Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển ho vay kháh hàng á nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội, chi nhánh bắ ninh (Trang 64 - 68)

2.4. Đánh giá chung về thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Chi nhánh Bắc Ninh

2.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân

Chỉ đạo về việc định hướng phát triển SHB Bắc Ninh thành một ngân hàng bán buôn kết hợp với ngân hàng bán lẻ hiện đại cũng như phát triển tín dụng cá nhân mới chỉ là bước đầu. Tổ chức về con người, mô hình, cơ chế, chính sách, sản phẩm chưa chuyên nghiệp, tầm nhìn người Lãnh đạo chưa đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu của một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Cụ thể như Phòng kiểm tra nội bộ kiểm tra hồ sơ tín dụng sau cho vay một cách máy móc và nguyên tắc đôi khi không phù hợp với đặc điểm của khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình và Phòng Kiểm toán nội bộ lại hoạt động độc lập (theo ngành dọc) nên Ban Giám đốc không trực diện giải quyết những vướng mắc gặp phải và chưa có cam kết điều chỉnh hay ý kiến điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn. Vì vậy để phát triển công tác bán lẻ không thể một sớm một chiều mà vẫn cần có thời gian để thay đổi về thói quen và nhận thức.

2.4.2.2. Hạn chế về tổ chức (bộ máy tổ chức, quy trình, thủ thục, ...)

- Bước đầu có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mô hình một NHBL hiện đại song sự thay đổi này là chưa đáng kể, chưa hỗ trợ tối đa cho công tác bán lẻ.

- Việc thành lập Phòng Xử lý nợ tại SHB Bắc Ninh là thay đổi ban đầu về cơ cấu tổ chức để Phòng Tín dụng cá nhân có thể tập trung triển khai tín dụng cá nhân tại chi nhánh. Tuy nhiên phòng này chưa khai thác tối đa chức năng hoạt động do đó chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Chi nhánh chưa đưa ra nhiều chính sách và sảnphẩm mới mang tính đột phá cho mảng tín dụng cá nhân đối với các khu vực làng nghề truyền thống và các khu công nghiệp mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác như huy động vốn, ngân hàng điệntử, dịch vụ chuyển tiền…

- Quy trình còn rườm rà, phức tạp và đang trong giai đoạn triển khai phần mềm phê duyệt tín dụng mới nên còn nhiều lỗi và vướng mắc.

- Các văn bản hướng dẫn liên tục thay đổi và nhiều điểm chưa đồng nhất vì có nhiều điểm chưa phù hợp thực tế ở địa bàn nên CBTD khó triển khai áp dụng.

Hiện nay tại SHB Bắc Ninh một CBTD phải đảm trách hầu hết các khâu tác nghiệp từ tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho đến thẩm định, nhắc nợ, thu nợ và xử lý nợ có vấn đề. Việc ôm đồm nhiều công việc như vậy khiến CBTD mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành từ đầu đến cuối một hồ sơ vay dẫn đến không phát huy được tối đa chuyên môn chính là tìm kiếm khách hàng và công tác thẩm định.

2.4.2.3. Hạn chế về nguồn nhân lực

Việc đào tạo cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, quan hệ khách hàng tuy đã triển khai nhưng thực sự chưa có tính hệ thống, thiếu bài bản, chưa bắt kịp nhu cầu phát triển.

Lãnh đạo các phòng giao dịch chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết triển khai tín dụng cá nhân tại phòng giao dịch. Lãnh đạo phòng giao dịch chỉ có chuyên môn kế toán mà không có chuyên môn và thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng nên không mạnh dạn xét duyệt hồ sơ tín dụng.

Cơ cấu nhân lực của SHB Bắc Ninh được thể hiện cụ thể theo bảng 2.16:

6.

Chi tiết ≤ 30 tuổi

31 40 ≤ tuổi

≥ 0 tuổi 4 Trên đại học

Đại học

Cao đẳng/

Trung cấp

GĐ/Phó GĐ 0 2 0 1 1 0

TP/PTP 1 5 1 2 4 0

Nhân

viên/Chuyên viên

36 10 0 3 42 1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SHB Bắc Ninh 2014-2016) Riêng lực lượng chuyên viên làm việc tại Phòng Tín dụng cá nhân còn thiếu so với định biên nhân sự (10/12) do có một số cán bộ chuyển công tác chưa tuyển dụng bổ sung kịp thời. SHB Bắc Ninh chưa hoạch định được số lượng nhân sự cần thiết cho phát triển tín dụng cá nhân trong ngắn hạn và lâu dài. Từ đó dẫn đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự lẻ tẻ gây tốn kém chi phí, đồng thời cũng không kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng công tác bán hàng.

2.4.2.4. Hạn chế về cơ sở vật chất và công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Trong thời gian qua, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam đã tích cực đầu tư hệ thống CNTT hiện đại, hệ thống Core banking và các modul ứng dụng có sự tương đồng và liên kết lẫn nhau giữa các NHTM Việt Nam với nhau và giữa các NHTM Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài (Tô Khánh Toàn, 2014).

Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ mới liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại

SHB Bắc Ninh còn nhiều hạn chế. Phòng công nghệ thông tin tại chi nhánh đã công tác từ khi Chi nhánh đi vào hoạt động tuy nhiên có duy nhất một cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý do đó còn cần nhiều sự hỗ trợ từ ội sở chính. Cơ sở vật H chất kỹ thuật chưa được đầu tư chiều sâu như máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy scan, bàn ghế và các công cụ dụng cụ phục vụ công việc khác mới chỉ đáp ứng nhu cầu ban đầu.

Hiện tại, SHB đã có phần mềm Xếp hạng tín dụng để thực hiện phân tích đánh giá các chỉ tiêu cơ bản về chấm điểm tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, tính khả thi của phương án vay vốn và các chỉ tiêu định tính khác. Phần mềm này tuy hỗ trợ tương đối đắc lực nhưng quy trình phê duyệt còn rườm rà, phức tạp dẫn đến mất khá nhiều thời gian tác nghiệp.

Hệ thống hạch toán Intellect, theo dõi thông tin khách hàng tuy được đầu tư với số tiền khá lớn nhưng còn nhiều lỗi khi chiết xuất báo cáo gây cản trở rất lớn trong quá trình thực hiện.

Do đơn vị chỉ thuê được 02 tầng của tòa nhà Viglacera với tổng diện tích khoảng 300m2, bố trí Phòng Ban làm việc còn chưa hợp lý và chật chội. Có thể đánh giá khi quy mô chi nhánh được mở rộng, cơ sở vật chất hiện tại chắc chắn sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Cơ sở vật chất, công nghệ áp dụng tại SHB Bắc Ninh và một số Ngân hàng trên địa bản Tỉnh, cụ thể theo bảng 2.17 sau:

2.17.

Tiêu

chí SHB Sacom bank

Agri bank

Vietcom bank

Vietin bank

Địa điểm Kinh doanh Thuê x x x

Sở hữu x x

Phần mềm Xếp hạng tín dụng Có x x x x x

Không Phần mềm phê duyệt Tín

dụng

Có x x x

Không x x

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SHB Bắc Ninh 2014-2016)

Một phần của tài liệu Phát triển ho vay kháh hàng á nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội, chi nhánh bắ ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)