Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 114 - 120)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp

Để khắc phục những yếu kém về đảm bảo ASXH thời gian qua, huyện Trảng Bom cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, GQVL, giảm nghèo bền vững và TGXH ngày càng cao và hiệu quả hơn. Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị để thực hiện các giải pháp ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom như sau:

Thứ nhất, huyện Trảng Bom cần nghiên cứu mang tính chiến lược bền vững cho việc đảm bảo ASXH, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các điều kiện thực hiện đảm bảo ASXH cho người dân để tránh lãng phí, tham nhũng: Đánh giá phải trên cơ tổng hợp chung các điều kiện, lĩnh vực để thấy được tổng quan chung; đánh giá và phân tích cụ thể từng điều kiện; Kịp thời bổ sung, hoàn thiện những chính sách cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn huyện.

Thứ hai, huyện Trảng Bom cần có chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử

dụng hợp lý nguồn nhân lực của ngành lao động - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiến hành hợp tác đầu tư đào tạo về nguồn nhân lực chất lượng cao với các nước có nền ASXH tốt.

Thứ ba, thông qua nhiều biện pháp khác nhau, huyện Trảng Bom cần có nhiều biện pháp cụ thể nhằm huy động vốn cho việc đảm bảo ASXH, nên xem xét trong mối tương quan chung về tài chính để tạo điều kiện có thể, hợp lý cho lĩnh vực ASXH. Yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về các quy định thuộc về lĩnh vực xãhội.

Thứ tư, huyện Trảng Bom cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; chăm lo tốt hơn đến hoạt động NCC và gia đình chính sách; tăng cường công tác BTXH cho người dân, nhất là những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trên địa bànhuyện

Thứ năm, huyện Trảng Bom cần xây dựng chính sách đặc biệt nhằm huy động mọi nguồn lực trừ Trung ương, tỉnh và địa phương trong việc đảm bảo ASXH cho các vùng nông thôn, những xã còn khó khăn

KẾT LUẬN

Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng để trợ giúp các thành viên trong xã hội trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài ”Giải pháp hoàn thiện công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”, kết quả đạt được của đề tài như sau:

1. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách An sinh xã hội.

2. Đề tài đã tìm hiểu và đánh giá được thực trạng công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom giai đoạn 2013-2017, trong đó nêu lên được các thành công cũng như tồn tại trong công tác ASXH trên địa bàn huyện.

3. Đề tài đánh giá được tác động của các chính sách ASXH đến kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Trảng Bom.

4.Trên cơ sở các đánh giá, phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ASXH trên địa bàn huyện trong thời gian tới, bao gồm: (1) Giải pháp hoàn thiện công tác BHXH, BHTN; (2) Giải pháp hoàn thiện công tác BHYT; (3) Giải pháp hoàn thiện công tác Trợ giúp xã hội; (4) Giải pháp hoàn thiện công tác Ưu đãi xã hội (5) Giải pháp hoàn thiện công tác giảm nghèo.

5. Một số khuyến nghị đối với chính quyền huyện Trảng Bom nhằm thực hiện tốt hơn công tác ASXH trên địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010) - Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, HàNội.

2. Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom, Niên giám thống kê năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thio hành một số điều của Luật BHYT.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị lần Sáu của Ban chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đinh Công Tuấn (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Giang Thanh Long và cộng sự (1993), Đề tài cấp Nhà nước KX 04.05.

1993. Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, Hà nội.

10.Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Lê Ngọc Hùng (2017) “Chính sách an sinh xãhội trong xây dựng nông thôn mới”, Trang Thông tin điện tử chinhphu.vn

12.Lưu Bình Nhưỡng (2004), Những nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội, Tạp chí Luật học, số 5.

13.Mạc Tiến Anh (2005) “Khái luận chung về An sinh xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 01/2005 và số 04/2005.

14.Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động -Xã hội, Hà Nội.

15.Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18.Nguyễn Tiến Hùng (2016) Luận án tiến sỹ về “Vai trò của An sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

19.Nguyễn Thế Vinh, Đỗ Kiến Vọng (2017) “Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

20.Nguyễn Thị Lệ Thu (2013) “Hệ thống chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính – Bộ Tài chính

21.Phan Đức Thọ (2004), “Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu.

22. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Trảng Bom, Báo cáo kết

quả năm 2015 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2016 về công tác bảo trợ xã hội.

23. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Trảng Bom, Báo cáo kết quả năm 2016 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2017 về công tác bảo trợ xã hội. 66.

24. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Trảng Bom, Báo cáo thống kê công tác xóa đói giảm nghèo năm 2017.

25. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Trảng Bom, Báo cáo tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo năm 2017 và mục tiêu năm 2018.

26.Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia -Sự thật, Hà Nội.

27.Nguyễn Hiền Phương (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.

28.Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1946.

29. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959.

30. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

31. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X.

32.Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

33.Quốc hội (2013), Luật việc làm.

34.Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)