Trong quá trình điều tra chúng tôi chọn các hộ theo nghề nuôi Hươu, Nai tại 2 xã và 1 thị trấn đại diện cho các hộ nuôi Hươu, Nai trong huyện.
- Xã Hiếu Liêm có truyền thống nuôi Hươu, Nai lâu đời ở Vĩnh Cửu.
- Xã Mã Đà là xã có các hộ mới theo nghề nuôi Hươu, Nai.
Kết quả điều tra ở 2 xã và 01 thị trấn trên sẽ phản ánh đặc thù cho vấn đề nghiên cứu của cả huyện.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung được nghề nuôi Hươu, Nai. Các thông tin thu thập cụ thể nhƣ sau:
- Điều kiện TN – KT – XH của huyện.
- Lịch sử phát triển chăn nuôi Hươu, Nai ở Vĩnh Cửu.
- Số lượng hộ chăn nuôi Hươu, Nai qua 3 năm.
- Số lượng Hươu, Nai của huyện qua 3 năm.
- Giá trị thu được của ngành Hươu, Nai của huyện trong 3 năm.
- Các hình thức nuôi Hươu, Nai.
- Kỹ thuật chăn nuôi Hươu, Nai.
- Các tài liệu báo cáo khoa học, các tin bài trên truyền thông về lĩnh vực chăn nuôi Hươu, Nai, ….
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập từ các hộ, các trang trại chăn nuôi Hươu, Nai trên địa bàn huyện. Sử dụng phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp: Điều tra theo câu hỏi, biểu mẫu chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt (Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi vào phụ biểu - mẫu phiếu phỏng vấn).
Tham quan khảo sát thực địa, trực tiếp phỏng vấn các hộ chăn nuôi Hươu, Nai. Các nội dung khảo sát.
+ Các thông tin chung về hộ: Giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, quy mô nuôi Hươu, Nai lao động và khẩu trong hộ, ….
+ Thực trạng chăn nuôi Hươu, Nai ở các nông hộ: Diện tích chuồng trại, diện tích đồng cỏ, giá trị sản lƣợng thu đƣợc ….
+ Các thuận lợi khó khăn của các cơ sở chăn nuôi Hươu, Nai.
+ Những mong muốn, kiến nghị của các hộ chăn nuôi Hươu, Nai.
+ Tổng số 100 phiếu đƣợc sử dụng trong quá trình điều tra tại 2 xã và 1 thị trấn trên.
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
Trên cơ sở đánh giá đƣợc hiện trạng trong chăn nuôi cũng nhƣ công tác quản lý chăn nuôi Hươu, Nai trên địa bàn huyện, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm phân tích đƣợc mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức, kết quả của phân tích SWOT góp phần vào việc đề xuất các giải pháp làm tăng hiệu quả trong công tác chăn nuôi Hươu, Nai: Khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đƣa ra lựa chọn, đƣợc sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm theo các bước:
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W)
Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T)
Kết hợp S/O: Thu đƣợc do sự phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội hộ chăn nuôi Hươu, Nai. Điều kiện quan trọng là sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội nhằm giúp các hộ tăng thu nhập, phát triển nghề nuôi Hươu, Nai lâu đời ở huyện.
Kết hợp S/T: Thu đƣợc từ sự phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ từ môi trường nhằm sử dụng mặt mạnh khống chế nguy cơ nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.
Kết hợp W/O: Thu đƣợc từ sự phối hợp giữa mặt yếu và các cơ hội. Hộ chăn nuôi cần tranh thủ các cơ hội để khắc phục các điểm yếu.
Kết hợp W/T: Là sự phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ mà người chăn nuôi gặp phải. Điều quan trọng là tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh các nguy cơ.
2.2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi điều tra hộ chăn nuôi, khách hàng sử dụng các sản phẩm và giống của hộ, chúng tôi tiến hành tổng hợp số liệu, sử dụng phương pháp phân tổ, dùng phần mềm Excel tính toán lập biểu và phân tích.
Số liệu sau khi điều tra, thu thập đƣợc chúng ta cần phải tổng hợp lại, trên cơ sở phân tổ thống kê những số liệu nào cần cho đề tài nghiên cứu.
Thông qua tổng hợp số liệu có ta có thể dễ dàng lựa chọn các phương pháp phân tích và xử lý số liệu sao cho sát thực nhất. Phương pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng là:
Thống kê mô tả: Tổ chức thu thập số liệu trên cơ sở điều tra mẫu bao gồm các chỉ tiêu liên quan nhƣ chi phí trung gian, diện tích, năng suất …
Phân tổ thống kê: Phân tổ các hộ thành các nhóm khác nhau theo quy mô và khả năng đầu tư cho nghề nuôi Hươu, Nai. Đánh giá kết quả từng nhóm hộ.
Thống kê so sánh: Qua việc thu thập sau đó phân tích số liệu chúng tôi tiến hành so sánh các chỉ tiêu và kết quả sản xuất giữa các năm. Từ đó, tính ra tốc độ phát triển của nghề chăn nuôi Hươu, Nai ở địa phương và rút ra những giải pháp giúp nghề nuôi Hươu, Nai nơi đây phát triển với đúng tiềm năng của nó.
2.2.6. Các hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 2.2.6.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất
- Tình hình biến động diện tích đất đai trên một hộ.
- Diện tích đồng cỏ.
- Tình hình hộ khẩu và lao động trên một hộ.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của hộ nông dân.
- Tình hình vốn và nguồn vốn.
2.2.6.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ - Quy mô, cơ cấu đàn Hươu, Nai.
- Sản lƣợng sản phẩm tạo ra.
- Năng suất đạt đƣợc trong 1 năm.
- Tỉ trọng hàng hóa.
- Giá trị sản lƣợng.
2.2.6.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả chăn nuôi Hươu, Nai
- Giá trị sản phẩm (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.
Trong đó: Qi là khối lƣợng sản phẩm loại i.
Pi là đơn giá sản phẩm loại i.
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:
Trong đó: Qi là khối lƣợng sản phẩm của các loại i.
Pi là đơn giá sản phẩm chính loại i.
qi là khối lƣợng sản phẩm phụ loại i.
pi là đơn giá sản phẩm phụ loại i.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ sản xuất cố định.
Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá đƣợc sản xuất và chi phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị gia tăng bao gồm phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành cộng thêm vào giá thành của đầu ra.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.
Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.
- Khấu hao tài sản cố định: Là giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất sản phẩm, đƣợc trích ra để đƣa vào chi phí sản xuất hàng năm.
Chương 3