Đặc điểm kỹ thuật của cây đào cảnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 21 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY ĐÀO CẢNH

1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng cây đào cảnh

1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây đào cảnh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đào cảnh : (1) Nhân giống:

Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, lâu tàn, hoa màu đỏ cờ, có giá trị cao, thích hợp với nhu cầu cao ở thành phố, thị xã, khu đô thị... Đào cảnh được nhân giống chủ yêú bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả.

Tháng 6 -8 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lý ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30 - 40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: hạt cách hạt 3 - 4 cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1 - 2 cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ẩm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15 - 20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1 - 4 cây đào con. Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5 x 10 cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70% + 30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3 - 40 ngày, cây cao 15 - 20 cm, có 5 - 6 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15 x 30 cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy.

Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30 - 40 cm/cây. Sau khi chăm sóc khoảng 5 - 6 tháng, cây con cao 70 - 80 cm, đường kính thân 1 - 2 cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng

10 - 11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50 - 60 cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.

(2) Trồng và chăm sóc:

Lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 70 cm, rãnh rộng 30 cm theo hướng đông tây. Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1 m x 1 cây.

Các cây trên hai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Chú ý đào cảnh cần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360 m2 trồng được khoảng 300 cây): phân chuồng hoai mục 0,7 - 1 tấn; phân khoáng tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5: 10: 3): 40 - 60 kg cho hiệu quả kinh tế cao hoặc phân đạm, lân, kali đơn có hàm lượng nguyên chất tương đương phân NPK. Bón thúc cho đào cách gốc 20 - 50 cm vào các tháng 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9, khoảng 15- 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm cho đào phát tán nhanh.

(3) Tạo tán, tạo thế:

Người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản mà mình định tạo, qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao; các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ... Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5 – 7 ngày/lần, kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn.

(4) Xử lý hoa đúng dịp Tết:

Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề của từng người và là khâu quyết định thành, bại của nghề trồng đào cảnh. Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng đơn điệu hoặc phối hợp với nhau như sau, vào tháng 10 – 11(tùy từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) có thể:

- Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).

- Tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hóa học, thường dùng Ethreel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4 - 5 lọ (20 - 25 ml/10 lít nước), phun ướt đều tán sau 7 - 10 ngày lá rụng hết.

- Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích quá trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50 - 60 ngày.

- Nếu rét đậm kéo dài (nhiệt độ thấp hơn 100C) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đào bích sẽ bị toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm bổ sung 5 - 6 lần/ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định.

- Có thể tạo dáng cổ kính cho cành đào bằng cách khắc vẩy trên thân cành tùy theo nhu cầu thị hiếu của từng địa phương.

(5) Phòng trừ sâu bệnh:

- Nhện đỏ làm vàng, rụng lá: dùng luân phiên các loại thuốc sau Sokupi 0,36 AS; Đanitol 10EC; Pegasus 500EC; Regent 800WG; Conphai 10WP;

Sutin 5EC.

- Trị bệnh lở cổ rễ, đốm lá bằng thuốc Anpine 80WP; Anvil 10EC;

Carbenzim 50WP.

Với các loại cây cảnh, cây giống trồng đựơc coi là vấn đề hết sức quan trọng. Những giống tốt, có khả năng chịu bệnh cao, màu sắc đẹp, hương thơm quyến rũ đựơc người sản xuất quan tâm và tăng cường trong sản xuất, ngoài ra

giống còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây. Hoa của đào cảnh là sản phẩm tươi, không thể để lâu, do đó quá trình sản xuất và đặc biệt là quá trình sau thu hoạch yêu cầu kỹ thuật về bảo quản và vận chuyển là vô cùng quan trọng.

Chăm sóc cây cảnh đòi hỏi phải có tay nghề, kinh nghiệm và lòng kiên trì thì mới sản xuất được những cây hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao.Bên cạnh đó hoa, cây cảnh rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết. Do vậy, khi thời tiết thay đổi bằng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật phải tác động vào để hoa, cây cảnh nở vào đúng thời gian tiêu thụ thì mới cho hiệu quả cao như quất, cây hoa đào và cây trà my chỉ bán đựoc vào trước Tết nguyên Đán khoảng 01 tháng, ngoài thời gian này thì sẽ không thể tiêu thụ đựơc.

Việc gieo trồng sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cảnh . Mặt khác khi sản xuất cây cảnh gặp bất lợi lớn đó là chu kỳ sản xuất dài (với cây cảnh) trong khi thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi, cho nên rủi ro cao. Người dân Hà Nội rất yêu chuộng cây sanh, si đã đựơc uốn thành hình dáng, nhưng hiện nay họ lại thích những cây đựơc mọc tự nhiên sau đó tỉa và vít cành. Trong khi đó, muốn hoàn thiện một cây cảnh phải mất thời gian từ 2-3 năm. Vì vậy những người dân trồng các loại cây này xong thì lại không bán được hoặc bán với giá rẻ. Do đó đòi hỏi người sản xuất phải rất năng động trong việc tìm hiểu thị trường để có quyết định đúng khi đề ra kế hoạch sản xuất như sản xuất lọai cây trồng gì? Làm như thế nào để cho năng suất cao và hiệu quả thu đựơc trên một đơn vị diện tích đất là cao nhất?

Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với tăng chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người tiêu dùng. Để làm đựơc điều này đòi hỏi cần được đáp ứng về vốn cho chi phí sả xuất, bên cạnh đó người nông dân cũng phải tự tìm tòi,

học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng đựơc những tiến bộ trong sản xuất như nuôi cấy mô, chiết ghép, bảo quản, đóng gói và vận chuyển.

Cây đào cảnh là loại cây tiêu hao lao động sống nhiều hơn lao động vật hoá, bởi vậy không phải cứ bón nhiều phân, phun nhiều chất kích thích thì cây sẽ có hoa, cây đẹp mà cần phải đầu tư nhiều công lao động để chăm sóc,tỉa cành, tạo dáng cho cây, bón phân đúng thời gian để cây ra hoa kịp thời vụ. Do vậy, hạch toán cần phải chi tiết đầy đủ các khoản chi phí đặc biệt là công lao động nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất.

Với những cây cảnh như cây thế trước khi đưa vào chậu để tạo dáng thì cần một khoảng thời gian tối thiểu từ 1-2 năm trồng ngoài ruộng để cây sinh trưởng và phát triển nhằm tạo thân và rễ to.Quá trình tạo dáng, uốn thế cây có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, những cây to thế xù sì, thế đẹp có giá cao. Với các lọai đào cảnh không yêu cầu uốn, tạo thế nhiều mà việc chăm sóc và tạo dáng phải được tiến hành từ khi cây đựơc khoảng một năm tuổi.Quá trình sau đó là tỉa lá, uốn cành, đảo gốc...nhằm tạo cho vẻ đẹp vào dịp Tết. Nếu ra hoa sớm hay muộn quá sẽ làm cho cây bị mất giá trị, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)