Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về công tác ASXH
1.1.4. Nội dung công tác an sinh xã hội
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, công tác ASXH được phân chia thành 05 bộ phận chính, gồm: Bảo hiểm xã hội, BH thất nghiệp, BHYT, Cứu trợ xã hội, Ưu đãi xã hội, Xóa đói giảm nghèo
1.1.4.1.Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm..., làm giảm hoặc mất thu nhập.
+ Bản chất của bảo hiểm xã hội (BHXH):
- BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội.
- BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, thông qua việc hình thành quỹ tiền tệ chung.
- Khi được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.
Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của họ và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH. Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản đề đảm bảo ASXH của các quốc gia.
+ Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, nguyên tắc đóng-hưởng có nghĩa là người lao động với tư cách là người tham gia đóng thì được hưởng BHXH.
Thứ hai, nguyên tắc mọi người đều có quyền tham gia BHXH và có quyền hưởng BHXH khi có các nhu cầu bảo hiểm.
Thứ ba, nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo hiểm (bảo hộ) đối với quỹ BHXH của người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm tự bảo hiểm cho mình.
Thứ tư, nguyên tắc số đông bù số ít. Có nghĩa là mọi người tham gia BHXH đóng góp cho bên nhận BHXH (cơ quan BHXH) tồn tích dần thành quỹ BHXH độc lập và tập trung dùng để chi trả trợ cấp cho những người lao động khi và chỉ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động theo chế độ xác định.
Thứ năm, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, các khả năng vả phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH.
Thứ sáu, BHXH phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
+Nội dung của bảo hiểm xã hội:
- Đối tượng tham gia BHXH: Đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là người lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và những người phục vụ trong lực lượng vũ trang.
- Hình thức bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội thường có hai loại: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với hai đối tượng sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo
học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Nguồn trợ cấp bảo hiểm xã hội
Nguồn trợ cấp BHXH là do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp, chủ yếu là ba bên: người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm theo một tỷ lệ quy định mà hình thành nên quỹ BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, do cơ quan chức năng quản lý thống nhất theo chế độ tài chính, hạch toán độc lập và được Nhà nước ủng hộ.
+ Chế độ hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội gồm hai loại: chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn và chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội dài hạn gồm: hưu trí, mất sức, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất.
+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội ngắn hạn gồm: trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh.
Thời gian hưởng trợ cấp thường ổn định và lâu dài, ví dụ: thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là một năm. Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân thì thời gian này tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân...
+Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội
Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội nhiều hay ít và mức độ rủi ro, thương tật của người lao động, ví dụ: theo Điều 28, Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75%
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Nói tóm lại, BHXH được coi là cột trụ chính của hệ thống ASXH Việt Nam, cung cấp sự trợ giúp về mặt vật chất cho những người lao động - lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong xã hội -trong những trường hợp gặp rủi ro làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và chết.
1.1.4.2. Bảo hiểm thất nghiệp
+ Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp
Đây là một chính sách nằm trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội
quốc gia. BHTN là một bộ phận của BHXH và nó được coi là một chính sách có vai trò lớn trong việc khắc phục tình trạng thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp ra đời góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó, BHTN còn góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp, đây là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường với mục đích chính là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm mới thích hợp và ổn định.
+ Nội dung của BHTN
Mức đóng BHTN: Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH Quy định về BHXH, BHYT, BHTN,trách nhiệm đóng BHTN,trong đó:
-Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN
- Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.
- Người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.
Điều kiện hưởng
Người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp:
Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp: Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
-Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Qua đời.
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp -Mức hưởng:
+ Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
+ Nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
+ Hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do công ty quyết định
- Thời gian hưởng: Được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Thời điểm hưởng: Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.
1.1.4.3. Bảo hiểm y tế
Là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống an sinh xã hội. Nó mang tính bền vững và có vai trò chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người tham gia theo quy định của pháp luật, không vì mục đích lợi nhuận.
Ở nước ta hiện nay công tác chăm sóc y tế đã được cụ thể hóa và thực hiện trên cơ sở Luật Bảo hiểm y tế số 46/2013/QH13, sửa đổi bổ sung Luật số 25/2008/QH12. Nó là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của toàn xã hội để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định. BHYT là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không
phụ thuộc vào thời gian đóng, mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng cung ứng các dịch vụ y tế.
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khúa 12) xỏc địnhôNõng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tếằ.
Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người dân, Chính phủ đã ban hành các chính sách quan trọng làm hành lang pháp lý cho việc chăm sóc sức khoẻ, thể hiện trong các chính sách tài chính y tế liên quan tới 3 nguồn chủ yếu cho các hoạt động y tế đó là ngân sách nhà nước, viện phí và BHYT; đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các cơ sở y tế; đào tạo nguồn nhân lực y tế với mục tiêu chung là chăm sóc sức khoẻ công bằng, hiệu quả và phát triển. Theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 Thủ tướng Chỉnh phủ về Phê duyệt
“Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó xác định “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội” và mục tiêu là: Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
Bảo hiểm y tế
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thểvà cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật.
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật, BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.
+ Bản chất của bảo hiểm y tế:
-Bảo hiểm y tế là sự chia sẻ rủi ro giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp.
- Bảo hiểm y tế là phản ánh các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy