Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 57 - 62)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Theo sốliệu thống kê năm 2017, huyện Trảng Bom có 308.144, mật độ dân số 946,94 người/km2. GDP bình quân đầu người 58,177 triệu đồng; toàn huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống.

Bảng 2.2 Thống kê dân sốhuyện Trảng Bom năm 2017 Số TT Đơn vị hành chính Dân số

(người)

Diện tích (km2)

Mật độ dân số (người/km2)

Toàn huyện 308.144 325,41 946,94

1 TT Trảng Bom 24.630 9,308 2.646,11

2 Xã Thanh Bình 12.833 29,192 439,61

3 Xã Cây Gáo 17.363 17,363 611,42

4 Xã Bàu Hàm 9.356 22,484 416,12

5 Xã Sông Thao 11.832 26,493 446,61

6 Xã Sông Trầu 29.702 42,961 691,37

7 Xã Đông Hòa 12.681 11,319 1.120,33

8 Xã Bắc Sơn 54.789 22,211 2.466,75

9 Xã Hố Nai 3 41.973 19,079 2.199,96

10 Xã Tây Hòa 14.225 14,727 965,91

11 Xã Bình Minh 23.689 14,271 1.637,00

12 Xã Trung Hòa 11.725 14,491 784,82

13 Xã Đồi 61 11.958 25,757 464,26

14 Xã Hưng Thịnh 9.798 16,959 577,75

15 Xã Quảng Tiến 15.161 7,101 2.135,05

16 Xã Giang Điền 6.365 8,926 713,09

17 Xã An Viễn 6.810 22,119 307,88

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Trảng Bom

Dân số trong độtuổi lao động: 195.971 người lao động trong các ngành nghề. Lao động nông nghiệp liên tục giảm từ năm 2010 đến năm 2017. Huyện đang trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại không ngừng tăng trong giai đoạn 2000 đến nay. Tuy nhiên lượng tăng này do phần lớn lao động từ các huyện, tỉnh khác đến làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Song song với sự tăng lực lượng lao động từ các địa bàn khác, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ của toàn huyện tăng nên ngành dịch vụ cũng không ngừng phát triển.

Bảng 2.3 Thống kê lao động huyện Trảng Bom năm 2017 Số

TT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ

Lực lượng lao động từ 15 trở lên 195.971

1 Trong đó: lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm 186.878 95,36 2 Phân theo giới tính

2.1 Nam 99.783 50,92

2.2 Nữ 96.188 49,08

3 Phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

3.1 Chưa qua đào tạo 66.949 34,16

3.2 Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ 96.804 49,40

3.3 Có chứng chỉ đào tạo 4.946 2,52

3.4 Sơ cấp nghề 4.994 2,55

3.5 Trung cấp nghề, TC chuyên nghiệp 7.006 3,58

3.6 Cao đẳng nghề 2.373 1,21

3.7 Cao đẳng 4.070 2,08

3.8 Đại học 8.367 4,27

3.9 Trên đại học 360 0,18

3.10 Khác 78 0,04

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Trảng Bom

2.1.2.2. Tình hình văn hóa, y tế, giáo dục + Văn hoá:

Hệ thống văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, 01 thư viện huyện và 14 bưu điện văn hóa. Có 14/17 xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa.

Thư viện có hơn 58.000 đầu sách, nguồn sách rất phong phú, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân. Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt 100%, sốxã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 95%.

Huyện có một nhà thi đấu đa năng, một sân vận động và 1 hồ bơi tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện.

+ Y tế:

Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 17/17 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Tổng số cán bộy tế là 290 người, gồm 247 người ngành y và 43 người ngành dược. Ngành y có 37 bác sĩ và chuyên khoa, 72 y sĩ, 100 điều dưỡng, 38 nữ hộ sinh và trình độ khác. Ngành dược có 3 dược sĩ đại học, 35 dược sĩ trung cấp và 5 dược tá.

Toàn huyện có 255 giường bệnh, với mạng lưới cơ sởkhám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho người dân. Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân là 1,72 (Tỷ lệ tăng so với cuối năm 2014 là 110,3%). Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được mởrộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tổchức thường niên nên tỷlệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 1,4% .

+ Giáo dục:

Trên địa bàn huyện có 01 trường đại học: Trường Đại học Lâm Nghiệp –Phân hiệu Đồng Nai, có 02 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Kinh thế kỹ thuật TP.HCM (Vinatex), Trường cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi, 01 trung tâm dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 05 trường trung học phổ thông, 17 trường trung học cơ sở, 32 trường tiểu học, 23 trường mẫu giáo và 58 nhóm trẻ. Ngoài ra, huyện còn có số cơ sởdạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Công tác chống mù chữ và phổcập tiểu học được duy trì, có 17/17 xã, thịtrấn được đã xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Số học sinh phổthông bình quân trên 1 vạn dân là 1.718 (Tỷlệ tăng so với cuối năm 2014 là 102,2%). Cuối năm 2013 có 99% giáo viên đạt chuẩn theo quy định, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt bình quân trên 91%, học sinh thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%.

2.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạtầng

Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, các quy hoạch ngành, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, chợ, giao thông, các công trình văn hoá, thể thao… Ngoài các tuyến giao thông quan trọng dẫn đến các khu, cụm công nghiệp thì phong trào xã hội hóa giao thông được đẩy mạnh 100% số xã có đường nhựa về đến trung tâm. Cơ bản đã hình thành kết cấu hạtầng nông thôn (điện, đường, trường, thông tin liên lạc)…

Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua; đồng thời, là địa phương có nhiều dự án quan trọng đã và sẽ được triển khai xây dựng như: Nâng cấp Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 1A – tuyến tránh thành phốBiên Hòa (đường Võ Nguyên Giáp), Trạm điện 500KV và các tuyến đấu nối khu vực Sông Mây, Tổng kho trung chuyển Miền Đông, đường Vành đai 4, đường Trảng Bom –Xuân Lộc.

Các xã trên địa bàn huyện đều có điểm dịch vụ điện thoại công cộng và 11 bưu điện văn hóa xã (gồm: xã Cây Gáo, Giang Điền, Quảng Tiến, An Viễn, Giang Điền, Thanh Bình, Tây Hòa, Trung Hòa, Sông Thao, Bàu Hàm, Bắc Sơn). Mật độ sử dụng điện thoại đạt trên 80 máy/100 hộ dân (bao gồm điện thoại di động và cố định). Các ấp, khu phố trên địa bàn huyện đều có internet, các đại lý kinh doanh internet, điện thoại... phát triển nhanh; tỷ lệ người dân sửdụng điện thoại ngày càng nhiều, do đó các Bưu điện văn hóa xã chủ yếu chỉ thực hiện chức năng bưu chính, hầu hết đều không thực hiện các dịch vụ viễn thông tại chỗ mà chỉ cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở kinh doanh và các hộ gia đình.

2.1.2.4. Tình hình kinh tế

Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam gồm Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, có Quốc lộ 1A, tuyến tránh thành phố Biên Hòa (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 20 và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tếhuyện luôn đạt khá cao.

Trong những năm qua, huyện Trảng Bom là một trong những huyện có sự phát triển cao của tỉnh Đồng Nai. Mức tăng GDP trên địa bàn huyện trong 3năm (2016 –2018)đều trên 30% , vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Cùng với công nghiệp, Trảng Bom đã đặc biệt chú ý huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển. Trong 5 (2014 -2018) năm qua, tổng nguồn vốn mà Trảng Bom huy động cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã lên tới trên 8.800 tỷ đồng. Chính nhờ nguồn lực này mà bộ mặt huyện Trảng Bom có sự đổi mới từng ngày. Hàng chục tuyến giao thông nông thôn đã được huyện tập trung đầu tư. Nhờ đó tiềm năng đất đai những xã vùng sâu, vùng sa, vùng căn cứ kháng chiến cũng được đánh thức. Với những nổ lực không ngừng,

Trảng Bom sẽ là địa phương “đi trước về trước” trong quá trình CNH – HĐH ở tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó huyện còn đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân để duy trì quá trình phát triển bền vững. Chính sách an sinh xã hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực đến đời sống của người dân huyện Trảng Bom. Tuy nhiên việc thực hiện một số chính sách an sinh ở một số nơi còn chưa minh bạch, công tác điều tra, rà soát, tổng hợp đối tượng thụ hưởng chính sách còn thiếu chính xác. Công tác chi trả, hỗ trợ đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa phù hợp, việc xây dựng các chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn…chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

2.1.2.5.Tình hình an ninh quốc phòng

Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Thực hiện hiệu quả công quản lý nhà nước về quốc phòng; gắn quốc phòng với phát triển kinh tế, quốc phòng với an ninh. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố và tăng cường.

Công tác bảo vệ ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đạt được những kết quả quan trọng, các loại tội phạm được kiềm chế; công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ và đạt được kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)