1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
Đây là các yếu tố thuộc về chính ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Việc mở rộng cho vay KHCN phụ thuộc rất lớn vào chính sách cho vay; năng lực tài chính của ngân hàng; chất lượng cho vay KHCN; số lượng, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng; hoạt động marketing của ngân hàng và mạng lưới của ngân hàng.
Phương thức quản lý của Lãnh đạo đơn vị
Việc phát triển tín dụng tại các Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, cách làm và phương thức quản lý của Người Lãnh đạo đơn vị.
Sự đa dạng, linh hoạt và mạnh dạn trong quyết định tín dụng phụ thuộc lớn vào tầm nhìn và cam kết của Lãnh đạo đơn vị. Đó là phương hướng để cho một tổ chức tín dụng có thể hoạt động hiệu quả hay không ở rất nhiều các phân khúc thị trường như hiện nay.
Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Yếu tố này có vai trò khá quan trọng.
Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi.
Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của Ngân hàng .
Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có thể ở các mặt sau:
- Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những kĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc.
Bộ máy tổ chức, quy trình thực hiện và mạng lưới giao dịch
Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng hiện tại còn phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc bởi sự thiếu chuyên nghiệp dẫn tới tình trạng một bộ phận ôm đồm quá nhiều công đoạn khiến cho hiệu quả công việc không cao và gây áp lực rất lớn tới người lao động.
Quy trình cho vay và quản lý khoản vay của một ngân hàng là tổng thể những trình tự, những giai đoạn, những bước công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đề nghị vay của khách hàng đến khi thu hồi đầy đủ khoản nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng.
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng. Tại các chi nhánh và Phòng giao dịch của ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu nợ. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thương mại.
SHB có gần 400 điểm Giao dịch trên các tỉnh thành trong nước và 2 Chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào.
Nguồn nhân lực
CBTD là người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn hồ sơ và đánh giá sơ bộ về phương án cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt
động cho vay KHCN nói riêng.
Nhân tố về Công nghệ
Công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng kỹ thuật quan trọng để thực hiện các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Ngành Ngân hàng đã coi việc ứng dụng và phát triển CNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động ngân hàng. Trong lĩnh vực tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Đầu tư vào CNTT tiên tiến là yếu tố quyết định đối với sự thành công của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như qui mô vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng mà năng lực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mở rộng. Vì vậy, đây là một yếu tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Hoạt động Marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng cho vay KHCN. Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Nếu thực hiện hoạt động marketing tốt, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung, và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay KHCN. Thị trường cho vay KHCN còn rất tiềm năng ở Việt Nam, vì trong một thời kì dài khối NHTM chỉ tập trung chủ yếu cho vay khách hàng doanh nghiệp, vì vậy, công tác Marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng đó có một “miếng bánh thị phần” lớn ở thị trường rất màu mỡ này. Hoạt động Marketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi
trường nhưng sự thích ứng này phải luôn luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.