Chủ trương xã hội hóa công tác ASXH

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 93 - 99)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng

3.2.5. Chủ trương xã hội hóa công tác ASXH

Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có điều kiện, các nhà hảo tâm ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ từ thiện, ủng hộ tiền, vật liệu, ngày công để giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh

khó khăn, người già, cô đơn, trẻ em mồ côi.

3.2.6. Bộ máy quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH Trình độ đội ngũ các bộ làm công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom được thể hiện như sau:

Bảng 3.9: Trình độ đội ngũ cán bộlàm công tác ASXH

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng

Trình độ

Số lượng

Trình độ

Số lượng

Trình độ ĐH Trên

ĐH ĐH Trên

ĐH ĐH Trên

ĐH

1 Cấp

huyện 15 12 3 16 13 3 16 12 4

2 Cấp xã 17 13 0 17 15 0 17 15 0

Tổng số 32 25 3 33 28 3 33 27 4

Qua bảng 3.9 cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH có trình độ đại học và trên đại học ngày một tăng, đáp đứng được nhu cầu của công việc về thực hiện các chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác ASXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên còn một số cán bộ ở cấp xã chưa đạt trình độ đại học chuyên môn (chỉ tốt nghiệp cao đẳng).

3.2.6. Những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Trảng Bom

3.2.6.1.Ưu điểm

*Chính sách bảo hiểm xã hội

-Bảo hiểmxã hội huyệnthường xuyên nhận được sựquan tâm lãnh chỉ đạo của BHXH Tỉnh Đồng Nai, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước trênlĩnh vực

về công tác BHXH, BHYT, BHTN nói riêng và pháttriển kinh tế- xã hộinói chung.

- Toàn thể cán bộ công chức, viên chức luôn có sự đoàn kết thống nhất cao trong tư tưởng cũng như trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đượcgiao

- Đảng và Nhà nước luôn có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách kịp thời vềcông tác BHXH, BHYT

*Chính sách giảm nghèo

- Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2014 – 2017 trên địa bàn huyện trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội vẫn duy trì tăng trưởng và phát triển khá, chính trị xã hội cơ bản ổn định, ASXH đảm bảo nên không có hộ đói, số hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,7% năm 2014 xuống 0,45% năm 2017(giảm 2,2,5%), hoàn thành các chỉ tiêu đề ra

- Hệ thống các chính sách, cơ chế giảm nghèo đã tác động tích cực đến phát triển ngành nghề, tạo việc làm tại chỗ, có thu nhập ổn định và tạo điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Trong quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân, các chính sách về giảm nghèo đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các xã, khu đặc biệt khó khăn

*Chính sách giải quyết việc làm

- Các chính sách về việc làm đã được các cấp lãnh đạo huyện Trảng Bom triển khai và thực thi tương đối đầy đủ, toàn diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với thực tiễn địa phương

- Huyện Trảng Bom đã và đang tạo ngày càng nhiều việc làm cho

người lao động. Cơ hội có việc làm của người lao động tăng lên, nhất là lao động dôi dư trong nông nghiệp, giải tỏa sức ép về việc làm cho người lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao độngngày càng tăng. Số việc làm thời gian qua nhìn chung tăng tương đối cao, bất chấp những khó khăn về việc làm do biến động về kinh tế trong từng thời điểm, số người lao động có việclàmcũng tăng lên.

- Dịch chuyển cơ cấu việclàm khôngnhững chỉ diễn ra về số lượng mà còn về chất lượng. Trong lao động nông nghiệp, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đòi hỏi khả năng nhạy bén trong việc áp dụng những thành tựukhoahọc kỹ thuật mới, thu hút sựtham gia của nhiều laođộng trong nông thôn,nhấtlà nhữnglaođộng trẻ,có trìnhđộchuyên môn.

- Việc thực thi chính sách giải quyết việc làm ở huyện Trảng Bom trong thời kỳ hội nhập đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội huyện nhà, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vào việc thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia trong xây dựng nông thôn mới

3.2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

*Về thực hiện bảo hiểmxãhội

Số người tham gia BHXH trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2013 – 2017mặcdù tăng trưởng với tốc độbình quân đạt gần 10%/năm,tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia so với tổng dân số còn tương đối hạn chế. Cụ thể là năm 2013đạt29,29%, năm2014 đạt39,05%,năm 2015đạt33,72%,năm 2016 đạt 33, 56%, năm2017đạt34,5%,đặtbiệt làsố người tham gia BHXHtự nguyện đạt rất thấp (năm 2013: 0,43%, năm 2014: 0,54%, năm 2015: 0,63%, năm 2016: 0,71%,năm2017: 0,81%).

Tình hình nợ đọngBHXH đối với ngườilaođộng của các doanh nghiệp trênđịa bàn mặc dù cógiảm về tỷ lệ quatừng năm, tuy nhiên vẫn còndiễn ra phổ biến. Năm 2013 có 33/464 doanh nghiệp nợ đọng BHXH, chiếm tỷ lệ

7,11% sốdoanh nghiệp, với số tiềnlà 23,1 tỷ đồng, đến nămcó 45/685 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 6,5%, với số tiền là 21,9 tỷ đồng. Điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của một tỷ lệ không nhỏ người lao động trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân là trong giai đoạn này do ảnh hưởng của các khó khăn chung của nềnkinh tế,nên một sốdoanh nghiệp gặpkhókhăn vềtài chính, có doanh nghiệp bị phá sản. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về BHXH còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, chế tài xử lý vi phạm bất cập, ý thức chấp hành của một sốdoanh nghiệpcòn hạn chế,vì vậy việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạchthu, giảm nợ đọng gặpkhó khăn.

Việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện gặp khó khăn do các chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ, sự hỗ trợ của nhà nước còn thấp, chủ yếu là tuyên truyền, khuyến khích, động viên là chính. Trong khi đó, các đối tượng lao động tự do còn gặp nhiều khó khăn về công việc, nguồn thu nhập, dẫn đến chưa có đủ điều kiện về tài chính để tham gia một cách lâu dài, bền vững.

* Về thực hiện BHYT

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT qua từng năm mặc dù có tăng trưởng, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các đối tượng như: người có công, người già từ 80 tuổi trở lên, các thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, trẻ em từ 0 – 6 tuổi, người dân tộc thiểu số…Theo thống kê của BHXH huyện, hàng năm ngân sách phải chi từ 10 – 12 tỷ đồng để hỗ trợ thẻ BHYT cho các đối tượng. Điều đó có nghĩa là, nêu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân sách nhà nước thì tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn huyện còn đạt tương đối thấp.

Về nguyên nhân: chất lượng dịch vụ y tế tuy có chiều hướng được cải thiện, nhưng nhìn chung còn nhiều mặt hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của các cơ sở y tế, nhất là bệnh viện tuyến huyện và các trạm y

tế cấp xã chưa tương xứng với yêu cầu đề ra; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ của nhân viên ngành y tế cũng còn có mặt hạn chế. Chất lượng khám chữa bệnh, nhất là khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT chưa đáp ứng yêu cầu của người bệnh, còn cò sự phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh bằng BHYT và khám chữa bệnh dịch vụ, dẫn đến người dân chưa thực sự mặn mà, tích cực tham gia mua BHYT. Việc cấp thẻ BHYT tuy đã từng bước được cải thiện, hệ thống đại lý đã từng bước được mở rộng, tuy nhiên quy trình vẫn còn rườm ra, gây khó khăn cho người dân trong quá trình tham gia.

* Về thực hiện công tác Cứu trợ xã hội

Mặc dù huyện Trảng Bom là một trong các huyện có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển của tỉnh Đồng Nai, tuy nhiên, ngoài những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định, cũng còn một bộ phận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp thường xuyên của cộng đồng và xã hội, nhất là các đối tượng già cả, neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Các mức trợ cấp từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng này mặc dù luôn ổn định, kịp thời, tuy nhiên còn tương đối thấp, chưa đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày.

* Về công tác Ưu đãi xã hội

Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn một số lượng người có công qua các thời kỳ, nhưng do không đủ giấy tờ chứng minh, nên chưa giải quyết chế độ theo các quyết định 142, 290 của Thủ tướng chính phủ, dẫn đến một số còn bị thiệt thòi, chưa được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

Đời sống của đa số người có công đã được cải thiện, tuy nhiên cũng còn một bộ phận còn khó khăn trong cuộc sống.

*Về thực hiện chính sách giảm nghèo

- Việc phân bổ vốn thuộc các chương trình, dự án chậm, không cung ứng đồng bộ gây khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện

- Các chính sách còn mang tính ngắn hạn, hỗ trợ là chính, hiệu quả chưa cao, chưa khuyến khích được người nghèo vươn lên, chưa huy động được sức mạnh của cộng đồng tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước Chưa có chính sách cụ thể, phù hợp đối với các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo

-Trong cơ chế quản lý lồng ghép giữa các chương trình, dự án: còn hạn chế và bất cập trong cơ chế quản lý chương trình và hiệu quả của việc lồng ghép giữa các chương trình có cùng mục tiêu, dẫn đến có sự chồng chéo giữa các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác như chương trình 135 và nghị quyết 30A và chính sách miễn giảm học phí theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP.

- Trong cơ chế điều phối và phối hợp, vai trò và quyền hạn thực tế của cơ quan trường trực Chương trình ở cấp TW; sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc xây dựng, trình ban hành chính sách giảm nghèo, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát, quản lý đối tượng và xây dựng cơ sở dữ liệu về nghèo đói còn hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)