1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1970, Lê Hiền Hảo và Trần Hải đã thông báo về kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh trưởng của Hươu, Nai nuôi ở vườn Bách Thảo Hà Nội. [15]
Hoàng Minh Kiên (1987), Hoàng Minh Kiên và Đặng Huy Huỳnh (1987), nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và điều tra nhu cầu thức ăn của 3 loại thú móng guốc ở Kon Hà Nƣng (Gia Lai – Kon Tum). Các tác giả
đã đề cập đến một số tập tính sinh học sinh sản của Hươu, Nai rừng. Số lượng các loài thực vật có khả năng làm thức ăn cho Hươu, Nai rừng là 62 loài và số loài ƣa thích nhất là 24 loài. [18]
Lê Minh Sắt (1994), đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của Hươu, Nai và cho biết Hươu, Nai là động vật hoang dã, thích chạy nhảy, sống bầy đàn, việc chăn nuôi Hươu, Nai cần có lý thuyết để áp dụng nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu, Nai có bản năng ăn tạp, bộ phận tiêu hóa khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi kéo dài từ 20 – 25 năm. [21]
Trần Thị Hạnh và Nguyễn Ngọc Nhiên (1995), đã nghiên cứu nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết hoại tử đường ruột của Hươu, Nai. [14]
Trình Công Thành và Võ Đình Sơn (1996), khi khảo sát chăn nuôi Hươu, Nai ở Sài Gòn và một số tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam Việt Nam đã đưa ra nhận xét về tình hình chăn nuôi Hươu, Nai. Phương pháp xây dựng chuồng trại, hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thích nghi của Hươu, Nai nhốt. Các tác giả đi đến kết luận các hộ chăn nuôi thường ở quy mô vừa (3 – 4 con), và nhỏ (1 – 2 con) còn các hộ chăn nuôi quy mô từ 5 con trở lên rất ít. Nhìn chung chuồng trại của các hộ chăn nuôi đã đƣợc xây dựng chắc chắn và đảm bảo kỹ thuật. [22]
Nghiên cứu xác định các biện pháp khoa học nhằm nâng cao số lƣợng chất lượng và các sản phẩm Hươu, Nai Việt Nam (1998) của Viện chăn nuôi.
Đề tài nghiên cứu sự cận huyết của đàn hươu Hương Sơn – Hà Tĩnh và Nghệ An do tổ chức CIRARD tiến hành (2001) [16]
Dự án BIODIA của viện chăn nuôi về “Quản lý đàn hươu sao Việt Nam”
và “Nghiên cứu về kinh tế kỹ thuật sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm đăng ký nhãn mác nhung Hươu và thịt Hươu từ năm 2005 – 2007 ở Hương Sơn – Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu- Nghệ An”. Dự án này nhằm mục đích tăng năng lực chăn nuôi, phân tích các thành phần có trong nhung Hươu và thịt
Hươu, góp phần thúc đẩy quảng bá thương hiệu Hươu sao ở huyện Quỳnh Lưu và huyện Hương Sơn. [16]
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng đàn hươu sao hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh của Công ty cổ phần Hươu giống Hương Sơn – Hà Tĩnh” năm 2005 – 2006 do Nguyễn Chí Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài này nhằm mục đích hướng dẫn cho người chăn nuôi biết về quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng Hươu sao, kỹ thuật bảo quản và chế biến nhung Hươu, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho Hươu sao. [16]
Tại huyện Vĩnh Cửu. Nhằm ổn định hơn nghề này, năm 2009, ông Nguyễn Đình Châu (chủ nhiệm hợp tác xã) đã đứng ra vận động một số hộ chăn nuôi Hươu, Nai ở đây cùng thành lập HTX để phát triển nghề. Ông cho hay, thời gian tới HTX sẽ xây dựng một khu chăn nuôi tập trung để quản lý tốt hơn việc phát triển đàn Hươu, Nai. Vừa qua, HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đây là thuận lợi để hợp tác xã phát triển sản phẩm của mình. [19]
Các tài liệu công bố chủ yếu dựa trên kết quả điều tra, khảo sát và mô tả đặc điểm, sinh trưởng của Hươu, Nai rừng, đặc biệt các công trình nghiên cứu về kinh tế chăn nuôi Hươu, Nai còn quá ít ỏi. Những công trình đó mới chỉ đề cập đến vấn đề thực trạng chăn nuôi Hươu, Nai ở các hộ nông dân và chưa đưa ra những giải pháp cụ thể và phát triển chăn nuôi Hươu, Nai. Do vậy, trong thời gian tới cần đầu tƣ kinh phí để nghiên cứu các công trình về kinh tế chăn nuôi ở Việt Nam.
Chương 2