Các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi đối với các cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hươu nai trên địa bàn huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 88 - 93)

Để có cơ sở cho việc phát triển nghề chăn nuôi Hươu, Nai trên địa bàn xã Hiếu Liêm, tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập các thông tin về các mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác nhân nuôi Hươu, Nai, kết quả được thể hiện dưới hình.

Hình 3.4: Biểu đồ mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi Hươu, Nai Ngoài ra, để thấy rõ hơn đƣợc những mặt thuận lợi và khó khăn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tăng thêm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.

3.5.1. Tổng hợp ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp ma trận phân tích SWOT

S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)

- Có hơn 20 năm kinh nghiệm, truyền thống chăn nuôi Hươu, Nai.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc chăn nuôi Hươu, Nai.

- Hươu, Nai là động vật hoang dã nên có tập tính hoang dã.

- Chƣa áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong quá trình chăm

- Thức ăn cho Hươu Nai dễ kiếm, hộ gia đình có thể tự sản xuất đƣợc.

- Tận dụng đƣợc lao động nông nhàn.

- Đam mê công việc và khả năng thích ứng với nghề cao.

sóc Hươu, Nai.

- Chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ.

- Chưa có cơ sở chế biến nhung Hươu Nai công nghiệp.

- Chưa có định hướng rỏ ràng cho đầu ra sản phẩm.

O (Cơ hội) T (Thách thức)

- Sản phẩm nhung Hươu, Nai đã dần có được thương hiệu trên thị trường.

- Huyện đã có các chính sách phát triển nghề nuôi Hươu, Nai cho các hộ gia đình chăn nuôi Hươu, Nai.

- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực tạo điều kiện người dân mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Thiếu thông tin về thị trường đầu ra của sản phẩm.

- Giá sản phẩm chƣa ổn định.

- Sản phẩm bán ra bị ép giá.

- Cần cơ cấu lại nghề nuôi Hươu, Nai ổn định lâu dài.

- Kỷ thuật chăn nuôi lạc hậu cần phải thay đổi.

3.5.2. Những thuận lợi qua phân tích SWOT

So với việc phát triển chăn nuôi các loài gia súc truyền thống, thì Hươu, Nai trở thành vật nuôi muộn hơn so với các loài vật nuôi khác, ở xã Hiếu Liêm nghề này mới chỉ bắt đầu từ hơn 20 năm trở lại đây, kết hợp với truyền thống có từ những năm cuối của thế kỷ 18 từ Hà Tĩnh thì kinh nghiệm nuôi Hươu, Nai cũng được gọi là có từ lâu, đó là điều kiện thuận lợi hàng đầu của những người theo nghề nuôi Hươu, Nai tại xã Hiếu Liêm. Bên cạnh đó, với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông suối cung cấp đủ nước cho mùa khô, thời tiết, thổ nhưỡng hết sức phù hợp cho Hươu, Nai phát triển.

Hươu, Nai là loài động vật dễ nuôi dưỡng, bởi Hươu, Nai ăn được nhiều loại thức ăn. Thức ăn chính của Hươu, Nai là các loại cỏ, lá cây có sẵn trong tự nhiên, dây khoai lang, cây lạc, lá các loại cây ăn quả, cây chuối, các loại

quả củ nhƣ bắp cải, khoai, mít, chuối … thức ăn bổ sung nhƣ muối ăn, vitamin. Ngoài ra còn có các sản phẩm chính và phụ trong nông nghiệp đƣợc sử dụng làm thức ăn nhƣ: Đậu, lạc, ngô … những sản phẩm phụ chế biến nhƣ:

tấm, cám … Các loại thức ăn do hộ tự sản xuất đƣợc.

Trình độ của hộ nuôi Hươu, Nai ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng Hươu, Nai. Qua điều tra 100 hộ chúng tôi thấy những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn có kết quả chăn nuôi lớn hơn các chủ hộ có trình độ văn hóa thấp. Hiện nay trên địa bàn xã Hiếu Liêm các cơ quan tổ chức, trạm khuyến nông, và các hộ chăn nuôi đã phối hợp với nhau thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi. Đặc biệt, hiện nay ở xã Hiếu Liêm hội nông dân đã thành lập ra “Hội những người nuôi Hươu, Nai Hiếu Liêm”. Hội được lập ra nhằm mục đích làm nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa những người nuôi Hươu, Nai với nhau, giữa những người mới bắt đầu nuôi Hươu, Nai với những người nuôi Hươu, Nai lâu năm.

Lao động phục vụ cho nghề nuôi Hươu, Nai chủ yếu là người trong hộ.

Thời gian chăm sóc Hươu, Nai có thể tận dụng thời gian nông nhàn của những người trong gia đình.

Sản phẩm nhung Hươu, Nai của Hiếu Liêm đã dần được chứng nhận thương hiệu, điều này giúp cho các hộ trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm nhung Hươu, Nai. Những người tiêu dùng ngoài tỉnh tin tưởng vào chất lượng của nhung Hươu, Nai Hiếu Liêm, tạo niềm tin cho những người nuôi Hươu, Nai lấy nhung.

Các hộ chăn nuôi đã thành lập ra tổ chức “Hội những người chăn nuôi Hươu, Nai Hiếu Liêm”. Tổ chức được thành lập với mục đích là nơi chia sẽ kinh nghiệm cũng như kiến thức chăn nuôi của những người nuôi Hươu, Nai.

Hằng năm, tổ chức có thêm hàng chục hộ tham gia vào tổ chức. Các hoạt

động của tổ chức nhƣ: Hỗ trợ vốn đầu tƣ đối với các thành viên trong hội có nhu cầu, tổ chức tham quan các mô hình trang trại nuôi Hươu, Nai.

3.5.3. Khó khăn gặp phải của các hộ nuôi Hươu, Nai từ phân tích SWOT Việc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Qua điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả. Tuy nhiên nguồn vốn của các hộ còn bị hạn chế, đặc biệt hiện nay các hộ chăn nuôi Hươu, Nai muốn vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi thường gặp khó khăn trong việc thế chấp, bên cạnh đó lƣợng vốn vay còn ít, lãi suất cao (1,45%), thời gian cho vay ngắn. Có đến 85,5% chủ hộ đƣợc phỏng vấn có ý kiến muốn vay thêm vốn để mua thêm giống và xây dựng thêm chuồng trại nuôi Hươu, Nai.

Bên cạnh đó, nhiều thông tin về hoạt động tín dụng nông nghiệp thiếu linh động, thủ tục còn phức tạp, lƣợng vốn vay thấp. Thiếu vốn làm cho hộ bị động trong sản xuất và mua sắm vật tư ảnh hưởng tới sự phát triển của nghề nuôi Hươu, Nai của hộ nói riêng và của xã Hiếu Liêm nói chung. Do đó cần có giải pháp cấp bách cho vấn đề này.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy 56,48% số hộ gặp khó khăn trong việc sử dụng đất để mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ. Bởi vì đất chia chƣa tập trung để mở rộng diện tích chuồng trại và mở rộng khu chăn thả Hươu, Nai. Mặt khác các hộ chăn nuôi cần thêm đất để làm đồng cỏ làm thức ăn cho Hươu, Nai. Khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi Hươu, Nai là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhung Hươu, Nai đã có thương hiệu nhưng thị trường còn nhỏ hẹp, hệ thống phân phối chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ đầu ra cho người chăn nuôi. Nhung Hươu, Nai tiêu thụ trên thị trường chưa qua khâu kiểm định, sản phẩm không có bao bì, công nghệ bảo quản. Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở, nhà máy chế biến nhung Hươu, Nai công nghiệp. Sản phẩm

bán ra bị các tiểu thương chèn ép giá cả do thiếu sự liên lạc giữa người bán và người mua.

Giá cả biến động bất thường, có những lúc giá cao nhưng sản phẩm chưa đến lúc thu hoạch, những lúc thu hoạch thì giá lại xuống thấp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người nuôi Hươu, Nai. Hầu hết các hộ đều cho rằng những vấn đề về giá cả họ định giá theo giá của những người xung quanh, giá của những lần bán trước chứ không biết rõ giá ở ngoài thị trường như thế nào.

Trong các hộ điều tra, có đến 69,5% gặp khó khăn trong chăn nuôi Hươu, Nai là giá cả đầu ra. Giá cả bất thường làm cho thu nhập của hộ không ổn định.

Do đó việc ổn định giá cả là yêu cầu cấp bách của nghề nuôi Hươu, Nai để người dân yên tâm với nghề nuôi Hươu, Nai.

Thực tế điều tra, phần lớn hộ nông dân sử dụng nguồn thức ăn có sẵn xung quanh khu vực và các sản phẩm từ trồng trọt: Lá cây, rau, củ quả … Nhiều hộ nuôi Hươu, Nai chưa nắm rõ được về nhu cầu thức ăn của Hươu, Nai nên Hươu, Nai bị mắc các bệnh về tiêu hóa, bên cạnh đó trong quá trình nuôi dưỡng Hươu, Nai còn bị các bệnh viêm phổi, chấn thương, cảm nóng lạnh … Khi Hươu, Nai bị bệnh các hộ thường chữa trị cho Hươu, Nai bằng các bài thuốc dân gian nên làm giảm sản lƣợng và chất lƣợng của nhung Hươu, Nai. Các chủ hộ thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc Hươu, Nai. Đây là vần đề mà trạm khuyến nông cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi Hươu, Nai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hươu nai trên địa bàn huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)