Tình hình trồng cây cảnh trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 28 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY ĐÀO CẢNH

1.4. Tình hình trồng cây cảnh trong nước và trên thế giới

1.4.1. Tình hình trồng đào và cây cảnh tại một số nước trên thế giới

Nói đến vẻ đẹp tự nhiên không thể không nhắc đến các loại cây cảnh.

Hoa cây cảnh là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh tuý mà thế giới cây cỏ ban tặng cho con người. Mỗi lòai hoa, cây cảnh ẩn chứa một vẻ đẹp sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình cho hoa,lá, cỏ cây.

Ngày nay, sản xuất cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất hoa, cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa, trong đó có các nước Châu Á. Sản xuất hoa, cây cảnh của các nước

châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường thế giới.

Diện tích trồng hoa cây cảnh của thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Năm 2011 giá trị sản lượng hoa, cây cảnh trên thế giới đạt 31 tỷ USD, trong đó hoa hồng chiếm 25tỷ USD. Ba nước sản xuất hoa, cây cảnh lớn có sản lượng chiếm khoảng 50% hoa cây cảnh của thế giới Nhật bản, Hà Lan, Mỹ (xem bảng sau):

Bảng 1.1. Diện tích trồng cây cảnh ở một số nước trên thế giới năm 2011

TT Tên nước Diện tích (ha)

1 Hà lan 8.004

2 Italia 7.654

3 Đức 7.066

4 Tây Ban Nha 4.325

5 Pháp 4.325

6 Hungary 1.050

7 Trung Quốc 59.527

8 Thái Lan 7.000

9 Kenya 1.280

10 Zimbawe 940

11 Cụte d’loire 690

12 Marocco 427

13 Mỹ 15.522

14 Australia 3.940

15 Nhật Bản 8.050

16 Ấn Độ 34.000

Nguồn: ( 15)

Giá trị nhập khẩu hoa, cây cảnh trên thế giới tăng hàng năm. Năm 2006 là 7,5 tỷ đôla Mỹ trong đó thị trường hoa, cây cảnh của Hà Lan chiếm gần 50%, sau đó đến các nước Colombia,Italia, Đan Mạch, Bỉ,Israel,Australia, Đức, Canada, Pháp, Tây ban Nha, Kenia, Ecuado. Mỗi nước xuất trên 100 triệu USD mỗi năm tỷ lệ tăng hàng năm là 10%.

Sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển và phát triển mạnh mẽ, nhất là các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh. Hướng sản xuất hoa, cây cảnh là tăng năng suất, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa, cây cảnh cần hướng tới giống hoa, cây cảnh cần hướng tới là giống hoa, cây cảnh, tươi lâu, chất lượng cao và giá thành thấp.

Còn tại châu Á-Thái Bình Dương có diện tích hoa, cây cảnh vào khoảng 134.000 ha, chiếm 60% diện tích hoa, cây cảnh của thế giới. Nhưng diện tích hoa, cây cảnh thương mại nhỏ.Tỷ lệ thị trường hoa, cây cảnh của các nước phát triển chỉ chiếm 20% thị trường hoa, cây cảnh thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu á có diện tích trồng hoa, cây cảnh được bảo vệ thấp.

Ở đây hoa, cây cảnh thường đựoc trồng trong điều kiện tự nhiên của đồng ruộng và chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Các nước châu Á có diện tích hoa, cây cảnh lớn là Trung Quốc (59.527ha), Nhật Bản (8.050 ha),ấn Độ (34.000 ha)...nghề trồng hoa, cây cảnh ở các nước châu Á có từ lâu đời, nhưng trồng hoa, cây cảnh thương mại mới phát triển từ những năm 80 của thế kỷ 20, khi các nước châu Á mở cửa, tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa, cây cảnh phục vụ cuộc sống ngày càng tăng nhất là khi mức sống của người dân các nước đang phát triển trên thế giới ngày càng được nâng cao.

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở Việt Nam

Nhân dân ta cũng như nhân dân các nước trên thế giới đều yêu cây cảnh. Trồng cây cảnh là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta, nhưng do

ảnh hưởng của chế độ phong kiến, đế quốc và chiến tranh kéo dài nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở nước ta còn chậm phát triển. Trong một thời gian dài, nghề sản xuất hoa, cây cảnh cũng như toàn bộ nền nông nghiệp nước ta ở trong tình trạng sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp, chưa có sản xuất hàng hoá, chưa trở thành một ngành kinh tế tương ứng với vị trí tiềm năng to lớn của nó. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành sản xuất cây cảnh cũng phát triển mạnh mẽ, đem lại cho người trồng hoa, cây cảnh những nguồn lợi to lớn.

Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha. Diện tích trồng cây cảnh ở Việt Nam còn nhỏ, chiếm 0,02% diện tích đất đai. Diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung ở các vùng ven đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Thành phố Đà Lạt... với tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 3.500 ha.

+ Các loại hoa chính trồng ở Việt Nam

Theo điều tra ở các tỉnh trong vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam có các loại hoa, cây cảnh được trồng phổ biến trong sản xuất là cây hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, lay ơn, hoa lan, trà my, cây sung, cây si...Trong các loại cây hoa hồng chiếm tỷ lệ cao (35-40%), hoa cúc (25%), hoa lay ơn (15%), hoa khác (20-25%). Cây cảnh chiếm tỷ lệ cao là sanh, si, sung, cau cảnh, lộc vừng và cây đào cảnh..

Bảng 1.2. Diện tích trồng hoa, cây cảnh một số địa phương VN năm 2011

TT Tên địa phương Diện tích (ha)

1 Hà Nội 1.000

2 Hải Phòng 400

3 Thành phố Hồ Chí Minh 800

4 Đà Lạt 200

5 Hà Nam 390

6 Vĩnh Phúc 300

7 Quảng Ninh 70

8 Hải Dương 60

9 Các tỉnh khác 280

Cộng 3.500

Nguồn: (15) Bảng 1.3. Các loại cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam

Tên thường gọi Tên khoa học

Cây si Ficusbenamina L

Cây đa F.Clasica Roxb

Đào cảnh Ixora cocinea

Sung F.racemoas L

Nguồn: (15)

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)