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư xây lắp: Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân ứng vốn 100% nên làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý.
Đỗ Tiến Đạt 44 Luận văn tốt nghiệp - Giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng: Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác trả trước 50% vốn đầu tư và một phần lãi đầu tư cho Công ty TNHH thương mại Duyệt Ngân để được chuyển giao cho Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Tiến độ thực hiện dự án:
Bảng 2. 3 Tiến độ thực hiện dự án Cải tạo, sửa chữa một số hạng mục công trình thuộc bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trắc/Học viện Quân y
STT Nội dung công việc Bắt đầu Kết thúc
1 Chuẩn bị đầu tư 1/2021 2/2021
2 Thi công xây lắp công trình,
đưa công trình vào sử dụng 3/2021 4/2022 3 Ban giao cho chủ đầu tư và
quyết toán công trình 5/2022 5/2023
(Nguồn: Ban Quản lý dự án) Việc xác định chính xác thời gian thực hiện dự án đảm bảo cho dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, có lợi không chỉ cho cả chủ đầu tư mà cả các đối tượng người tiêu dùng mà dự án hướng tới.
2.2.4.2 Phân tích dự án 2.3.3.1 Phân tích kỹ thuật
a) Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư
Sau bước nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, các cán bộ lập dự án sẽ xác định quy mô của dự án và lựa chọn hình thức đầu tư
- Quy mô: “Dự án cải tạo nâng cấp một số công trình tại bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác gồm 4 tòa nhà 3 tầng (N2, N3, N5, N7) Cổng chính, cổng phụ và hàng rào bao quanh. Tổng diện tích khuôn viên xây lắp 13,124m2" - Hình thức đầu tư: "Nâng cấp, cải tạo”
Dựa trên quy hoạch của đơn vị chính quyền địa phương và quản lý nơi có dự án mà xác định được quy mô thực hiện dự án hợp lý nhất, căn cứ vào quy
Đỗ Tiến Đạt 45 Luận văn tốt nghiệp hoạch của Bệnh viện Bỏng quốc Gia Lê Hữu Trác cho thấy các cán bộ lập dự án đã bám sát các quy hoạch ấy và đã đưa ra được con số diện tích thỏa đáng nhất.
b) Địa điểm xây dựng công trình
Địa điểm xây lắp công trình: Tại Số 263, Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Các cán bộ lập dự án đã đi thực tế đo đạc và khảo sát địa hình để xác định địa điểm dự án chính xác.
c) Giải pháp thực hiện
(i) Giải pháp thiết kế quy hoạch
- Các khối công trình tòa nhà N2, N3, N5, N7 được giữ nguyên vị trí đã quy hoạch ban đầu, phần cải tạo chỉ được thực hiện nội trong khu vực của từng công trình. Vị trí của các tòa vẫn được giữ nguyên với toàn N2, N3 nằm ở phía Nam của khuôn viên, tòa N5 nằm tại phía đông bắc và N7 nằm tiếp giáp phía sau của N5.
- Công trình Công chính và Công phụ được xây lắp mới tại phía trước. của Bệnh viện, kế bên là 02 bốt gác cổng. Phần tưởng vào phía trước cũng được xây mới bao quanh khuôn viên của Viện.
- Các công trình điện, nước và thông tin liên lạc được đặt ngầm hoặc chạy dọc trên cao theo các công trình đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và an toàn.
(ii) Giải pháp về kiến trúc
* Các khối nhà N2, N3, N5, N7: Mỗi tòa gồm 3 tầng phục vụ cho quy mô 32 phòng bệnh và các phòng trực và khám. Tổng diện tích xây lắp khoảng 1872.6m, tổng diện tích sàn mỗi tòa khoảng 5616.4m. Các phòng có kích thước 8.9x7.2m hành lang rộng 2.4m. Mỗi tòa có 1 khu cầu thang và 3 khu vệ sinh chung phục vụ sinh hoạt.
* Cổng chính, nhà trực:
Cổng chính: cao 6,95m, dài 23m; 02 trụ chính kích thước: 1,8x2,2m Nhà trực: rộng 16m2
Cổng lách: rộng 2,5m, cao 1,8m
Đỗ Tiến Đạt 46 Luận văn tốt nghiệp Cổng phụ: cao 3m, dài 5m
Phần tường rào: cao 2,7m, dài 60,9m (iii) Giải pháp xây lắp
* Tòa nhà N2:
- Tôn nền tầng 1 lên cao 0.25m bằng cát tôn nền dày 0.18m và lớp BT đá 1x2 M150 dày 0.07m.
- Tường, trần tầng 1, tầng 2, 3 trát lại những chỗ đã bị bông bộp tính bằng 10% khối lượng vữa XM M75.
- Lát nền tầng 1 và lát lại nền hành lang tầng 2,3 bằng gạch Ceramic 500x500.
Nền khu WC gạch chống trơn 300300.
- Ốp lại tường các phòng 1, 2, 3, 4, 5, 6 tầng 1 bằng gạch Ceramic 300x450, Khu vệ sinh ốp lại hộp kỹ thuật và các vị trí phải đục đường ống.
- Cạo lớp sơn cũ và sơn lại toàn bộ tướng, trần trong, ngoài nhà.
- Đóng lại trần thạch cao khung xương nổi trong các khu vệ sinh tầng 1,2,3.
- Thay toàn bộ cửa đi tầng 1 và một số cửa trên tầng 2, 3 bằng cửa đi khung nhôm hệ Việt Pháp kính 6.38ly; Vách kính được thay bằng vách kính khung nhôm hệ Việt Pháp kính 6.38ly; Cửa sắt được làm lại bằng cửa sắt thép hộp 25x50, nan thép đặc 12x12 ly sơn màu vàng.
* Tòa nhà N3, N5, N7:
- Tôn nền tầng 1 lên cao 0.32m bằng cát tôn nền dày 0.25m và lớp BT đá 1x2 M150 dày 0.07m.
- Tường, trần tầng 1, tầng 2, 3 trát lại những chỗ đã bị bồng bộp tính bằng 10% khối lượng vữa XM M75.
- Lát nền tảng 1 bằng gạch Ceramic 500×500. Nền khu vệ sinh gạch chống trơn 300x300.
- Ốp lại tường khu vệ sinh các vị trí phải đục đường ống và hộp kỹ thuật bằng gạch Ceramic 300x450.
- Cạo lớp sơn cũ và sơn lại toàn bộ tướng, trần trong, ngoài nhà.
Đỗ Tiến Đạt 47 Luận văn tốt nghiệp - Đóng lại trần thạch cao khung xương nổi trong các khu vệ sinh tầng 1,2,3.
- Thay toàn bộ cửa đi tầng 1 và một số cửa trên tầng 2, 3 bằng cửa đi khung nhôm hệ Việt Pháp kính 6.38ly; Vách kính được thay bằng vách kính khung nhôm hệ Việt Pháp kính 6.38ly.
- Đông trần bằng tôn PU chống nắng ba lớp tầng 3.
* Cổng chính, nhà trực:
Được xây mới. Móng, cột, dầm sàn đổ BTCT đá 1x2,25m. Tường xây gạch không nung vữa. Trát trong, trát ngoài bằng vữa XM. Nền nhà trực lát gạch Ceramic 500x500, khu vệ sinh gạch chống trơn 300x300; Tưởng khu vệ sinh ốp gạch 300x450; Trần, tường bả matit, sơn 3 nước; cửa đi, cửa sổ khung nhôm hệ Việt Pháp kính 6.38ly,
- Mặt tường ngoài cổng chính và nhà trực ốp đá Granite tự nhiên
- Cổng xếp điện inox ray nổi, mô tơ điện. Công phụ làm bằng sắt hộp sơn tĩnh điện màu xanh
- Bộ biển tên Bệnh viện, chữ hộp mê ca màu vàng đèn led.
- Mái cổng kính cường lực dày 12mm.
4 Hàng rào: Được xây mới. Móng, trụ, tường rào xây gạch không nung vữa XM 75#. giằng BTCT đá 1x2,2m. Trát tường bằng vữa XM M75, sơn tường 3 nước không bả 1 nước lót 2 nước màu. Hàng rào song sắt, khung bằng thép hộp 60×60, nạn bằng thép hộp 20x20, sơn màu vàng.
* Cổng phụ: Được xây mới. Móng, cột, dầm đổ BTCT đá 1x2,25m. Tường xây gạch không nung vữa XM 75#. Trát bằng vữa XM M75, ốp đá Granit tự nhiên chân cột, Cánh cổng bằng sắt hộp sơn màu đen.
(iv) Giải pháp kỹ thuật
* Hệ thống thoát nước
Nước sử dụng cho công trình gồm nước phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt của khối nhà bệnh, nhà cũng tin, khuôn viên, tưởng rào bao quanh khu sân chung.... cho câu hoi (CH).
• Giải pháp kỹ thuật cấp thoát nước
Đỗ Tiến Đạt 48 Luận văn tốt nghiệp 1. Cấp nước
Nước cấp vào công trình là nguồn nước sạch được dự trữ ở bể chứa sau đó được bơm qua ống vận chuyển lên các kết chứa trên mái và dẫn xuống các khu wc qua các trục ống đứng và ống nhánh tới các thiết bị dùng nước. Tại đầu mỗi ống nhánh cấp cho các khu vực phải lắp van khóa để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý.
Với mục đích đáp ứng đủ lưu lượng và đảm bảo áp lực đối với mọi thiết bị dụng cụ dùng nước trong toàn hệ thống (bổ sung thêm áp lực hoặc giảm áp) tiết kiệm được năng lượng điện dùng cho máy bơm, giảm dung tích bể chứa nước trên mái cũng như để thuận lợi trong việc lắp đặt, quản lý, vận hành hệ thống và đảm bảo sự hoạt động an toàn độc lập của các thiết bị liên kết nhất định về cấp thoát nước, thông gió tỏa nhiệt v.v..thì cần phải có sự phân vùng cấp nước thật hợp lý cho các tầng của công trình.
2. Giải pháp thoát nước và thông hơi Thoát nước mưa trên mái
Thoát nước thải sinh hoạt
* Hệ thống cấp điện
• Tính toán phụ tải yêu cầu
Điện áp sử dụng cho công trình là điện áp 0,4KV để cấp điện cho các thiết bị bố trí trong công trình và chiếu sáng sinh hoạt. Nguồn điện cấp cho công trình lấy từ mạng điện 22KV đã quy hoạch gần công trình. Công trình cần xây lắp trạm biến áp để bảo đảm nhu cầu cấp điện và an toàn cấp điện.
• Phương án cấp điện 1. Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện cấp tới công trình lấy từ trạm biến áp cần nhất đã quy hoạch của khu vực.
2. Lưới điện phân phối
- Hệ thống điện từ trạm biến áp tới tủ điện phân phối chính đặt tại nhà trạm biến áp. Từ tủ điện tổng phân phối này sẽ cấp tới các hạng mục của công trình.
Đỗ Tiến Đạt 49 Luận văn tốt nghiệp - Từ hệ thống cáp dùng đầu đấu nối có kèm MCCB cấp điện tới các tu điện tầng. Tiết diện thanh dẫn và cáp được chọn theo điều kiện phát nóng và dòng điện cho phép.
- Hệ thống cáp điện, dây điện tử tủ điện phân phối tầng tới các tủ điện phòng, tủ điện khu vực dùng cáp hoặc dây đi trên thang cáp cố định trên trần hoặc luồn trong ống nhựa SP chôn ngầm tưởng.
- Mạng điện trong các công trình sử dụng hình tia, hệ thống bảo vệ được phân cấp có chọn lọc một pha và ba pha. Các áp tô mát bảo vệ được lập đặt trong các tủ điện tầng, tủ điện phòng, tủ điện khu vực. Các tủ điện phân phối tổng, tủ điện thẳng có bố trí các thiết bị đo đếm.
- Đối với khu căn hộ tại các tụ điện tầng ngoài các thiết bị bảo còn bố trí thiết bị đo điểm điện năng để thuận tiện cho việc quản lý và thanh toán.
3. Hệ thống chiếu sáng Chiếu sáng trong nhà
Hệ thống chiếu sáng được thiết kế dựa trên nguyên tắc dưới đây:
- Hệ thống chiếu sáng bao gồm các đèn chiếu sáng chung, các ổ cắm phục vụ cho các phụ tải cần sử dụng điện. Hệ thống chiếu sáng bao gồm:
chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng ngoài nhà.
- Hệ thống chiếu sáng thiết kế đảm bảo độ rọi tối thiểu
• Phòng bệnh: 200 Lux
• Phòng khám: 200 Lux
• Phòng nghỉ bác sĩ: 200 Lux
• Văn phòng, phòng ban: 100 Lux
• Kho dụng cụ: 150 Lux
• Sảnh, hành lang, khu vệ sinh: 30 Lux
- Tại các phòng làm việc, các phòng chức năng v.v... đều bố trí các ổ cắm phục vụ cho các phụ tải điện không cố định. ổ cắm dùng loại ngầm tường 3 cục (có một cực nối đất) và được lắp đặt cách sản 0.4m.
Chiếu sáng ngoài nhà