Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân,…
2.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Chọn các hộ nông dân để phỏng vấn thu thập tài liệu + Số lượng và phương pháp chọn mẫu điều tra:
Đề tài lựa chọn 90 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (30 hộ tại phường Nam Sơn, 30 hộ tại phường Trung Sơn, 30 hộ tại xã Đông Sơn) thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra mỗi nơi gồm 30 hộ chuyên trồng đào
Bảng 2.4. Số hộ điều tra tại các điểm nghiên cứu
TT Phân loại hộ Khảo sát
Tổng số từng loại hộ
Số hộ của mỗi xã KS Nam Sơn Trung
Sơn
Đông Sơn
1 Hộ quy mô lớn 20 6 7 7
2 Hộ quy môTB 55 19 18 18
3 Hộ quy mô nhỏ 15 5 5 5
Tổng cộng 90 30 30 30
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu - Đối với thông tin thứ cấp:
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành tổng hợp, phân tích.
- Đối với thông tin sơ cấp:
+ Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và xử lý, tính toán trên Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích
+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng về nhưng vấn đề muốn tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn.
+ Phương pháp thống kê mô tả
Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất cây đào cảnh ở TX Tam Điệp một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có phản ánh một cách đầy đủ và khách
quan tình hình sản xuất cây cảnh của TX trong nhiều năm.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa nhóm hộ chuyên và nhóm hộ kiêm.
+ Đề tài sử dụng mô hình phân tích SWOT:
Đây là phân tích đi ̣nh tính đưa ra cái nhìn tổng quát về các điểm ma ̣nh, điểm yếu, cơ hô ̣i, thách thức, rủi ro trong sản xuất và tiêu thu ̣ cây đào cảnh.
Cụ thể SWOT là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau:
+ Strength (S): Mặt ma ̣nh/ thuâ ̣n lơ ̣i.
+ Weaknesses (W): Mặt yếu/ ha ̣n chế.
+ Opportunites (O): Cơ hô ̣i.
+ Threats (T): Nguy cơ/ rủi ro.
Phân tích ma trâ ̣n SWOT để phối hợp các mă ̣t ma ̣nh, mă ̣t yếu với các cơ hội và nguy cơ. Từ đó so sánh, phối hợp logic tìm ra các phương án, các giải pháp phát triển sản xuất cây đào cảnh nói chung và RAT nói riêng.
- Phố i hợp giữa S và O nhằm phát hiê ̣n và phát huy thế ma ̣nh, dùng thế mạnh để tâ ̣n du ̣ng cơ hô ̣i và ta ̣o ra cơ hô ̣i.
- Phố i hợp giữa S và T nhằm tâ ̣n du ̣ng thế ma ̣nh và giảm các nguy cơ.
- Phố i hợp giữa W và O nhằm tâ ̣n du ̣ng cơ hô ̣i để vượt qua điểm yếu hoặc khắc phu ̣c điểm yếu.
- Phố i hợp giữa W và T là phối hợp giữa các mă ̣t yếu và nguy cơ sao cho giảm thiểu các mă ̣t yếu và tránh được các nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lươ ̣c và các giải pháp phòng thủ.
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài a. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
Giá trị sản xuất được tính theo công thức :
GO = (Qi*Pi)
Trong đó: Qi: Là khối lượng của sản phẩm i Pi:: Giá cả của sản phẩm i
Cách tính GO đối với cây nguyên liệu
GO = Khối lượng quả * giá bán + (SP phụ * giá bán)
- Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước…
IC = Cj
Trong đó: Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
VA = GO - IC
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất.
- Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân...
Công thức tính số bình quân:
X bq = Xi
N
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trồng đào cảnh
Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân.
* Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích:
- Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/sào): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Giá trị gia tăng/ha (VA/sào): Phản ánh giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích.
VA/sào = GO/sào – IC/sào
* Chỉ tiêu hiệu quả vốn
- Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này thể hiện với một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm sẽ là bao nhiêu khi bỏ ra một đồng chi phí đầu tư.
* Chỉ tiêu hiệu quả lao động
- Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ): Phản ánh giá trị sản xuất trên mỗi lao động trong một khoảng thời gian nhất định (tháng hoặc năm).
- Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ): Phản ánh giá trị tăng thêm trên mỗi lao động trong một khoảng thời gian nhất định (tháng hoặc năm).
* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Chúng tôi sử dụng giá trị bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.
Chương 3