Tổng quan các nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 39 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.2. Tổng quan các nghiên cứu

ASXH và giải pháp hoàn thiện công tác ASXH là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển bền vững của phương và đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và được luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn này, tác giả nêu lên một số

nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước về an sinh xã hội.

1.2.1. Trên thế giới

William Reichenstein và William Meyer (2011) trong cuốn sách Social Security Strategies: How to Optimize Retirement Benefits (Chiến lược ASXH:

Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí), ngoài việc cung cấp cách thức sử dụng các thông tin và công nghệ tự động để tận dụng tối đa các lợi ích ASXH, nội dung chính của tác phẩm đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ASXH và hưu trí của người dân nước Mỹ; đề xuất các biện pháp chuyên gia nhằm giúp người dân xây dựng chiến lược ASXH thông minh nhằm nâng cao thu nhập đời và giảm thiểu nguy cơ hết tiền tiết kiệm hưutrí.

James Midgley (2011) trong Basis of social security in Asia: Mutual aid, micro-insurance and social security (Cơ sở ASXH ở châu Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và ASXH), là người đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của các hiệp hội lẫn nhau và các chương trình bảo hiểm vi mô của các hiệp hội ở châu Á nơi mà các chương trình này được phát triển đặc biệt tốt. Nội dung của cuốn sách có thể tóm lược như sau: Trên cơ sở cung cấp thông tin cơ bản để nhận biết và định dạng cơ bản về các hiệp hội tác động lẫn nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á, Sri Lanka, Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines, cuốn sách đã chỉ ra cho người đọc những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp bảo vệ thu nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong thế giới đang phát triển đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.

Joseph Matthews Attorney (2012) trong Social Security, Medicare &

Government Pensions (An sinh xã hội, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) đã bàn sâu về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền lương hưu,

chính sách cho những người có công với đất nước và cách thức để đảm bảo BHYT tốt nhất.

1.2.2. Trong nước

Nguyễn Thế Vinh và Đỗ Kiến Vọng (2017) trong “Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”, các tác giả cho rằng “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội là một mối quan hệ biện chứng. Tăng trưởng nhanh và bền vững giúp góp phần nâng cao an sinh xã hội và ngược lại đảm bảo an sinh xã hội góp phần thúc đẩy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, an sinh xã hội được đề cập bao gồm BHXH, BHYT, việc làm và giảm nghèo. Để đánh giá mối quan hệ này, nhiều nghiên cứu cũng đã xây dựng công thức tính toán đo lường sự tác động. Nghiên cứu này đặt ra 3 nội dung chính cho mối quan hệ tác động của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội bao gồm: mỗi 1% tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu % của an sinh xã hội; tỷ lệ bao phủ BHXH,BHYT, giảm nghèo và có việc làm khi tăng trưởng kinh tế tăng lên; và tăng trưởng kinh tế có đảm bảo thặng dư các quỹ BHXH, BHYT trong giai đoạn tới hay không”.

Mạc Văn Tiến (2005) trong “An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực” tập hợp 101 bài viết nghiên cứu, bài trao đổi tại các Hội thảo trong và ngoài nước của tác giả, cuốn sách chia làm 3 phần: Phần I -Một số vấn đề về an sinh xã hội, gồm 17 bài, đã đề cập đến nhiều nội dung, nhiều khía cạnh khác nhau về ASXH, như khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH. Phần II - Bảo hiểm xã hội (BHXH), gồm 55 bài, đề cập đến nguồn gốc, đặc trưng, chức năng, vai trò của BHXH, tác giả đã nhấn mạnh, BHXH là một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của hệ thống ASXH. Phần III - Phát triển nguồn nhân lực, gồm 29 bài, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau về nguồn nhân lực hiện nay ở nướcta.

Mai Ngọc Cường (2013) trong “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH. Chẳng hạn, về khái niệm ASXH, tác giả cho rằng, ASXH là một khái niệm mở, có thể tiếp cận phạm trù này dưới hai giác độ là theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, ASXH là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được hưởng an bình, an ninh, an toàn và an khang trong xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ… Tác giả ủng hộ cách tiếp cận ASXH theo nghĩa hẹp, vì theo tác giả, cách tiếp cận theo nghĩa hẹp phù hợp với cách tiếp cận của ILO. Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan điểm nghiên cứu về khái niệm ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu kháccho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật, hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch hoạ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010) trong “Chiến lược an sinh xã hội 2011 – 2020” của đã chỉ ra rằng, hệ thống ASXH thời kỳ 2011 - 2020 gồm 3 tầng lưới có khả năng hỗ trợ lẫn nhau hướng tới mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, không để cho người dân bị bần cùng hóa, bị gạt ra bên lề xã hội, gồm: Lưới thứ nhất - Phòng ngừa rủi ro, bao gồm nhóm chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động để chủ động phòng ngừa rủi ro về đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh hoặc do biến động của môi trường tự nhiên; lưới

thứ hai: Giảm thiểu rủi ro, bao gồm nhóm chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm nông nghiệp để bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên;

lưới thứ ba: Khắc phục rủi ro, bao gồm nhóm chính sách trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Phương (2011), trong cuốn Pháp luật an sinh xã hội - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước tiêu biểu như Đức, Mỹ, Nga; đồng thời, trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh luật, tác giả đưa ra nhận định, đánh giá chung về những ưu điểm, bất cập trong pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan hệ thống về ASXH, chương này nghiên cứu về nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ ASXH, vai trò của ASXH và các thiết chế ASXH dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chương 2: Pháp luật ASXH của một số nước, chương này tập trung nghiên cứu pháp luật ASXH của một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Đức và Nga. Đây là những quốc gia có những nét rất đặc trưng và có thể đại diện cho các mô hình ASXH khác nhau trên thế giới. Chương 3: Pháp luật về ASXH của Việt Nam, chương này giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, phân tích những đặc điểm của hệ thống và sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của các quốc gia khác, các tác giả rút ra một số bài học để vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)