Nhận thức rõ vai trò quan trọng của yếu tố giống, các hộ theo nghề nuôi Hươu, Nai coi việc chọn giống là hàng đầu, con giống cần được thích nghi, bảo đảm sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
Hiện nay ở xã Hiếu Liêm nguồn giống Hươu, Nai xuất xứ khác nhau ở các hộ chăn nuôi trong vùng. Do đó việc lựa chọn và xác định giống Hươu, Nai có phần khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm cung cấp giống có chất lƣợng. Áp dụng phương pháp chọn lọc và khẳng định con giống, chọn ra đực giống đủ tiêu chuẩn để nhân giống. Hươu, Nai đực giống tốt phải có được những yêu cầu đó là cho sản lƣợng nhung tốt, mỗi năm cho 1 – 3kg nhung (mỗi lần cắt thu đƣợc từ 0.5 – 1.5kg). Riêng đối với con cái phải sinh sản mỗi năm một lứa với khối lƣợng con là từ 5kg trở lên, nuôi con khéo ….
Theo dõi nguồn gốc của Hươu, Nai đực giống để đưa ra các biện pháp ngăn chặn giao phối cận huyết, đồng huyết. Đối với các cơ quan chức năng của xã, huyện trước hết phải quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi Hươu, Nai có Hươu, Nai đực giống nhằm hạn chế rủi ro cho hộ chăn nuôi Hươu, Nai cái sinh sản, đây là khâu mang tính kỹ thuật cao có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến hiệu quả nghề nuôi Hươu, Nai, tạo điều kiện khuyến khích nghề nuôi Hươu, Nai phát triển.
Đối với các hộ nông dân nuôi Hươu, Nai: Phải nhạy bén, năng động học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống rõ nguồn gốc trên thị trường, khi đưa Hươu, Nai cái đi giao phối cần xác minh chất lượng của Hươu, Nai đực phối để có kết quả giao phối tốt nhất, tránh giao phối cận huyết, đồng huyết.
Trong chăn nuôi luôn phải cải thiện chế độ chăm sóc chuồng trại, cần chú trọng đến việc quản lý các đực giống tránh sự giao phối tự nhiên, lập sơ đồ phối giống cụ thể, chi tiết hàng năm đối với từng con trưởng thành. Đồng thời để bảo quản nguồn gen gốc cho hộ chăn nuôi, cần bổ sung nguồn gen mới.
3.6.2. Đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nuôi Hươu, Nai
Như đã trình bày ở trên, nuôi Hươu, Nai là ngành nghề đòi hỏi đầu tư rất lớn, đem lại thu nhập cao cho hộ. Tuy nhiên khi có rủi ro xảy ra thì khả năng bảo toàn vốn và khả năng tái sản xuất của hộ bị hạn chế. Qua quá trình điều tra thì các hộ có nhu cầu vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Khó khăn chung của các hộ khi vay vốn là khả năng thế chấp của hộ, thời hạn vay ngắn, lãi suất cao. Cho nên, đứng về mặt chính sách, thể chế cần có chiến lƣợc về vấn đề này, Cụ thể, đối với việc mở rộng quy mô vốn, cần có những cơ chế tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận được các nguồn vốn vay với chi phí thấp. Hơn nữa, đồng vốn trong chăn nuôi Hươu, Nai lại chu chuyển chậm, tồn động vốn lâu, tính rủi ro cao nên các ngân hàng cần phải tăng thêm thời gian vay và với mức lãi suất thấp; đối với vấn đề bảo toàn vốn và ứng phó rủi ro, cần nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng các hình thức bảo hiểm trong nông nghiệp nhằm giúp hộ có thể ứng phó tốt nhất với những hậu quả khi xảy ra rủi ro trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, các tổ chức khác nhau trên địa bàn huyện nhƣ: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội những người chăn nuôi Hươu, Nai … cần phải tiếp tục phát huy vai trò của đoàn thể để các hộ có thể vay vốn tại các tổ chức trên, tạo điều kiện cho hộ đủ khả năng mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.6.3. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Hươu, Nai
Hiện nay trên địa bàn xã, huyện các cơ quan chính quyền đã tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật, cách phòng chữa bệnh ở Hươu, Nai, thông tin thị trường giá cả của sản phẩm nhung Hươu, Nai và Hươu, Nai giống tới các hộ, mỗi tháng lớp đƣợc mở 1 lần. Cơ quan chức năng, trạm khuyến nông cần tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả.
Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của những hộ nuôi Hươu, Nai thì các hộ cần quan tâm đến công tác chăm sóc Hươu, Nai đúng kỹ thuật vì Hươu, Nai là loại động vật hoang dã có tập tính kiếm ăn và hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày chúng tìm nơi kín đáo để ngủ, nghỉ. Do đó người chăn nuôi cần phải tìm hiểu tập tính cơ bản của động vật hoang dã nói riêng và Hươu, Nai nói chung để có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý.
Hiện nay, các hộ nuôi Hươu, Nai ở xã Hiếu Liêm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi cha ông truyền lại khi còn ở Hà Tĩnh, ít tham gia quá trình đào tạo, tập huấn. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của nhà nước, chính quyền địa phương và đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương và hội chăn nuôi Hươu, Nai tổ chức, đặc biệt là các lớp tập huấn về phòng chữa bệnh cho Hươu, Nai.
Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi đi tham quan.
Giới thiệu mô hình chăn nuôi tiên tiến để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích lũy kiến thức phục vụ cho nghề nuôi Hươu, Nai của gia đình.
3.6.4. Giải pháp tiêu thụ và thông tin thị trường
Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình chăn nuôi Hươu, Nai.
Người chăn nuôi cần nắm bắt các vấn đề thông tin về giá đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, vấn đề dịch bệnh nhằm giúp các hộ thêm thông tin về thị trường và định hướng trong sản xuất. Mỗi hộ, hội chăn nuôi cần tiếp tục xây dựng cho mình các quan hệ cần thiết với khách hàng, mối tiêu thụ, tiến tới hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Về chính quyền địa phương cần hỗ trợ và cung cấp cho người chăn nuôi những thông tin chính xác, kịp thời về giá cả đầu ra của nhung Hươu, Nai, con giống trên thị trường trong nước. Đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ xuất
khẩu nhung Hươu, Nai ra thị trường ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn xã Hiếu Liêm chƣa có tổ chức nào chế biến và xuất khẩu nhung khô. Do đó, trong thời gian tới chính quyền tỉnh, huyện và xã cần thành lập tổ chức đứng ra thu mua chế biến nhung Hươu, Nai và chế biến thành thuốc chữa bệnh cũng như xuất khẩu sang thị trường các nước.
3.6.5. Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác xã trong chăn nuôi
Để chống ép giá, giải quyết vấn đề vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi cũng nhƣ vấn đề tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chúng ta có thể xây dựng các tổ hợp tác xã trong chăn nuôi. Hiện nay việc hợp tác xã đang đƣợc diễn ra sôi nổi ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện, xã bởi họ đã nhìn nhận đƣợc lợi ích mà việc hợp tác mang lại. Hợp tác giúp cho các hộ chăn nuôi học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi Hươu, Nai ở các hộ khác.
Những hộ gia đình có vốn ít không đủ để tự mình theo nghề nuôi Hươu, Nai cần kết hợp với nhau để mở rộng quy mô chăn nuôi Hươu, Nai. Đó có thể là những hộ anh, em, bạn bè. Các hộ hợp tác với nhau, chung vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hợp tác để mua vật tƣ, bán sản phẩm, nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc hợp tác kinh tế, với những hộ chƣa tham gia thì việc tìm cho mình một hình thức hợp tác là rất cần thiết.
Đối với những thành viên trong tổ chức “Hội những người chăn nuôi Hươu, Nai ở xã Hiếu Liêm” thì những hộ có vốn tích lũy có thể cho các thành viên trong hội vay với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất, và các vật tƣ, thiết bị mà các hộ chưa dùng hết, tạo điều kiện cho nghề nuôi Hươu, Nai được phát triển. Các hội viên cùng nhau thảo luận và định ra giá của sản phẩm để tránh sự chèn ép của tư thương. Hội tổ chức hoạt động mua bán, trao đổi con giống, cùng tham gia bắt con giống từ bên ngoài hoặc có các thỏa thuận về mua bán con giống trong nội bộ hội, tổ chức hoạt động mua bán nhung Hươu, Nai để tránh tư thương ép giá.
3.6.6. Giải pháp về chính sách
Nghề nuôi Hươu, Nai ở xã Hiếu Liêm đang phát triển rộng khắp các nông hộ, nó mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân so với chăn nuôi giống gia súc, gia cầm khác. Để phát triển nghề nuôi Hươu, Nai với hiệu quả cao, có tính bền vững thì chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách đảm bảo các nội dung sau:
- Bảo đảm nguồn “gen” tốt, tránh giao phối cận huyết góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi Hươu, Nai của các hộ nông dân.
- Đảm bảo thực hiện đúng công tác phòng chống dịch bệnh cho Hươu, Nai.
- Có các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đẩy mạnh công việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nhung Hươu, Nai và Hươu, Nai giống.
- Các chính sách về giao đất, giao rừng cần đƣa ra thời hạn sử dụng cho các hộ dài hơn.
- Các chính sách về thị trường tiêu thụ trong huyện và ngoài huyện, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nhung Hươu, Nai ra các nước trên thế giới.