3.3. Tình hình chăn nuôi Hươu, Nai của các hộ điều tra
3.3.1. Thông tin chung về các hộ điều tra
Tổng số hộ điều tra là 100 hộ trong đó có tới 79 (79%) chủ hộ là nam; 21 (21%) là nữ. Mặc dù tỷ lệ nữ chỉ có 21% nhƣng đây là một trong số những người phụ nữ năng động, luôn chịu khó tìm tòi học hỏi và phát triển kinh tế, mặc dù họ là phụ nữ nhƣng họ đã thoát ra đƣợc bổn phận là chăm sóc gia đình và nội trợ thì họ đã mạnh dạn tìm hiểu và tham gia phát triển nghề chăn nuôi Hươu, Nai trên địa bàn huyện.
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thông tin về chủ hộ
Nghề nghiệp Số lƣợng
Thông tin chung Dân
tộc
Tuổi
bình quân Nam Nữ VH cấp I
VH cấp II
VH cấp III
Chƣa đào tạo
Nông nghiệp 100 Kinh 52 79 21 9 64 27 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Từ bảng 3.4 cho thấy, 100/100 hộ tham gia chăn nuôi Hươu, Nai có nghề nghiệp là Nông nghiệp có nghĩa công việc của họ thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, và chăn nuôi. Với lợi thế về mặt vị trí địa lý, khí hậu, cũng nhƣ đất đai thuận tiện cho nghề chăn nuôi. Do đó họ chọn công việc chăn nuôi Hươu, Nai là gắn với công việc sản xuất của họ. Trong số các hộ điều tra thì không có các thành phần khác tham gia nhƣ: Làm công tác cán bộ xã, hoặc làm Công nhân, hay viên chức nghỉ hưu, điều này cho thấy, công việc chăn nuôi Hươu, Nai ở đây được chú trọng coi như một ngành nghề của người dân địa phương.
Tuổi của các chủ hộ cũng khá cao, tuổi trung bình là 52 tuổi, tuổi cao nhất trong số các chủ hộ là 74 tuổi, và tuổi thấp nhất là 28 tuổi. Nhìn chung, độ tuổi của các chủ hộ tham gia chăn nuôi Hươu, Nai tập trung chủ yếu từ 40 cho đến 58 tuổi, đây là độ tuổi chín chắn về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm kinh tế, và họ có đủ kinh nghiệm để phân tích tìm ra phương án tối ưu nhất trong khả năng trong chăn nuôi, còn lại một số chủ hộ mặc dù tuổi đã cao nhưng do lòng yêu nghề, là người có công đặt nền móng cho nghề chăn nuôi.
Song song với đó là các thanh niên trẻ, sau khi không theo học các nghành nghề thông qua các bật học thì họ chọn cho mình một hướng đi đó là nối nghiệp của ông cha tại quê nhà, sau khi ổn định cuộc sống gia đình họ đã tận dụng kinh nghiệm của những người đi trước quanh khu vực sống và cũng tham gia với họ trong công tác chăn nuôi Hươu, Nai. Mặc dù vậy tuổi đời của họ cũng không quá trẻ, và số lượng này cũng không quá lớn, chỉ có vài trường
hợp, số liệu trên cũng cho thấy, quan điểm con em các chủ hộ phải đƣợc theo học một ngành nghề nào đó, chứ ít thấy ai nối nghiệp cha ông mình.
Điều đặc biệt trong tổng số các hộ điều tra về chăn nuôi Hươu, Nai thì chỉ có 27 hộ có trình độ cấp III, và có 9 hộ chỉ có trình độ cấp I, có tới 64 hộ với trình độ chỉ đạt cấp II, không có hộ nào đã trải qua trình độ Trung cấp, Đại học hoặc đƣợc trải qua đào tạo nghề, ngoại trừ một số các lớp tập huấn của Cán bộ Khuyến nông của huyện. Với số liệu thống kê ở trên cho thấy, lực lượng tham gia chăn nuôi Hươu, Nai tại địa phương có trình độ học vấn thấp.
Việc trình độ lao động còn thấp đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế nói chung và chăn nuôi Hươu, Nai nói riêng, không chỉ trên địa bàn, việc có trình độ thấp ngoài việc họ chỉ dựa vào kiến thức là kinh nghiệm ra thì họ sẽ thiếu sự chia sẻ về thông tin, kiến thức chăn nuôi, sơ chế, bảo quản cũng như giá cả sản phẩm họ bán ra. Họ sẽ phụ thuộc vào thị trường hoặc không liên kết được thành một tập thể mạnh, khi đó họ sẽ bị thị trường tạo ra sự bất ổn về giá cả, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một số hộ phải bỏ nghề nếu không trụ được qua những khó khăn về biến động thị trường. Mặt khác, việc thiếu về trình độ chuyên môn cũng như kiến thức cũng sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hóa, đặc biệt họ vẫn chưa tạo ra được thương hiệu về sản phẩm Hươu, Nai, trong khu vực và quốc tế.