Kết quả thực hiện công tác ASXH trên địa bàn Trảng Bom

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 75 - 92)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom

3.1.3. Kết quả thực hiện công tác ASXH trên địa bàn Trảng Bom

Về công tác phát triển đối tượng BHXH: Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu BHXH cho người lao động. Trong các năm qua, huyện Trảng Bom đã mạnh dạn đề ra các giải pháp quyết liệt, khả thi, từ đó, cùng với việc mở rộng đối tượng, số người tham gia BHXH hàng năm đều tăng.

Về BHXH bắt buộc: năm 2013 có 271 đơn vị với 81.198 lao động tham gia, thì đến cuối năm 2017, có 352 đơn vị với 103.813 lao động. Qua 5 năm thực hiện chế độ mới là BHXH tự nguyện, cho đến nay, toàn Huyện có 2.506

người tham gia BHXH tự nguyện.

Bảng 3.1: Số người tham gia BHXH từ năm 2013 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 1 Bảo hiểm XH

bắt buộc Người 81.198 85.402 97.105 99.435 103.813 2 Bảo hiểm XH

tự nguyện Người 1.212 1.557 1.846 2.135 2.506

Tổng số người

tham gia Người 82.410 86.959 98.951 101.570 106.319 Nguồn: BHXH huyện Trảng Bom Qua bảng 3.1 ta có thể thấy rằng trong những năm qua, số người tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm. So với năm 2013, đến cuối năm 2017 toàn huyện Trảng Bom tăng khoảng 23.909 người tham gia BHXH (bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện), tốc độ phát triển bình quân về số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt gần 10%/năm.

Về công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHTN:

Hàng năm, BHXH huyện đã tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt hàng nghìn hồ sơ hưởng chế độ BHXH hàng tháng, hồ sơ hưởng chế độ BHXH một lần, hơn 01 ngàn lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Công tác lưu trữ hồ sơ từ phương pháp thủ công, đến nay đã lưu trữ theo phương pháp “giá, tầng, hộp” và trên phần mềm ứng dụng, đã góp phần làm tốt công tác quản lý hồ sơ đối tượng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Đã chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng với tổng số tiền trên 250 tỷ đồng; lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên luôn đảm bảo nhận trước ngày 10 hàng tháng, chấm dứt hẳn tình trạng trả chậm lương hưu và trợ cấp BHXH như những

năm trước.

Đặc biệt, khi nguồn chi trả từ quỹ BHXH tăng lên thì nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước được giảm dần, nếu như năm 2005 nguồn chi trả từ ngân sách nhà nước chiếm 71,22% tổng chi BHXH bắt buộc, thì đến hết năm 2017 chỉ còn 13,20%. So với năm 2005, số tiền chi trả các chế độ BHXH, BHYT năm 2017 tăng gần 300 lần. Riêng trong năm 2017, tổng số tiền chi trả các chế độ là 245 tỷ đồng và cho đến nay, BHXH huyện đang quản lý 10.218 người hưởng chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra BHXH Huyện còn chủ động phối hợp ngành LĐ- TB & XH, ngành Y tế, ngành GD & ĐT trong công tác tuyên truyền, thanh kiểm tra, đổi mới phương thức hoạt động, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ lĩnh vực BHXH, BHYT, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và người dân.

3.1.3.2. Công tác Bảo hiểm thất nghiệp

-Số người tham gia bao hiểm thất nghiệp

Cùng với các chính sách, chính sách BHTN trên địa bàn huyện đã được tập trung triển khai. Số người tham gia BHTN trên địa bàn huyện đã ngày càng tăng trong những năm qua, điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Số người tham gia BHTN từ năm 2013 - 2017 TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 1 Bảo hiểm thất

nghiệp Người 72.812 74.216 81.119 88.432 93.258

2 Tăng so với năm trước

Số tuyệt đối

(người)

1.404 6.903 7.313 4.826

Số tương đối

(%) 101,9 109,3 109,0 105,5

Nguồn: số liệu của BHXH huyện Trảng Bom

Qua bảng 3.2 cho thấy: năm 2013 số người tham gia BHTN là 72.812 người đến năm 2017 là 93.258 người, tăng 20.620 trong 05 năm. Số người tham gia BHTN qua từng năm đều tăng, năm 2014 tăng 1.404 người so với năm 2013, năm 2015 tăng 6.903 người so với năm 2014, năm 2016 tăng 7.313 người so với năm 2015, năm 2017 tăng 4.826 người so với năm 2016; tỷ lệ tăng tương ứng qua từng năm là: năm 2014 bằng 101,9% so với năm 2013, năm 2015 bằng 109,3% so với năm 2014, năm 2016 bằng 109% so với năm 2015, năm 2017 bằng 105,5% so với năm 2016.

-Mức độ bao phủ BHTN

Bảng 3.3: Mức độ bao phủBảo hiểm thất nghiệp Số

TT Đối tượng ĐVT Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 1

Số người tham

gia BHTN Người 72.812 74.216 81.119 88.432 93.258 2 Dân số Người 281.364 289.358 293.487 302.651 308.144

3 Tỷ lệ % 25,88 25,65 27,64 29,22 30,26

Nguồn: BHXH huyện Trảng Bom Qua bảng 3.3 ta thấy mức độ bao phủ của BHTN trên địa bàn tăng trưởng qua từng năm; năm 2013 có 72.812 người tham gia, chiếm tỷ lệ 25,88%, thì năm 2017 có 93.259, chiếm tỷ lệ 30,26%, về số người tham gia BHTN 20.446 người trong 05 năm, tỷ lệ tham gia BHTN tăng 4,38%.

3.1.3.3. Công tác Bảo hiểm y tế

Công tác BHYT và thực hiện lộ trình tiến đến BHYT toàn dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Trảng Bom. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, Kế hoạch của UBND Huyện về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. Do đó, số người tham gia BHYT tăng từ 198.554 người năm 2013 lên 271.978 người vào cuối năm

2017.

Bảng 3.4. Số người tham gia BHYT từ năm 2013 - 2017

STT Năm Dân số Số người

tham gia Tỷ lệ % Số người tham gia BHYT

1 2013 281.364 198.554 70,57

2 2014 289.358 216.986 74,99

3 2015 293.487 236.768 80,67

4 2016 302.651 252.653 83,48

5 2017 308.144 271.978 88,26

So sánh %

2014/2013 109,28

2015/2014 109,12

2016/2015 106,71

2017/2016 107,65

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Trảng Bom Qua bảng 3.4 cho thấy: số người tham gia BHYT qua 5 năm, từ 2013 đến năm 2017 tăng 73.724 người; tỷ lệ người tham gia BHYT từ 70,57% năm 2013 tăng lên 88,26% năm 2017 (tăng 17,69%).Về tỷ lệ tăng trưởng qua từng năm: năm 2014 bằng 109,28% so với năm 2013, năm 2015 bằng 109,12% so với năm 2014, năm 2016 bằng 106,71% so với năm 2015, năm 2017 bằng 107,65% so với năm 2016.

Bảng 3.5. Sốliệu khám chữa bệnh BHYT tại Trảng Bom (bao gồm bệnh nhân nội tỉnh và các tỉnh khác đến)

Năm

Ngoại trú Nội trú

Số lượt (người)

Chi phí (đồng)

Số lượt (người)

Chi phí (đồng) Số lượt người tham gia và chi phí

2013 71.252 97.456.887.000 52.966 138.510.100.249 2014 75.789 109.647.664.700 67.037 187.524.772.300 2015 94.329 135.872.377.800 78.039 212.338.812.304 2016 109.680 148.533.328.046 83.903 221.284.667.761 2017 127.586 161.637.296.470 86.151 258.508.574.006 So sánh (%)

2014/2013 106,4 112,5 126,6 135,4

2015/2014 124,5 123,9 116,4 113,2

2016/2015 116,3 109,3 107,5 104,2

2017/2016 116,3 108,8 102,7 116,8

Nguồn: Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội Trảng Bom Từ số liệu ở bảng 3.5 cho thấy số người tham gia khám chữa bệnh BHYT tăng từ 124.248 lượt năm 2013 (trong đó nội trú: 71.252, ngoại trú:

52.996) lên 213.737 lượt người (trong đó nội trú: 127.586, ngoại trú: 86.151).

Chi phí khám chữa bệnh tăng từ 235.966.987.249 đồng năm 2013 tăng lên 420.145.870.476 đồng vào năm 2017. So sánh tỷ lệ % số lượt người và chi phí KCB qua từng năm cho thấy:

+ Về số KCB ngoại trú: năm 2014 bằng 106,4% về số lượt người khám, bằng 112,6% về chi phí so với năm 2013; năm 2015 bằng 124,5% về số lượt

người khám, bằng 123,9% về chi phí so với năm 2014; năm 2016 bằng 116,3% về số lượt người khám, bằng 109,3%% về chi phí so với năm 2015;

năm 2017 bằng 116,3% về số lượt người khám, bằng 108,7% về chi phí so với năm 2016;

+ Về KCB nội trú: năm 2014 bằng 126,6% về số lượt người khám, bằng 135,4% về chi phí so với năm 2013; năm 2015 bằng 116,45% về số lượt người khám, bằng 113,2% về chi phí so với năm 2014; năm 2016 bằng 107,5% về số lượt người khám, bằng 104,2%% về chi phí so với năm 2015; năm 2017 bằng 102,7% về số lượt người khám, bằng 116,8% về chi phí so với năm 2016.

Bảng 3.6: Sốliệu khám chữa bệnh BHYT trẻ em dưới 06 tuổi

Số lượt Chi phí (đồng) Tỷ lệ (%)

Năm Có thẻ BHYT

Không có thẻ BHYT

Có thẻ BHYT Không có thẻ BHYT

Lượt người có

thẻ BHYT

Lượt người không có thẻ BHYT 2013 161.885 27.784 18.500.542.500 7.692.494.300 85,35 14,65 2014 180.729 13.190 30.318.062.717 9.245.713.883 93,2 6,8 2015 212.687 13.601 46.050.037.135 10.480.222.550 94 6,0 2016 269.986 11.616 68.413.865.416 14.117.604.889 0,96 0,04 2017 281.260 11.185 66.619.765.360 13.166.566.465 0,96 0,04 So sánh (%)

2014/2013 111,6 47,5 163,9 120,2

2015/2014 117,7 103,1 151,9 113,4

2016/2015 126,9 85,4 148,6 134,7

2017/2016 104,2 96,3 97,4 93,3

Nguồn: Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội Trảng Bom

3.1.3.4.Công tác cứu trợ xã hội

Thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên, đột xuất: Tính đến cuối năm 2017, toàn huyện có 8.234 người hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, tăng hơn 1.000 người so với năm 2013. Trong đó có 53 trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi; 308 người cao tuổi cô đơn; 5.609 người từ 80 tuổi trở lên; 44 gia đình nuôi trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi; 1.086 người đơn thân nuôi con; 1.134 cá nhân, hộ gia đình người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, với tổng kinh phí là 86,9 tỷ đồng.

Song song với hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên, công tác cứu trợ đột xuất của huyện Trảng Bom trong những năm đã thực hiện kịp thời và đảm bảo theo quy định. Kết quả thực hiện trợ cấp đột xuất (Trợ cấp Tết Nguyên đán, trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn, trợ cấp đột xuất khác) từ năm 2013 - 2017 có 16.031 lượt trường hợp được trợ cấp với số kinh phí 46.419.000.000 đồng.

Bảng 3.7: Kết quảthực hiện trợcấpđột xuất từ năm 2013-2017

Trợ cấp đột xuất

Giai đoạn 2013 - 2017

Số hộ Số tiền(nghìn đồng)

Tỷ trọng các khoản chi

(%)

Số tiền/hộ (nghìn đồng/hộ)

Cứu trợ giáp hạt - -

Trợ cấp Tết Nguyên đán 13.502 36.421.489 84,2 2.697,5 Trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn 1.985 8.035.511 12,4 4.048,1

Trợ cấp đột xuất khác 544 1.962.000 3,4 3.606,6

Cộng 16.031 46.419.000 100 2.895,6 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Trảng Bom

Phân tích bảng 3.7 cho thấy: trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, trợ cấp Tết Nguyên đán chiếm số lượng lượt hộ được hưởng và và kinh phí cao nhất trong trợ cấp đột xuất của huyện Trảng Bom, cụ thể là: số hộ được hưởng là 13.502, kinh phí là 36.421.489.000đ, chiếm tỷ trọng lên đến 84,2%/tổng số chi trợ cấp đột xuất của huyện. Trong khi đó, trợ cấp thiên taim hỏa hoạn và trợ cấp đột xuất khác chỉ chiếm 15,8%, cụ thể là: trợ cấp thiên tai, hỏa hoạn là 12,4%, trợ cấp đột xuất khác là 3,4%. Điều đó cũng phản ánh đứng thực trạng của huyện Trảng Bomlà: thiên tai, hỏa hoạn và các khó khăn đột xuất diễn ra với số lượng, tỷ lệ thấp so với tổng số hộ trên địa bàn.

Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, người tâm thần

Tính đến cuối năm 2017, huyện Trảng Bom có 1.134 người khuyết tật (NKT) và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng NKT được giải quyết hưởng chính sách trợ cấp xã hội tại cộng đồng và được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Hàng năm gần 1.000 trẻ em khuyết tật từ 6 đến 16 tuổi (không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng tại các cơ sở BTXH và trường chuyên biệt) được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Hầu hết NKT cô đơn, không có nơi nương tựa lang thang trên địa bàn thành phố đều được đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Điều dưỡng Người tâm thần (hiện nay các cơ sở này đang nuôi dưỡng 390 người) với mức nuôi dưỡng từ 300.000đ đến 500.000đ/

người/tháng. Bên cạnh đó các đơn vị, địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp như cho vay vốn, đào tạo nghề miễn phí, hỗ trợ sinh kế, phẫu thuật phục hồi chức năng, hỗ trợ học bổng... hàng năm cho gần 1.000 người.

Trong khuôn khổ các chương trình của dự án trợ giúp người khuyết tật của các tổ chức phi chính phủ như USAID, UNISEP, EMWF đã hỗ trợ xây dựng được hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về người khuyết tật. Hàng năm thông qua các tổ chức này đã trợ giúp cho 300-500 hộ gia đình được thụ

hưởng trợ giúp về sinh kế, học bổng, đào tạo nghề, cải thiện nhà ở. Huyện Trảng Bom hiện có 553 người tâm thần, trong đó chỉ có 85 đối tượng được đưa vào nuôi dưỡng tập trung.

Thực hiện chính sách đối với người cao tuổi

Hàng năm huyện đã thực hiện đầy đủ trợ cấp hàng tháng cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, với kinh phí năm 2017 là 23,1 tỷ đồng. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa được đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại các trung tâm, mái ấm tình thương, hiện nay các cơ sở nuôi dưỡng tập trung gần 150 cụ.

Đồng thời, hàng năm huyện đã chủ động rà soát, lập danh sách người cao tuổi thuộc diện chúc thọ, mừng thọ và tặng quà theo quy định từ 75 tuổi trở lên để tổ chức tặng quà vào các dịp ngày người cao tuổi Việt Nam, tết Nguyên Đán, bình quân hàng năm có từ 6.000-7.000 người cao tuổi, với kinh phí 4 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó các xã, thị trấn đã thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên khám chữa bệnh, mở sổ khám chữa bệnh ban đầu (với kinh phí trên 4 tỷ đồng/năm), miễn giảm giao thông, vé tham quan các điểm du lịch cho NCT tại xã phường.

Trợ giúp khác: Các chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội được triển khai trên địa huyện Trảng Bom đều có sự tham gia của các Hội. Tính đến năm 2017có 03 Hội hoạt động trong lĩnh vực ngành như “Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi”, “Hội từ thiện và bảo vệ quyền trẻ em”, “Hội nạn nhân chất độc da cam”...Huyện Trảng Bom hiện có hơn 2.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó có khoảng 1000 trẻ em bị tật nguyền do di chứng của thứ chất độc chết người này; nhiều gia đình có đến 2- 3 thế hệ cùng bị phơi nhiễm. Vì thế lãnh đạo và nhân dân huyện Trảng Bom trong hơn 10 năm vừa qua với chính sách ASXH đã có những hành động và

đóng góp thiết thực mang lại những giá trị tinh thần và vật chất chia sẻ nỗi đau cho những nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ.

Trải qua 10 năm hoạt động, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Trảng Bom đã xây dựng tổ chức ở 100% địa bàn xã, thị trấn; hiện toàn huyện có 1946 hội viên. Các chương trình “Ðồng hành đi bộ vì nạn nhân chất độc da cam”, “Mùa xuân cho em”, phong trào “Tết vì nạn nhân chất độc da cam” do Hội Nạn nhân chất độc da cam phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Phòng GD&ÐT, Phòng lao động, TB&XH huyện, Hội Doanh nhân, cá nhân hảo tâm trong và ngoài địa phương,..đã thực sự thu hút sự chung tay của cả cộng đồng trong hoạt động “đồng hành chia sẻ nỗi đau da cam”.

Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi cũng đã luôn quan tâm, theo sát hoàn cảnh của từng người trong Hội. Ngoài việc nuôi dưỡng người khuyết tật (NKT) neo đơn và các cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hội còn thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh, dạy nghề miễn phí, trợ cấp khó khăn đột xuất, xây dựng và nâng cấp nhà ở, tổ chức lao động sản xuất cho NKT, trẻ mồ côi. Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức, tư vấn nghề nghiệp còn giúp những NKT nơi đây có công ăn việc làm, tạo kế sinh nhai, vượt qua mặc cảm để hòa nhập cộng đồng.

3.1.3.5. Công tác ưu đãi xã hội

Trợ cấp cho đối tượng là người có công với cách mạng:

Trong 10 năm gần đây (2008-2017), có hơn 15.100 lượt đối tượng NCC ở huyện Trảng Bom được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần và hiện tại đang hưởng trợ cấp thường xuyên 9.618 người.

Chính sách trợ cấp thường xuyên: Số đối tượng NCC với cách mạng ở huyện Trảng Bom hưởng trợ cấp ưu đãi tính cuối năm 2017 (cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ “Tiền khởi nghĩa”, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng Mẹ VNAH,

AHLLVT, AHLĐ, đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hoá học, các loại ưu đãi khác -tuất từ trần, người phục vụ thương, bệnh binh nặng... là 2.941 người.

Kinh phí ngân sách chi sự nghiệp người có công ở huyện Trảng Bom năm 2013 là 15.405.832.000 đồng (trong đó chi cho thường xuyên:

11.575.000.000đ; chi một lần: 1.010.832.000đ, điều dưỡng: 1.831.000.000đ, chi khác: 989.000.000đ); năm 2017 là 19.921.502.000 đồng (trong đó thường xuyên: 13.528.000.000đ, trợ cấp một lần: 2.953.000.000đ, điều dưỡng:

2.336.000.000đ, chi khác: 1.104.502.000đ).

Bảng 3.8. Số đối tượng người có công với cách mạng hưởng trợcấp ưu đãi (tính đến 31/12/2017)

ĐVT: người

TT Đối tượng Đối tượng

quản lý

Đang được hưởng trợ cấp

thường xuyên

1 Cán bộ Lão thành cách mạng 81 42

2 Cán bộ “Tiền khởi nghĩa” 18 16

3 Thương binh, người hưởng chính sách như TB 1.182 865

4 Bệnh binh 203 156

6 Người có công giúp đỡ cách mạng 570 432

7 Mẹ VNAH, AHLLVT, AHLĐ 77 24

8 Đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hoá học 335 235 9 Các loại ưu đãi khác (tuất từ trần, người phục vụ

thương, bệnh binh nặng . . . ) 338 230

10 Liệt sĩ 1.545

11 Thân nhân liệt sĩ 749 675

12 Người bị địch bắt tù đày trợ cấp 1 lần 422 190 13 Người hoạt động KC hưởng trợ cấp 1 lần 2.924

14 Quân nhân xuất ngũ từ 15-20 nămcông tác 94 45 15 Người tham gia chiến tranh BVTQ, làm nhiệm vụ

quốc tế theo QĐ 62/2011/QĐ-TTg 99 31

16 Cựu thanh niên xung phong 510

Cộng 6.223 2.941

Nguồn: Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Trảng Bom Bên cạnh đó, huyện Trảng Bom thời gian qua đã đặc biệt quan tâm đến đời sống của đối tượng chính sách và đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách như: Trợ cấp thường xuyên: thực hiện việc trợ cấp thường xuyên theo Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Chi phụng dưỡng thường xuyên cho Mẹ Việt Nam Anh hùng từ nguồn ngân sách và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận phụng dưỡng. Ngoài ra, hằng năm, trong dịp tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sĩ 27/7, đã tổ chức tặng quà, thăm hỏi đối tượng chính sách, bình quân mỗi năm hơn 02 tỷ đồng, năm sau tăng hơn năm trước (năm 2013: 1,9 tỷ đồng, năm 2017: 2,4 tỷ đồng).

Trợ cấp đột xuất: Ngân sách Huyện thường xuyên trợ cấp đột xuất cho đối tượng chính sách có khó khăn đột xuất với mức từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng/người; hàng năm có hàng trăm xuất được trợ cấp đột xuất. Ngoài ra, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trợ cấp khó khăn đột xuất cho hàng trăm đối tượng mỗi năm. Các chính sách khác như nhà ở, công tác mộ nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà cũng được Huyện quan tâm và ngày càng mở rộng.

Chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở: hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng chính sách, đến nay có 100% gia đình chính sách được hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà với mức 40.000.000đ (xây mới) và 20.000.000đ (sửa chữa).

Hàng năm đều thực hiện việc rà soát, cấp ngân sách đối với những gia đình chính sách có nhà ở xuống cấp, hư hỏng. Tính từ năm 2013-2017, huyện đã

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)