Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp
3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất cây cảnh ở thị xã Tam Điệp
Thị xã Tam Điệp có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh. Cùng với đăc điểm khí hậu như vậy, thị xã Tam Điệp có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trong sản xuất nông nghiệp thì người lao động có tác động lớn đến năng suất cũng như sản lưọng. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm chiếm tỷ lệ lớn trên 50% trong tổng số lao động của thị xã Tam Điệp. Bình quân đất canh tác trên 1 lao động nông nghiệp năm 2011 là 0.174 ha. Vì vậy ngoài việc phát triển sản xuất cây cảnh tạo điều kiện cho việc thu hút lao động nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp.
Thị xã Tam Điệp là một vùng mà cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi mạnh theo hướng tỷ trọng khối ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong những năm qua, thị xã Tam Điệp đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra khá nhanh theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá kết hợp với dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay, tốc độ đô thị hoá của các vùng phụ cận ngày càng mạnh, trong khi diện tích đất chuyên trồng hoa, cây cảnh ở những vùng chuyên canh hoa, cây cảnh của Hà Nội ngày càng thu hẹp lại. Bên cạnh đó, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên các nhu cầu về đời sống tinh thần về nhu cầu chơi và thưởng thức hoa, cây cảnh là không thể thiếu trong đời sống của người dân khá giả. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, giúp cho người sản xuất có thị trường tiêu thụ và xác định phương hướng sản xuất là vấn đề cần được quan tâm thoả đáng.
Áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất hoa, cây cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng những tiến bộ của KHKT vào sản xuất nói chung và vào sản xuất cây đào cảnh nói riêng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, cải thiện cảnh quan và môi trường sinh thái và bộ mặt nông thôn.
- Thu hút một lượng lớn lao động nông thôn nhằm phát triển ngành trồng cây cảnh để có thể xuất khẩu.
- Khuyến khích hộ nông dân mạnh dạn đầu tư cho sản xuất cây cảnh nhằm thu hút lượng vốn và kinh nghiệm sản xuất trong dân.
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất đào cảnh tại thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
Giải pháp 1: Qui hoạch diện tích trồng Đào cảnh tập trung theo vùng - Lập qui hoạch chi tiết diện tích trồng cây hoa Đào cảnh của thị xã Tam Điệp với tổng diện tích là 130 ha, tập trung chủ yếu tại xã Đông Sơn, trong đó diện tích trồng tập trung khoảng 40 - 50 ha, tại khu vực thôn 4B, Đồng Sạn, Mô Cây Tray. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước tưới phục vụ cho yêu cầu sản xuất cây hoa Đào cảnh và tham quan du lịch cho khu vực trồng tập trung. Các diện tích còn lại trồng trong vườn của các hộ dân hoặc trồng phân tán ở các khu trung tâm của xã, trên các trục đường chính của các thôn xóm.
- Lựa chọn, quy hoạch và tận dụng một số địa điểm để thực hiện giao dịch mua bán cây hoa Đào cảnh trong dịp tết Nguyên Đán, kết hợp với các điểm tham quan du lịch. Dự kiến tận dụng 2 bên trục đường từ ngã 3 thôn 4C
đến trường Mầm non xã Đông Sơn và một số điểm của nhà văn hoá thôn có diện tích phù hợp như: thôn 4B, thôn 3, thôn 6, thôn 8.
- Lựa chọn các tuyến đường trung tâm xã và các thôn của xã Đông Sơn đủ điều kiện trồng đào 2 bên đường. Chăm sóc, bảo vệ để trở thành các đường hàng đào phục vụ khách tham quan trong dịp tết. Trước hết là trục đường trung tâm xã Đông Sơn có chiều dài 1km.
Bảng 3.13. Dự kiến qui hoạch phát triển diện tích cây đào cảnh ĐVT: ha Chỉ tiêu TH 2013 DK
2015
DK 2018
DK 2020
Tốc độ tăng BQ (%)
1. Xã Đông Sơn 12,4 13,06 13,78 42,5 127,94
2. Phường Bắc Sơn 10,2 10,56 11,5 26,8 121,31 3. Phường Nam Sơn 31,1 32,7 34,5 48,9 109,47 4. Phường Trung Sơn 9,1 9,6 10,12 17,64 114,15 5. Phường Tây Sơn 10,2 10,7 11,29 19,34 113,65
6. Xã Quang Sơn 2,3 2,41 2,55 9,4 132,52
7. Phường Tân Bình 4,1 4,3 4,52 19,4 126,73
Tổng diện tích 79,4 83,33 88,26 178 117,52 (Nguồn : Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến một số chuyên gia của thị xã) Giải pháp 2: Tổ chức liên kết nhóm để sản xuất và tiêu thụ đào cảnh
- Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ phát triển cây hoa Đào cảnh để quản lý các hoạt động phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ cây hoa Đào cảnh đồng thời có điều kiện kêu gọi đầu tư vốn, công nghệ.
- Củng cố, hỗ trợ nâng cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong công tác điều hành, quản lý hộ xã viên, hợp tác với các địa phương khác để cùng phát triển sản xuất và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vận
động nông dân tham gia vào hợp tác xã, các tổ chức hội để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
- Nâng cao vai trò của Hội sinh vật cảnh Thị xã để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong SX đào cảnh.
a) Đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ sản xuất
- Khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện tổ chức ươm giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường, khắc phục tình trạng tự nhân giống hoặc sử dụng cây giống không đảm bảo chất lượng đưa vào sản xuất.
- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật cho sản xuất Đào cảnh để hướng dẫn các hộ sản xuất thực hiện.
- Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển các giống Đào cảnh quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao.
b) Thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ thực vật và các kỹ thuật thâm canh
- Đẩy mạnh ứng dụng KHKT trong quy trình trồng, chăm sóc, cách tạo dáng, tạo thế, kích hãm ra hoa và bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả của cây Đào cảnh.
- Khắc phục được các bệnh chảy gôm, sùi vỏ trên cây Đào cảnh.
c) Bảo tồn, phát triển giống cây Đào cảnh bản địa Tam Điệp
- Thực hiện bảo tồn, khai thác và phát triển giống Đào cảnh bản địa của Tam Điệp để phục vụ nhu cầu của thị trường và công tác quản lý nhà nước trong bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp.
- Thu thập, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến các kỹ thuật cổ truyền trong sản xuất Đào cảnh Tam Điệp.
Giải pháp 4: Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm đào cảnh
- Tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp để phát triển thị trường. Xây dựng các kênh tiêu thụ liên kết giữa người sản xuất và nhà phân phối cho hoa, cây cảnh.
- Bố trí địa điểm kinh doanh hoa đào tại khu vực trung tâm thị xã và xã Đông Sơn thuận tiện về đường giao thông để dễ dàng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa cho bà con nông dân.
- Khuyến khích các hộ sản xuất liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức tiêu thụ: phấn đấu 30 - 50% sản lượng Đào cảnh được tiêu thụ thông qua hợp đồng.
- Phối hợp các đơn vị có liên quan tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đào cảnh Tam Điệp” dùng cho sản phẩm hoa Đào cảnh của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm; Giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trên Website của thị xã).
- Đào tạo, nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông dân trồng Đào cảnh.
- Định kỳ tổ chức Hội chợ cây hoa Đào cảnhTam Điệp.
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trồng và chăm sóc cây hoa Đào cảnh
Tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức nâng cao trình độ cho người sản xuất về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Đào cảnh hay các phương pháp nhân giống nhanh; lai tạo, chiết ghép các loại cây hoa Đào cảnh quí hiếm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. Tăng cường công tác chuyển giao KHKT hàng năm chuyên cho cây đào. Dự kiến mỗi năm tổ chức 3 lớp tập huấn cho khoảng 300 lượt người trồng đào tham dự, trong đó ưu tiên cho các làng nghề đã được tỉnh công nhận, tổng số lớp tập huấn từ 2014 - 2016 dự kiến: 09 lớp, phấn đấu đến 2016 có trên 90% số hộ sản xuất Đào cảnh được tham dự các đợt tập huấn trong năm.
Bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao tay nghề cho các hộ trồng đào đã có kinh nghiệm để đạt tiêu chuẩn nghệ nhân, phấn đấu đến năm 2016 mỗi thôn trồng đào có từ 2 - 3 nghệ nhân trồng đào cấp tỉnh.
Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn của thị xã được tập huấn nâng cao kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm bắt những thông tin mới về thị trường để tham mưu kịp thời cho Thị ủy, UBND thị xã chỉ đạo có hiệu quả hoạt động sản xuất Đào cảnh.
Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trồng và chăm sóc cây hoa Đào cảnh
Hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tập huấn kỹ thuật trong việc lưu giữ các giống Đào cảnh bản địa quý, có giá trị kinh tế cao, làm tốt công tác sản xuất ươm giống đào đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường, xây dựng các mô hình trang trại sản xuất Đào cảnh giá trị kinh tế cao, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ từ ngân sách thị xã 100% kinh phí tổ chức các hội nghị tập huấn, hội nghị đầu bờ, tham quan học tập kinh nghiệm.
- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, chăm sóc, bảo vệ đường đào với chiều dài 1km dọc tuyến đường trung tâm xã Đông Sơn năm đầu, các năm tiếp theo hỗ trợ chăm sóc bảo vệ 50.000 đồng/cây/năm.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống Đào cảnh để các hộ trồng mới hằng năm từ năm 2014 đến năm 2016.
- Hỗ trợ mô hình hộ, trang trại sản xuất Đào cảnh giá trị kinh tế cao (đào gốc): 2.000.000đ/năm/hộ.
- Hỗ trợ bảo tồn, phát triển giống Đào cảnh bản địa:
2.000.000đ/cây/năm.
- Hỗ trợ các hộ, trang trại sản xuất ươm giống đào đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường: 5.000.000đ/năm/hộ.
- Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội chợ, hội thi Đào cảnh hằng năm.