Tổng hợp chi phí trong chăn nuôi của hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hươu nai trên địa bàn huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 82 - 86)

3.4. Hiệu quả trong chăn nuôi Hươu, Nai của các hộ điều tra

3.4.1. Tổng hợp chi phí trong chăn nuôi của hộ

Chi phí là một bộ phận quyết định đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Hươu, Nai nói riêng. Vì vậy việc thu thập các nguồn chi phí một cách đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho công tác đánh giá hiệu quả kinh tế đƣợc chính xác hơn.

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp Chi phí chăn nuôi của các hộ Đơn vị tính: đ

Stt Chỉ tiêu Nai Hươu

Đực Cái (SS) Đực Cái (SS) 1 Mua con giống 16,940,000 10,540,000 2,050,000 470,000 2 Thức ăn xanh 5,050,500 3,567,200 512,000 184,000 3 Thức ăn tinh và bổ sung 185,400 65,050 25,050 7,100 4 Thuốc thú y 41,470 35,720 5,320 2,520 5 Tiền điện nước 19,100 15,700 1,950 950 6 Khấu hao chuồng trại 425,000 344,350 46,850 20,050 07 Công lao động 5,987,500 4,551,900 690,000 323,000 8 Chi phí khác 16,800 6,500 2,450 850 Tổng cộng 28,240,770 18,782,070 3,286,770 988,420

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Từ bảng 3.7 cho thấy, Chăn nuôi Nai trên địa bàn có số lƣợng hộ tham gia nhân nuôi cao nhất, với tổng số 584 cá thể Nai (trong đó 356 cá thể cái, 228 cá thể đực) trong khi đó chỉ có 102 cá thể Hươu (trong đó là 58 cá thể cái, 44 cá thể đực).

Tổng số các hạng mục cần chi phí chăn nuôi Hươu, Nai là 8 mục, trong đó Mức chi phí lớn nhất là mua con giống, kế đến là chi phí công lao động và thức ăn xanh.

Từ bảng 3.6 và 3.7 cho thấy chi phí mua con giống Nai đực là đắt nhất, mặc dù số lƣợng cá thể đực thấp hơn cá thể cái. Nhƣng giá mua con giống vào khoảng 16,940,000đ/con Nai đực, trong khi đó đơn giá bình quân chỉ vào 10,540,000đ/cá thể Nai Cái. Còn đối với Hươu Đực đơn giá bình quân là 2,050,000 đ/cá thể đực, thì cá thể cái chỉ vào khoảng trên 470,000 /cá thể giống. Đó là giá bình quân chung, nhƣng đơn giá đối với con giống thì thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế thị trường đặc biệt là khi lái buôn tham

gia chi phối vào sản phẩm đầu ra, khi đó thì đơn giá con giống cũng sẽ bị biến động theo.

Đối với công lao động, mặc dù phần lớn là tận dụng nguồn lao động thời gian nông nhàn, của các thành viên trong gia đình, và thường chỉ chủ hộ là người dành nhiều thời gian cho việc chăn nuôi Hươu, Nai của gia đình, chi phí cho công lao động đối với chăn nuôi Nai đực là 5,987,500đ/cá thể/năm, còn đối với Nai cái là 4,551,900đ/cá thể/năm, việc chăm sóc Nai cái chủ yếu phục vụ sinh sản, nhƣng chi phí công lao động lại rẻ hơn Nai đực, vì sản phẩm bán ra hàng năm là nhung Nai, do đó việc nhung Nai to, đảm bảo chất lƣợng là quan trọng do đó, việc chăm sóc Nai đực đòi hỏi nhiều thời gian, và công sức hơn. Tương tự với Hươu đực, chi phí công lao động chăn nuôi Hươu đực trên 1 năm 1 cá thể là 690,000đ/cá thể/năm, đối với Hươu cái thì chỉ vào khoảng 323,000đ/cá thể/năm. Với trọng lượng, kích thước cơ thể nhỏ hơn Nai nên công chăm sóc Hươu đơn giản, và nhẹ hơn.

Loại chi phí hàng năm cho Hươu, Nai nhiều thứ 3 chính là lượng thức ăn xanh, mặc dù thức ăn xanh là nguồn thức ăn tự cung tự cấp, đƣợc trồng trên diện tích đất của hộ gia đình, nhƣng chi phí nhân công cho việc chăm sóc cỏ, hoặc quy đổi ra mua cỏ bên ngoài cho ăn hàng năm cũng tương đối lớn, vì thức ăn xanh là khẩu phần thức ăn chính đối với Hươu, Nai. Việc duy trì lượng thức ăn xanh đủ cho đàn Hươu, Nai của mỗi gia đình đòi hỏi một quỹ đất đủ lớn, để trồng cỏ, loài cỏ được người dân ở đây tập trung trồng làm thức ăn cho Hươu, Nai chính là cỏ Mỹ. Theo kết quả phỏng vấn thì lượng thức ăn xanh quy đổi ƣớc tính vào khoảng 5,050,500đ/cá thể/năm đối với Nai đực, còn Nai cái vào khoảng 3,567,200đ/cá thể/năm; đối với Hươu đực thì lượng thức ăn xanh thấp hơn, chỉ vào khoảng 512,000đ/cá thể/năm, Hươu cái chỉ vào khoảng hơn 184,000đ/cá thể/năm. Ngoài ra các chi phí khác đối với

Hươu, Nai nói chung cả đực và cái thì chỉ từ vài chục nghìn tới vài trăm nghìn/cá thể/năm.

Nhìn chung, chi phí cho chăn nuôi Hươu, Nai được tính toán tại thời điểm điều tra nhƣ sau: Tổng chi phí cho Nai đực vào khoảng 28,240,770đ/cá thể/năm và Nai cái vào khoảng 18,782,070đ/cá thể/năm; đối với Hươu Đực là 3,286,770đ/cá thể/năm và Hươu cái là 988,420đ/cá thể/năm. Số chi phí này sẽ giảm trong năm kế tiếp khi thu hoạch lý do là chi phí mua con giống đã đƣợc tính vào ngay trong thời điểm điều tra, nếu tính lợi nhuận cho năm tiếp theo thì chúng ta sẽ trừ đi khoản mua con giống và không tính vào phần chi phí nữa. Ngoài ra, trong tổng số nguồn chi còn có nguồn chi cho chuồng trại, cũng sẽ đƣợc tính vào khấu hao tài sản cố định, sẽ giảm dần cho hàng năm.

3.4.2. Tổng hợp các nguồn thu trong chăn nuôi của các hộ

Sản phẩm trong chăn nuôi Hươu, Nai tại Hiếu Liêm được tổng hợp trong bảng 3.8

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các nguồn thu từ các hộ chăn nuôi Đơn vị tính: đ

S

tt Chỉ tiêu Nai Hươu

Đực Cái Đực Cái

1 Con trưởng thành 51,665,000 23,230,000 8,110,000 2,120000 2 Con non 5,005,000 2,435,000 1,080,000 700,000 3 Nhung 15,416,800 - 2,314,000 -

Tổng cộng 72,086,800 25,665,000 11,504,000 2,820,000

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Từ bảng 3.8 cho thấy trong chăn nuôi Hươu, Nai chỉ có 2 nguồn thu chính là bán con giống và nhung, đối với con giống thì có khi là con đã trưởng thành và có khi là con non, tùy vào tình hình và mức độ đầu tư của chủ hộ mới chăn nuôi mà con giống được mua khi còn non hoặc đã trưởng thành.

Giá con giống luôn biến động theo thị trường, điển hình khi nền kinh tế bị biến động, nhu cầu về các sản phẩm cũng bị biến động theo, và giá cả con giống cũng bị biến động, đôi khi giá đƣợc đẩy lên hoặc giảm xuống do thương lái, việc nhân nuôi và bán các sản phẩm phải kết thành một tập thể, không mang tính tự phát, và theo điều kiện của hộ gia đình đôi khi chỉ bán để hòa vốn, không quan tâm tới các cơ sở khác để có thể thành một tập thể mạnh tạo sức ép ngược lại đối với thương lái.

Nhìn chung đối với các sản phẩm của Hươu, Nai thì sản phẩm thu được hàng năm là con giống (còn non) thậm chí cả con trưởng thành nếu khách hàng có nhu cầu và Nhung. Theo số liệu điều tra thì nguồn thu bình quân hàng năm đối với Nai đực là 72,087,000đ/năm/hộ; Nai cái là 25,665,000đ/năm/hộ; Hươu đực là 11,504,000đ/năm/hộ và Hươu cái là 2,820,000đ/năm/hộ, nhìn vào số liệu trên không có nghĩa là nuôi Hươu cái là thu nhập thấp nhất, hoặc Nai đực là có thu nhập cao nhất, vì ngoài nguồn thu nhập trên, tương ứng với thu nhập là chi phí cho Hươu, Nai cái và đực cũng khác nhau. Và đây là số liệu tính theo mức bình quân trên hộ trên năm, còn cụ thể từng hộ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, điều kiện kinh tế chăn nuôi ở mức nhỏ, vừa và lớn khác nhau, nên sẽ cho nguồn thu nhập khác nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hươu nai trên địa bàn huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)