3.3. Tình hình chăn nuôi Hươu, Nai của các hộ điều tra
3.3.2. Điều kiện chăn nuôi của các hộ
* Quy mô đất đai
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp diện tích đất của các hộ
Tổng Diện tích (m2)
Đất thổ cƣ (m2)
Đất nông nghiệp (m2) Đất lâm nghiệp
(m2)
Đất khác (m2) Cây
hàng năm
Cây ăn quả
Đất ao hồ
Đất trồng cỏ
523,579 35,195 78,345 145,350 33,120 178,598 42,200 10,771 Bình quân 351.95 783.45 1,453.50 331.20 1,785.98 422.00 107.71 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua bảng 3.5 cho thấy tổng diện tích đất của 100 hộ điều tra là 523,579m2, bình quân 5,236 m2/ hộ, một diện tích khá lớn đối với các hộ gia đình, trong số đó thì đất dành cho nhà ở chỉ vào 35,195m2 chiếm 6.72% tổng diện tích trong khi đó diện tích trồng cỏ dành cho chăn nuôi là lớn nhất với
178,598m2 chiếm 34.1% tổng diện tích đất của các hộ, bình quân 1,786m2/hộ.
Ngoài ra diện tích đất dành cho trồng cây ăn trái chiếm thứ 2 với diện tích là 145,350m2 chiếm 27,77% Tổng diện tích đất.
Hình 3.2: Cỏ Mỹ làm thức ăn cho Hươu, Nai được trồng quanh nhà Nhìn chung với diện tích đất bình quân của hộ chăn nuôi Hươu, Nai là 1,786m2/hộ (chƣa tính diện tích chuồng trại). Bảng 4.6 cho thấy diện tích bình quân cho chuồng trại của mỗi hộ là 78.31m2. Tổng diện tích là 1864.31m2. đây là một diện tích tương đối lớn, phù hợp với công việc chăn nuôi Hươu, Nai, ngoài ra để bổ sung một số các loại thức ăn khác cho Hươu, Nai người dân đã sử dụng một phần diện tích trong tổng số quỹ đất của mình để trồng một số loài cây để tăng thêm lượng thức ăn tinh, bột cho Hươu, Nai ngoài cỏ.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy đƣợc lợi thế về mặt địa hình, khí hậu và đất đai của vùng, chăn nuôi Hươu, Nai đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế, tạo công ăn việc làm cho đối tƣợng ngoài tuổi lao động ở vùng nông thôn, để tăng thu nhập cho họ đang là hướng đi đúng của chính quyền địa phương huyện Vĩnh Cửu, đặc biệt đối với bà con đã duy trì nghề chăn nuôi Hươu, nai hơn 20 năm qua tại Hiếu Liêm.
* Số lƣợng cá thể và diện tích chuồng nuôi
Theo số liệu điều tra đƣợc tổng hợp từ bảng 3.6, thì tổng số cá thể Hươu, Nai được chăn nuôi trên 100 hộ điều tra là 686 cá thể trong đó có 102 cá thể Hươu và 584 cá thể Nai.
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp diện tích chăn nuôi Hươu Nai
Loài nuôi Số lƣợng Diện tích (m2)
D. tích BQ m2/cá thể Cái Đực Tổng
Hươu 58 44 102 571 6
Nai 356 228 584 7260 12
Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra
Theo kết quả điều tra trong 100 hộ chăn nuôi Hươu, Nai thì chỉ có 11 hộ nuôi Hươu, 100 hộ nuôi Nai, nghĩa là cả 100 hộ lựa chọn để điều tra thì cả 100 hộ đều tham gia chăn nuôi Nai, nhưng có 11 hộ nuôi cả Hươu và Nai.
Trong tổng số 102 cá thể Hươu thì có 58 cá thể Đực và 44 cá thể cái (tỷ lệ 1:1,3); với 584 cá thể Nai thì có 356 cá thể Nai đực và 228 cá thể Nai cái (tỷ lệ: 1:1,5).
Hình 3.3: Chuồng đƣợc thiết kế để nuôi Nai lấy nhung
Theo số liệu điều tra thực tế các hộ chăn nuôi Hươu, Nai đều nuôi cả Hươu, Nai đực và Hươu, Nai cái, chỉ có một số ít hộ chăn nuôi với số lượng ít
từ 1 - 3 cá thể thì chỉ nuôi Hươu, Nai đực mục đích lấy nhung, mà không nuôi sinh sản.
Từ bảng 3.5 cho thấy diện tích bình quân trên 1 cá thể Hươu là 6m2 còn Nai là 12m2. Với trọng lƣợng cơ thể chỉ vào khoảng 50 - 60kg thì yêu cầu về diện tích chuồng nuôi của Hươu nhỏ hơn Nai (trọng lượng khoảng 200kg).
Mặc dù vậy tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của từng hộ gia đình mà có kích thước về chuồng nuôi khác nhau, nhưng các hộ gia đình đều tận dụng tối đa về diện tích.
* Đều kiện về vốn
Theo số liệu điều tra thì 100/100 hộ chăn nuôi Hươu, Nai đều sử dụng nguồn vốn tự có, Khi đặt nền móng cho công tác chăn nuôi Hươu, Nai tại địa phương thì các hộ gia đình chỉ nuôi với số lượng ít tùy thuộc vào nguồn vốn của gia đình, song song với việc chăn nuôi Hươu, Nai thì các hộ gia đình đều tham gia canh tác các loại cây trồng như ăn trái, mía đường, cây ngắn ngày, mì, và chăn nuôi heo, gà, … thì đàn Hươu, Nai được gia tăng nhờ vào tỷ lệ sinh hàng năm, khi các con Hươu, Nai non được sinh ra thì các hộ gia đình tận dụng nguồn nhân lực cũng nhƣ vật tƣ thiết bị sẵn có trong nhà để làm chuồng, tận dụng lao động dư thừa sau ngày mùa để chăm sóc bầy Hươu, Nai và số lƣợng cá thể đã tăng nhiều sau hơn 20 năm phát triển nghề chăn nuôi Hươu, Nai tại địa phương.