1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi Hươu, Nai
Hươu, Nai là loài vật động vật hoang dã nên việc chăn nuôi Hươu, Nai cần có lý thuyết áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu, Nai có bản chất ăn tạp, bộ phận tiêu hóa khác với các loại gia súc khác, thời gian - chăn nuôi Hươu, Nai kéo dài từ 18 - 22 năm. [15]
Hươu, Nai đực trước và sau thời gian lên nhung khoảng 50 – 60 ngày là cắt, cần có sự đầu tƣ thêm về thức ăn, còn sau thời gian đó cũng cho ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần nhƣ tính cách hoang dã. [15]
1.1.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi Hươu, Nai
Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dƣỡng tác động không kém đến khả năng sản xuất đó là năng suất, chất lƣợng nhung, khả năng sinh sản. Đây là những vấn đề quan trọng nhất trong việc nuôi Hươu, Nai nếu làm tốt theo các bước trong quy trình này, chắc chắn chúng ta sẽ thu đƣợc những kết quả tốt.
a. Chuồng trại
Việc xây dựng chuồng trại phải đạt đƣợc các mục đích sau đây:
- Phù hợp với các đặc tính sinh lý của Hươu, Nai.
- Có độ bền vững, chắc chắn không cho Hươu, Nai thoát ra ngoài và đi mất.
- Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của Hươu, Nai.
b. Chọn giống Hươu, Nai để nuôi [22]
* Đối với Hươu, Nai đực
- Con khoẻ mạnh, lông mƣợt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn.
- Chọn những con đực sinh ra từ những con bố mẹ tốt, nên chọn con lứa thứ 2 đến thứ 7, con bố có đặc điểm tốt đã có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5kg/năm trở lên (đối với hươu) từ 2 - 2,8 kg/năm trở lên (đối với nai).
* Đối với Hươu, Nai cái
Chọn con đƣợc sinh ra từ con mẹ ổn định hàng năm, nuôi con khỏe không bị bệnh truyền nhiễm.
Chọn Hươu, Nai được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các lứa sau. Hươu, Nai con khỏe mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rõ. [22]
c. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Hươu, Nai []
* Nhu cầu dinh dƣỡng
Lượng thức ăn cho ăn: Cho Hươu, Nai ăn đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần ăn và có sự điều chỉnh, theo dõi tránh bội thực do ăn quá no hoặc phải theo dõi Hươu, Nai ăn thiếu khẩu phần dẫn đến quá đói (thiếu thức ăn).
Bảng 1.2: Khẩu phần ăn của các loại Hươu, Nai trong một ngày đêm
Chỉ tiêu Thức ăn Xanh(kg)
Thức ăn tinh (kg)
Thức ăn củ quả (kg)
Khoáng sinh tố(g)
Muối (g)
Nước (lít)
Tập ăn đến cai sữa 8 0,3 0,5 3 10 2
Hâu bị 12 0,4 1,5 5 15 7
Kiểm định 15 0,5 2 7 18 10
Cơ bản 20 0,6 2,5 10 20 12
Mang thai ≤5tháng 18 0,8 1,5 7 18 10
Mang thai>5tháng 15 0,5 2 10 20 12
Đực mọc nhung 22 0,8 2,5 10 20 12
Qua bảng 1.2 Định mức khẩu phần ăn cho chúng chúng ta thấy rằng, thức ăn chủ yếu dùng cho Hươu, Nai là thức ăn thô xanh, thức ăn tinh rất ít, điều này phù hợp với dạ dày bốn túi, tiêu hoá nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ cây giàu xơ. [16]
Bảng 1.3: Nhu cầu về protein của các loại hươu, Nai
Chỉ tiêu Protein
(g/kgvck)
Lƣợng chất khô ăn vào
Hươu, Nai đực 90-100 3,0-0,4
Hươu, Nai đực mọc nhung 120-140 3,0- 5,0
Hươu, Nai cái 90-100 1,6-2,5
Hươu, Nai cái không mang thai 90-100 1,6-2,5 Mang thai<=5tháng 100-120 1,6-2,5 Mang thai>5tháng 140-150 2,3-3,0
Tiết sữa nuôi con 160-170 3,0-4,0
Nguồn: Alecxander, TL, 1986 (29)
Cung cấp đầy đủ nước cho Hươu, Nai thì quá trình tiêu hoá thực hiện được dễ dàng, chúng ta cần cho Hươu, Nai uống nước sạch và đầy đủ. [16]
d. Quy trình cắt nhung Hươu, Nai [16]
Thời gian cắt nhung khoảng 50 – 55 ngày sau khi mọc là tốt nhất vì có chất lượng cao và không ảnh hưởng nhiều đến các chu kỳ tiếp theo. Quá trình cắt nhung phải nhanh gọn, an toàn cụ thể nhƣ sau:
* Chuẩn bị dụng cụ
- Cưa sắt để cắt nhung, cưa thật sắc, thường dùng cưa xương dụng cụ y tế.
- Vải để bịt mắt Hươu, Nai.
- Thuốc cầm máu và thuốc chống nhiễm trùng.
- Một số dụng cụ khác nhƣ: Dao, dây thừng … để sử dụng lúc cần thiết.
- Nhân lực: Cần ít nhất là từ 4 – 5 người (đối với hươu), từ 6 - 7 người (đối với nai) hiểu biết về việc cắt nhung và có sức khỏe.
* Bắt giữ Hươu, Nai
- Dùng rơm rạ, cỏ khô rải vào khu vực cắt nhung để tránh cho con vật bị thương trong thời gian cắt.
- Khống chế và cố định Hươu, Nai phải nhanh và phải bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi, yêu cầu nhanh gọn. Thường là những người có kinh nghiệm.
* Cắt nhung
- Cưa thật sắc, cưa nhanh khi gần đứt thì cưa nhẹ nhàng tránh bị xước, cƣa cách chân đế 1cm trong khoảng thời gian 4 – 5 phút. Dùng ca hoặc thau hứng máu đang chảy trong chậu đã có nước để nguội, sau đó đổ vào các chai thủy tinh có thêm rƣợu.
- Cầm máu phải nhanh chóng, thuốc cầm máu tốt, cách cầm máu là khi đã chuẩn bị các loại thuốc và gạc đắp thuốc cầm máu lên viết thương và nhanh chóng buộc chặt.
e. Các phương pháp bảo quản và chế biến nhung [16]
Nhung chứa rất nhiều máu vì thế khi cắt nếu không đƣợc sấy nhung sẽ bị thối, kém phẩm chất hoặc hư hỏng. Do đó, sau khi cắt nhung tươi từ Hươu, Nai ra ít nhất là 2h thì chúng ta phải tiến hành sấy nhung.
* Phương pháp sấy bằng than
Dùng các loại cỏ lá dài, sắc (cỏ Hươu, Nai thường ăn) quấn chặt quanh nhung rồi tren giữa hai liếp than với khoảng cách vừa sấy nóng nhung dần dần. Trong quá trình sấy luôn luôn kiểm tra và trở nhung để đảm bảo cho nhung khô đều, không nên sấy nhiệt độ quá cao mà sấy với nhiệt độ tăng dần.
* Phương pháp xấy bằng gạo rang
Phương pháp này thường được áp dụng nhiều. Ủ nhung vào bao gạo rang nóng nhiều lần. Khi gạo đã nguội tiếp tục rang lại, nhiệu độ sấy khoảng 60 – 700c, làm nhƣ vậy cho đến khi nhung khô hẳn thì đƣa vào bảo quản.
Cách này là khá tốt vì nhiệt độ vừa phải, đều, ít sơ suất làm hỏng nhung.
* Phương pháp sấy bằng điện
Thường dùng những lò sấy vi sóng có công suất lớn, ưu điểm sấy loại này là nhanh và hiệu quả.