Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để thu thập số liệu thứ cấp tác giả đã sử dụng phương pháp kế thừa.
Bao gồm thu thập thông tin, tài liệu từ Nghị quyết của Huyện ủy, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của UBND huyện, các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân huyện, các số liệu về kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội từ Phòng Lao động-Thương binh và xã hội của huyện.
Thu thập thông tin từ kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm những nội dung không có trong các tài liệu có sẵn hoặc những thông tin chưa rõ. Những thông tin này được tác giả thu thập thông qua phỏng vấn các nhà quản lý ở Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Qua sự trợ giúp của phần mềm Excel tác giả tính toán các chỉ tiêu, tỷ trọng làm cơ sở cho việc so sánh, phân tíchvà rút ra những đánh giá, kết luận.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả các đặc trưng của số liệu, tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phản ánh thực trạng tình hình công tác ASXH trên địa bàn, phục vụ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh làm rõ những sự khác biệt của các chỉ tiêu và số liệu, phục vụ các mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu -Các chỉ tiêu về BHXH:
+ Số người tham gia BHXH bắt buộc: Số người tham gia BHXH bắt buộc càng cao thể hiện số lượng lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp cao so với tổng số lao động có trên địa bàn huyện.
+ Số người tham gia BHXH tự nguyện: Số người tham gia BHXH tự nguyệncàng cao ý thức của người dân trong BHXH tự nguyện.
-Các chỉ tiêu về BHTN:
+ Số người tham gia BHTN: Số người tham gia BHTN càng cao thể hiện mức độ quan tâm của người lao động trong giải quyết vấn đề rủi ro trong lao động, việc làm.
+ Mức độ bao phủ của BHTN: Tính bằng %, thể hiện tỷ lệ giữa số người tham gia BHTN và tổng dân số. Tỉ lệ này càng cao thể hiện mức độ quan tâm của người dân trong tham gia loại hình BHTN nhằm giải quyết khó khăn trong khoảng thời gian không có việc làm.
-Các chỉ tiêu về BHYT:
+ Số người tham gia BHYT: Số người tham gia BHYT càng cao thể hiện mức độ quan tâm của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, đồng thời thể hiện mức độ quan tâm của nhà nước trong việc triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp về BHYT toàn dân.
+ Số lượt người tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT: Số lượt người tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT càng cao thể hiện sự quan tâm, coi trọng của người dân đối với loại hình khám chữa bệnh BHYT.
+ Chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT: Tính bằng Đồng, thể hiện số tiền đã chi cho khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT càng cao thể hiện mức độ sử dụng các dịch vụ y tế có chi phí cao, đồng thời thể hiện sự chia sẻ của BHYT trong điều trị các loại bệnh đòi hỏi chi phí cao.
+ Số lượt trẻ em dưới 06 tuổi tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT:
Bao gồm số trẻ em đã có thẻ BHYT và số trẻ em chưa có thẻ BHYT. Số trẻ em chưa có thẻ BHYT tham gia khám chữa bệnh càng nhiều thể hiện tỷ lệ trẻ em chưa có thẻ BHYT còn cao, qua đó, thể hiện mức độ quan tâm của các cơ quan có trách nhiệm và cha mẹ trong việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em còn thấp (vì đây là loại thẻ BHYT được cấp miễn phí cho trẻ em, được tài trợ bởi ngân sách nhà nước).
+ Chi phí cho trẻ em dưới 06 tuổi tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT: Chi phí cho trẻ em khám chữa bệnh bằng BHYT càng cao thể hiện mức chi của BHYT đối với nhiều loại bệnh và nhiều loại chi phí trong khám chữa bệnh cho trẻ em.
- Các chỉ tiêu về cứu trợ xã hội (chi dịp tết Nguyên đán, thiên tai, hỏa hoạn, khác):
+ Số hộ được hưởng trợ cấp đột xuất, số tiền chi cho trợ cấp đột xuất:
Số hộ được hưởng trợ cấp/số tiền chi cho trợ cấp càng cao thể hiện của quan tâm cùa nhà nước đối với các đối tượng khó khăn càng lớn.
+ Tỷ trọng các khoản chi cho trợ cấp đột xuất: Tính bằng %, cho biết mỗi khoản chi trợ cấp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số chi trợ cấp,
khoản nào có tỷ trọng cao thể hiện mức độ quan tâm của nhà nước đối với từng loại hình cứu trợ cụ thể.
-Các chỉ tiêu về ưu đãi XH:
+ Số đối tượng được hưởng ưu đãi XH: Số đối tượng được hưởng ưu đãi XH càng cao thể hiện số lượng đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội lớn so với tổng dân số, đồng thời thể hiện mức độ quan tâm của nhà nước trong việc giải quyết triệt để các chính sách đối với các đối tượng được hưởng.
+ Tổng số tiền chi cho ưu đãi XH: Tính bằng Đồng và được chia thành các đối tượng (Cán bộ Lão thành cách mạng, Người có công với cách mạng, Cán bộ “Tiền khởi nghĩa”, Thương binh, Bệnh binh,…). Số tiền chi ưu đãi XHcàng cao thể hiện khả năng ngân sách trong việc chi cho các đối tượng.
-Các chỉ tiêu về giảm nghèo:
+ Số hộ nghèo, thoát nghèo: Số hộ nghèo và thoát nghèo càng giảm thể hiện sự hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các chinh sách giảm nghèo một cách đồng bộ, hiệu quả, thể hiện mức độ quan tâm của chính quyền trong công tác giảm nghèo. Đồng thời, thể hiện ý chí và khả năng vươn lên thoát nghèo của chính các hộ nghèo.
+ Hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo: Số căn nhà hỗ trợ cho người nghèo tăng thể hiện mức độ chi cho việc cải thiện điều kiện về nhà ở từ ngân sách nhà nước đối với hộ nghèo cao. Đồng thời, thể hiện khả năng vận động của chính quyền, đoàn thể và sự ủng hộ, tham gia củng cộng đồng đối với việc hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo.
+ Chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, chi phí hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục: Chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, chi phí hỗ trợ học sinh tăng thể hiện mức chi từ ngân sách cho y tế đối với người nghèo và chi hỗ trợ việc học tập của học sinh sinh viên con em hộ nghèo cao.
+ Kết quả về đàotạo nghề cho người nghèo: Tính bằng số lao động đã qua đào tạo, số lao động nghèo đã qua đào tạo tăng thể hiện mức độ quan tâm của chính quyền trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo.