Đặc điểm Kinh tế - Xã hội trên địa bàn thị xã Tam Điệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 38 - 45)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Tam Điệp

2.1.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội trên địa bàn thị xã Tam Điệp

a. Đặc điểm Kinh tế

Sau 30 năm kể từ ngày thành lập, Tam Điệp đã trở thành đô thị loại III với 2 Khu công nghiệp Tam Điệp 1 và KCN Tam Điệp 2, có 10 nhà máy công nghiệp tập trung, 184 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 19 - 25% và đang có

Cơ cấu sử dụng đất (%)

69.65%

25.63%

4.72%

Đất nông nghiệp Đất phí NN

Đất chưa sử dụng

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (75%), dịch vụ (21%), nông nghiệp (4%). Hiện GDP bình quân đầu người thị xã khoảng 1400 USD năm 2011. Kinh tế 3 năm 2011, 2012, 2013 có tốc độ tăng trưởng cao.

- Công nghiệp

Công nghiệp Tam Điệp nổi bật với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản.

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của Tam Điệp ước đạt 3.558 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng tới 266%. Tam Điệp phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 8.970 tỷ đồng, Tổng giá trị sản xuất đạt trên 12.000 tỷ đồng, đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 70% trong cơ cấu kinh tế của toàn thị xã. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến thực phẩm cũng phát triển không kém. Nổi bật là nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước hoa quả cô đặc 5.000 tấn/năm.

- Dịch vụ

Tam Điệp có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:

Chợ Bắc Sơn, Chợ Chiều, Chợ Đền Dâu, Chợ Đồng Giao, Chợ Đông Sơn, Chợ Quang Sỏi.

Hệ thống các siêu thị phát triển khá đồng bộ như: Siêu thị Viettel, Siêu thị Thế Giới Di Động, Siêu thị Điện Máy Long Việt, Siêu thị Điện Máy Thành Đồng, Siêu thị mini Tam Điệp, Siêu thị Đông Thành Plaza II, Gara sửa chữa ô tô HASCO.

Hệ thống Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Tam Điệp Vietinbank;

Ngân hàng Nông nghiệp Tam Điệp AgriBank; Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam BIDV; Ngân hàng Quân đội MB; Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

- Nông lâm nghiệp

Thị xã có diện tích lớn đất Feralit đỏ, vàng thích hợp trồng cây công nghiệp và ăn quả. Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đóng tại địa bàn có nhiệm vụ sản xuất và chế biến nông sản. Sản phẩm đặc trưng của Công ty này là chế biến các loại rau quả đóng hộp và rau quả tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như dứa Đồng Giao, lạc, vải, ngô, đu đủ, na, ớt...

Tam Điệp cũng có làng nghề trồng đào Đông Sơn nổi tiếng với thương hiệu Đào phai Tam Điệp cung cấp cho thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

b. Đặc điểm Xã hội - Lịch sử

Tam Điệp là một vùng đất cổ, những dấu tích người tiền sử ở dãy núi Tam Điệp cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một cái nôi của loài người. Tam Điệp nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng.

Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở Núi Ba thuộc sơ kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hoà Bình.

Về mặt quân sự, Tam Điệp giữ một vị trí quan trọng vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn

chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn thị xã là Lữ đoàn 279 - Quân khu 3 ở phường Nam Sơn.

Thời thuộc nhà Hán, đèo Tam Điệp được gọi là Cửu Chân Quan, là cửa ải giữa quận Cửu Chân và quận Giao Chỉ. Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, căn cứ Cấm Khê mất, một số nghĩa quân lui xuống vùng Tam Điệp - Thần Phù để tiếp tục cuộc chiến đấu. Đầu thế kỷ 10, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã dựa vào sự hiểm trở của Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán ở thành Đại La và sông Bạch Đằng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, triều đình nhà Trần đã sử dụng bức trường thành Tam Điệp để bảo vệ hậu phương Ái Châu - Diễn Châu và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường - Trường Yên. Năm 1527, nhà Mạc thay nhà Hậu Lê. Nhà Mạc tách lấy hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của thừa tuyên Sơn Nam làm Thanh Hoa ngoại trấn. Vì lúc ấy, nhà Mạc chiếm giữ từ dãy núi Tam Điệp trở ra Bắc để chống lại nhà Hậu Lê. Vua Lê Trang Tông đã đắp lũy ở Tam Điệp để chống quân Mạc.

Vùng đất Tam Điệp là phòng tuyến kháng chiến của triều đại Tây Sơn thế kỷ 17, mảnh đất gắn với tên tuổi của anh hùng Quang Trung trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các địa danh và di tích. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Tam Điệp gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng vua Quang Trung.

- Y tế - Giáo dục:

+ Y tế: Thị xã có tất cả 4 Bệnh viện và 9 trung tâm y tế xã phường và hàng chục các phòng khám, điểm khám chữa bệnh khác:

Bệnh viện Đa khoa thị xã Tam Điệp (tổ 10, phường Bắc Sơn)

Bệnh viện Quân Y 145 (Dốc Diện, phường Trung Sơn) Bệnh viện Điều dưỡng Ninh Bình (phường Tân Bình) Bệnh viện Chỉnh hình Tam Điệp (Tổ 2, phường Trung Sơn) Các Trung tâm y tế xã/phường.

+ Giáo dục :

Trên địa bàn Tam Điệp có 8 trường Tiểu học, 7 Trường THCS, 2 Trường THPT, 1 trường Bổ túc, 2 Trường Trung cấp, 2 Trường Cao đẳng:

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô (Dự kiến nâng cấp lên Trường Đại học vào năm 2015); Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình (Dự kiến nâng cấp lên Trường Đại học vào năm 2015); Trường Trung Cấp Nghề số 13 Bộ Quốc Phòng và Trường Trung Cấp Nghề số 14 Bộ Quốc Phòng; Trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Ngô Thì Nhậm;…

- Di tích - Danh thắng

+ Sân golf Yên Thắng được xây dựng ở xã Đông Sơn với quy mô 54 lỗ hứa hẹn trở thành khu du lịch giải trí chất lượng cao ở miền Bắc. Hiện thị xã cũng đang xây dựng hạ tầng khu vui chơi giải trí trung tâm của khu du lịch hồ Đồng Thái nằm ở vùng giáp ranh giới với huyện Yên Mô.

+ Đồi Dù Resort: Khu du lịch đồi Dù được xây dựng tại phía bắc bờ hồ Yên Thắng, thuộc địa phận phường Trung Sơn, gồm có nhà nghỉ sinh thái, câu cá, chòi ăn uống, khuôn viên, bể nuôi cá sấu...

+ Phòng tuyến Tam Điệp: Tam Điệp là địa danh lịch sử gắn liền với chiến thắng lịch sử của nghĩa quân nhà Tây Sơn trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử văn hóa. Quần thể di tích Phòng tuyến Tam Điệp thuộc thị xã Tam Điệp được công nhận gồm 2 khu vực: Khu A có đèo Ba Dội, núi Cắm Gươm, núi Cắm Cờ, núi Choong Đèn, núi Hầu Vua, núi Vương Ngự và các di tích đền Dâu, đền Quán Cháo, động Tam Giao. Khu A chủ yếu thuộc phường Nam Sơn; Khu B: có đền

Quèn Thờ gắn với danh thắng động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng. Khu B chủ yếu thuộc xã Đông Sơn.

+ Di tích khảo cổ: Tam Điệp cũng là vùng đất cổ với hàng loạt các di chỉ khảo cổ học được khai quật như:

Di tích khảo cổ học núi Ba (phường Bắc Sơn) là nơi xuất lộ những khối trầm tích cổ sinh cách đây khoảng 300.000 năm cùng một số hang động có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa Bình cách ngày nay trên dới 10.000 năm;

Di tích khảo cổ học thung Lang (phường Nam Sơn) tại đây đã tìm thấy răng người Homo Erectus cách đây khoảng 30.000 năm cùng một số dấu ấn cho thấy có sự xuất hiện của cư dân cách đây trên dưới 10.000 năm;

Di tích khảo cổ học hang Đáo (xã Đông Sơn) nơi đây có tìm thấy những công cụ đồ đá của cư dân Văn hóa Hòa Bình;

Di tích khảo cổ học hang Yên Ngựa (phường Trung Sơn) xuất lộ dấu ấn cư đân văn hóa Hòa Bình;

Di tích khảo cổ học hang Dẹ (phường Nam Sơn) có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa Bình ở giai đoạn sớm trên 10.000 năm;

Di tích khảo cổ học núi hang Sáo (xã Quang Sơn) với nhiều hang động và mái đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách ngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm;

Cụm di tích khảo cổ học hang ốc; Núi ốp thuộc quần thể danh thắng Tràng An (xã Yên Sơn) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và Cư dân văn hóa Đông Sơn;

Di tích khảo cổ học hang Khỉ (xã Đông Sơn) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ nhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút;

Di tích khảo cổ học núi Hai (phường Bắc Sơn) xuất lộ rất nhiều gốm và xương động vật thuộc thời đại kim khí cách đây khoảng 3.000 năm;

2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế của thị xã Tam Điệp

* Cơ cấu kinh tế của thị xã Tam Điệp giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của các ngành thuộc Thị xã Tam Điệp (Tính theo giá cố định năm 2004)

Năm

Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Giá trị

(Tỷ.đ)

Giá trị (Tỷ.đ)

Tỉ trọng

(%)

Giá trị (Tỷ.đ)

Tỉ trọng

(%)

Giá trị (Tỷ.đ)

Tỉ trọng

(%) 2011 652,63 157,53 24,1 435,00 66,7 60,10 9,2 2012 707,49 160,89 22,7 474,40 67,1 72,20 10,2 2013 854,72 172,02 20,1 593,00 69,4 89,70 10,5

(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Tam Điệp) Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu kinh tế của thị xã giai đoạn 2011 - 2013 có biến động theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mức trung bình, trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 28,6% năm 2007 giảm xuống còn 20,1% năm 2011 (bình quân giảm 2,1%/năm), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 8% (bình quân 2,0%/năm), tỉ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ .

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thị xã Tam Điệp đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy tỉ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của thị xã Tam Điệp 3 năm (2011 – 2013) giảm nhanh qua các năm hoàn toàn không chỉ do có sự tăng trưởng nhanh của giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp (24,9%/năm) và dịch vụ (21,2%/năm) mà chính là do mức tăng trưởng thấp về giá trị sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp (6,1%/năm). Chính điều này đã hạn chế đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn, từ đó tác động đến kết quả xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của thị xã. Do vậy, hiện nay thị xã Tam Điệp đang cần có kế hoạch, giải

pháp thích hợp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bằng các động lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Thị xã Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B và đường sắt Bắc - Nam đi qua là nơi chứa đựng bề dày lịch sử văn hoá với hệ thống phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và 6 di tích lịch sử văn hóa khác được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Ninh Bình, Tam Điệp được quy hoạch là khu công nghiệp, đồng thời là một trong 7 trọng điểm du lịch của tỉnh với điểm nhấn là sân Gol 54 lỗ hồ Yên Thắng đây là điều kiện, cơ hội và động lực thu hút đầu tư để phát triển thị xã, trong đó có phát triển du lịch.

2.1.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Về lĩnh vực nông nghiệp thị xã Tam Điệp có sản phẩm cây trồng nổi tiếng là Dứa Đồng Giao đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và chỉ dẫn địa lý Quốc tế. Trong những năm gần đây, Tam Điệp có thêm một sản phẩm cây trồng mới độc đáo, hiệu quả kinh tế và đang từng bước được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng đó là cây hoa đào cảnh gồm Đào phai và cây Đào Bích dùng chơi trong dịp tết Nguyên Đán hàng năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)