3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa, ban hành mới cơ chế quy trình nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng tập trung, thông tin trực tuyến đồng thời phân cấp ủy quyền cho từng cấp rõ ràng.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh, phòng giao dịch ở nông thôn nhất là các thiết bị tin học.
Đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tư hỗ trợ các chi nhánh, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới giữ vững thị trường và từng bước mở rộng hơn việc cho vay đối với KHCN, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng.
Phát triển cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế: Tín dụng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.
Về mục tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhân tập trung vào các nội dung sau: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; Gia tăng lượng khách hàng cá nhân vay vốn;
Gia tăng lượng vốn cho vay; Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay; và Nâng cao hiệu quả cho vay.
Hoạt động cho vay KHCN của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng, các yếu tố thuộc về khách hàng và các yếu tố chủ quan thuộc về chính ngân hàng.
Qua phân tích thực trạng hoạt động phát triển cho vay đối với khác hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy:
Hệ thống các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện nay chi nhánh đang áp dụng tương đối đầy đủ và liên tục được nghiên cứu bổ sung tiện ích nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mạng lưới cấp tín dụng cá nhân của chi nhánh khá tốt phân bổ rộng khắp trên địa bàn hoạt động, được triển khai tại Phòng Khách hàng cá nhân tại chi nhánh và tất cả các phòng giao dịch đặt tại các khu dân cư, mạng lưới ATM được phân bổ phù hợp tại các địa bàn dân cư, nhân lực phục vụ cho hoạt động tín dụng bán lẻ bảo đảm được công việc.
Để phát triển cho vay khách hàng cá nhân hơn nữa, SHB Bắc Ninh cần thực hiện các giải pháp sau: đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân; đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm; hoàn thiện về quy trình xử lý hồ sơ, phân đoạn khách hàng cá nhân; tăng cường phát triển mạng lưới cung cấp các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân; phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ cho vay khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên bản chuyên đề của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại
ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với SHB Bắc Ninh.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương cũng như gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và anh chị em cán bộ nhân viên trong chi nhánh SHB Bắc Ninh đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm phát triển, Truy cập ngày 20/03/2015 tại http://tadri.org/vi/news/Tin-tuc/VE-KHAI-NIEM-PHAT-TRIEN- 199/
2. Đoàn Quế Thanh (2016), Ngân hàng bán lẻ, cuộc chơi sôi động, Truy cập ngày 30/04/2016 tại http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/ngan-hang-ban- -cuoc-le choi-soi-dong-150056.html
3. Thời báo Ngân hàng (2013), ANZ Việt Nam đạt danh hiệu Ngân hàng bán lẻ tốt nhất, Truy cập ngày 22/03/2013 tại http://thoibaonganhang.vn/anz-viet-nam- dat-danh-hieu-ngan-hang-ban- -tot-nhat-27098.html le
4. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) (2009) Lý thuyết về Ngân hàng thương
5. Ngân hàng SHB Bắc Ninh (2016), Báo cáo phòng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân (2014,2015,2016).
6. Ngân hàng SHB Bắc Ninh (2016), Báo cáo tài chính (2014,2015,2016).
7. Ngân hàng SHB Bắc Ninh (2016), Báo cáo tín dụng SHB Bắc Ninh (2014, 2015, 2016).
8. Nguyễn Hữu Tài (2016), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Á Châu (2016), Báo cáo kết quả kinh doanh 2016.
10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2016), Báo cáo kết quả kinh doanh 2016.
11. Nguyễn Kim Anh (2008). Phát triển trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.
12. Nguyễn Ngọc long (2010), Giáo trình triết học Mác_Lênin, NXB chính trị quốc gia .
13. S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
15. Quốc hội, 2010, Luật các tổ chức tín dụng
16. Thống đốc NHNN (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN -ngày
31/12/2001, Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
17. Thống đốc NHNN (2005), Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN -ngày 31/05/2005, Về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc - sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
I-
1. Họ và tên: ...
Số điện thoại: ...
Địa chỉ: ...
- Nghề nghiệp hiện tại: ...
- Đơn vị làm việc: ...
Địa chỉ: ...
Giới tính: Nam: Nữ:
Trình độ văn hoá, chuyên
môn nghiệp vụ
cao nhất
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Phổ thông trung học
Phổ thông cơ sở
Khác
II-
+ Nhiều người biết đến + Ít người biết đến
+ Rất hài lòng + Hài lòng
+ Không hài lòng
+ Đề xuất:...
………
………
………
………
………
+ Phù hợp + Nhanh
+ Chậm + Đề xuất:
………
………
………
………
+ Cao
+ Thấp + Hợp lý Đề xuất:
………
………
………
………
+ Đơn giả
+ Bình thường + Phức tạp Đề xuất:
………
………
………
………