Tình hình chung về trồng cây đào cảnh của thị xã Tam Điệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 50 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân

3.1.1. Tình hình chung về trồng cây đào cảnh của thị xã Tam Điệp

Thị xã Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B và đường sắt Bắc - Nam đi qua là nơi chứa đựng bề dày lịch sử văn hoá với hệ thống phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và 6 di tích lịch sử văn hóa khác được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Ninh Bình, Tam Điệp được quy hoạch là khu công nghiệp, đồng thời là một trong 7 trọng điểm du lịch của tỉnh với điểm nhấn là sân Gol 54 lỗ hồ Yên Thắng đây là điều kiện, cơ hội và động lực thu hút đầu tư để phát triển thị xã, trong đó có phát triển du lịch.

Về lĩnh vực nông nghiệp thị xã Tam Điệp có sản phẩm cây trồng nổi tiếng là Dứa Đồng Giao đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và chỉ dẫn địa lý Quốc tế, trong những năm gần đây, Tam Điệp có thêm một sản phẩm cây trồng mới độc đáo, hiệu quả kinh tế và đang từng bước được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng đó là cây hoa Đào phai và cây đào bích dùng chơi trong dịp tết Nguyên Đán.

Cây Đào cảnh Tam Điệp được một số hộ dân của xã Đông Sơn đưa vào gieo trồng đã từ mấy chục năm nay dưới dạng cây tạp, cây dễ trồng phù hợp với cả các chân đất sỏi sạn, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước mà các cây màu khác rất khó phát triển. Chính vì vậy được người dân xã Đông Sơn tự nhân giống, biếu, tặng nhau để gieo trồng tận dụng chủ yếu trên các chân đất màu đồi. Cây Đào cảnh Tam Điệp có đặc điểm khác biệt với các giống đào khác, hoa có màu phớt hồng, hoa 5 cánh, cánh to có hoa 6 cánh, khi hoa nở thì cũng

có lộc xuất hiện, lộc hoa đơn xen nhìn rất đẹp, một số cành hoa nở sớm nên có quả non, vì vậy đã được người tiêu dùng tìm đến. Chính vì vậy bắt đầu từ năm 2005 một số hộ dân của xã Đông Sơn đã mạnh dạn đầu tư đi vào thâm canh cây trồng này. Cây Đào cảnh thực sự được nhiều người dân của xã Đông Sơn quan tâm mở rộng diện tích từ năm 2008 đặc biệt từ năm 2010 đến nay.

Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu cây đào cảnh của thị xã Tam Điệp Chỉ tiêu

2011 2012 2013 So sánh (%)

DT (ha)

CC

(%) DT (ha) CC (%)

DT (ha)

CC (%)

12- 11

13- 12 I Tổng diện tích đào 164,84 100,00 174,97 100,00 198,31 100,00

1. Đào phai cảnh 98,34 59,66 105,87 60,51 128,14 64,62 7,66 21,04 2. Cây Đào bích 66,50 40,34 69,10 39,49 70,17 35,38 3,91 1,55

(Nguồn: Chi cục thống kê TX)

0 20 40 60 80 100 120 140

2011 2012 2013

Đào phai cảnh Đào bích

Hình 3.1. biểu đồ diện tích trồng đào phai và đào bích giai đoạn 2011- 2013 Ta thấy rằng, trong tổng diện tích hoa đào cảnh thì diện tích trồng các loại cây đào phai chiếm vị trí khá cao và tăng đều hàng năm. Diện tích trồng cây đào bích có tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể, tổng diện tích trồng Đào phai năm 2011 là 98,34 ha trên tổng diện tích trồng đào là 164,84 tương

đương 59,66%. Đến năm 2012, diện tích trồng Đào phai đã tăng lên và đạt 105,87 ha chiếm 60,51% trong tổng diện tích trồng đào, tăng 7,66% so với năm 2011. Năm 2013, diện tích trồng đào phai chiếm 64,62% trong tổng diện tích trồng đào, tăng 21,04% so với năm 2012 và tiếp tục mở rộng diện tích.

Với chu kỳ 3 năm từ khi trồng đến khi cho thu hoạch, chi phí sản xuất 1ha cây Đào phai Tam Điệp ước khoảng 105 - 130 triệu đồng. Mỗi cây đào bán ra thị trường có giá bình quân khoảng 300.000 đồng, như vậy doanh thu mỗi ha Đào phai (mật độ trồng 90 cây/sào, tương ứng với 2.493 cây/ha) vào khoảng 750 triệu đồng, lãi thuần từ 620 đến 645 triệu đồng/ha/3 năm. Cây đào đang thực sự khẳng định được hiệu quả kinh tế, là cây xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mang lại giàu có cho nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, đặc biệt là người dân của xã Đông Sơn.

Bảng 3.2. Diện tích, doanh thu từ sản xuất đào cảnh trên địa bàn thị xã Tam Điệp

TT Xã, phường

Tổng diện tích

trồng (ha)

Diện tích trồng

tập trung

(ha)

Doanh thu từ cây đào các năm (triệu đồng) Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013 1 Xã Đông Sơn 123,6 70,2 3.108 4.389 6.066,7

2 Phường Trung Sơn 2,132 1,6 134 154 204

3 Phường Nam Sơn 0,115 0,115 - 17 30

4 Xã Quang Sơn 1,9 1,9 4 17 29

Tổng số: 128,14 73,8 3.240 4.560 6.300 (Nguồn niên giám thống kê thị xã Tam Điệp)

Tỷ trọng diện tích trồng đào (%)

97%

2%

0%

1%

Xã Đông Sơn

Phường Trung Sơn Phường Nam Sơn Xã Quang Sơn

Hình 3.2. biểu tỷ trọng diện tích trồng Đào trên địa bàn TX.Tam Điệp theo xã (phường)

Qua Biểu đồ 3.2 cho thấy diện tích trồng Đào phai của thị xã Tam Điệp chủ yếu tập trung tại địa bàn xã Đông Sơn (chiếm 97%), số còn lại rải rác ở các xã, phường. Tổng diện tích trồng cây Đào cảnh của thị xã Tam Điệp năm 2013 tổng số là 128,14 ha. Trong đó có diện tích trồng tập trung theo quy mô lớn gồm 73,8 ha trồng tập trung tại 4 xã, phường chiếm tỷ lệ 57,6% (Đông Sơn: 70,2 ha; Trung Sơn: 1,6 ha; Quang Sơn: 1,9 ha; Nam Sơn: 0,115 ha).

Còn lại là diện tích trồng phân tán tại các xã, phường được chuyển đổi từ diện tích các cây trồng kém hiệu quả. Phân loại đào theo tuổi: Từ 0-3 năm: 100.116 cây, từ 3-4 năm: 80.093 cây, từ 4-5 năm: 66.744 cây, trên 5 năm: 984 cây.

Đến nay, toàn thị xã có khoảng 950 hộ sản xuất cây Đào cảnh nhằm mục đích kinh doanh, trong đó số hộ có kỹ thuật thâm canh cao là 200 hộ, chủ yếu là tự học và đúc rút kinh nghiệm qua thực tế sản xuất, nghề trồng Đào

cảnh đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.214 lao động, lúc cao điểm là trên 3.000 lao động.

Hiệu quả sản xuất cây Đào cảnh cao hơn so với một số loại cây trồng khác, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo được việc làm cho người dân ở khu vực nông thôn, năm 2013 thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 13,5 triệu đồng/người/năm, tăng 4,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2012 (9,4 triệu đồng/người/năm).

Đến hết năm 2013 thị xã đã có 7 thôn trồng Đào cảnh của xã Đông Sơn được UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu làng nghề cấp tỉnh, đó là các thôn:

thôn 1, thôn 3, thôn 5, thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9.

Bảng 3.3. Diện tích, doanh thu từ sản xuất đào cảnh trên địa bàn xã Đông Sơn

TT Thôn

Tổng diện tích trồng

(ha)

Diện tích trồng tập

trung (ha)

Thu nhập từ cây đào các năm (triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 1 8 6,5 96 200 298

2 2 4 1,7 60 70 218

3 3 20 12,5 556 960 1.002

4 4b 12,8 7,3 150 180 177

5 4c 1,8 0,7 12 19 26

6 5 16 6,5 650 859 1.590

7 6 15 11,5 423 500 489

8 7 13 6 190 283 492

9 8 14 9 511 782 1.151

10 9 4 1,5 395 456 564

11 12 15 7 65 80 60

Tổng số: 123,6 70,2 3.108 4.389 6.066,7

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Thu nhập từ cây đào (triệu đồng)

2011 2012 2013

Hình 3.3. Biểu đồ thu nhập từ cây đào trên địa bàn xã Đông Sơn giai đoạn 2011- 2013

Qua bảng số liệu và Biểu đồ 3.2 cho thấy thu nhập từ cây đào trên địa bàn xã Đông Sơn có giá trị lớn và tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tổng thu từ cây đào là 3.108 triệu đồng, năm 2012 thu nhập đã tăng lên 41,22% so với năm 2011 tương đương đạt giá trị 4.389 triệu đồng, năm 2013 tổng thu là 6.066,7 triệu đồng tương đương tăng 38,23% so với năm 2012.

3.1.1.2. Thực trạng năng suất cây đào cảnh trên địa bàn TX. Tam Điệp

Phát huy lơ ̣i thế so sánh của Tam Điệp là vùng đất bãi đươ ̣c bồi đắp phù sa nên năng suất cây đào cảnh những năm qua đang dần ổn đi ̣nh ở

ngưỡng khá cao. Năng suất 2011, 2012 và 2013 lần lượt đa ̣t từ 104 cây/ sào lên dần tới 115 cây/ sào, phù hợp với kỹ thuật trồng trọt cây đào.

Bả ng 3.4. Năng suất cây đào cảnh trên địa bàn TX Tam Điệp

Stt

Cá c xã, thi ̣ trấn trong huyện

Năng suất (cây/sào) So sá nh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 Năng suất trung

bình cả TX 104 109 115 104,8 105,5

1 Xã Đông Sơn 98 105,0 108 107,1 102,9

2 Phường Trung

Sơn 106 112,0 116 105,7 103,6

3 Xã Quang Sơn 95 110 112 115,8 101,8

(Nguồ n: Tính toán từ số liê ̣u của Phòng NN&PTNT TX Tam Điệp)

Nhìn Bảng 3.4 cho thấy năng suất cây đào cảnh đã có bước tăng đều, năm 2012 tăng 4,8% so vớ i năm 2011 và năm 2013 tăng 5,5% so với năm 2012.

Theo kinh nghiệm của nông dân, Cây đào bích có tán to hơn cây đào phai một chút nên số lượng cây/sào thường ít hơn. Tuy nhiên với năng suất cây như điều tra ở các xã trên cho thấy năng suất trồng đào tại đây chưa cao, do trình độ SX còn thấp, kinh nghiệm chưa nhiều như một số địa phương khác trong nước.

Bả ng 3.5. Năng suất cây đào bích trên địa bàn TX Tam Điệp Số

TT

Cá c xã, thi ̣ trấn trong huyện

Năng suất (cây/sào) So sá nh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 Năng suất trung

bình cả TX 104,0 109,0 115,0 104,8 105,5

1 Xã Đông Sơn 78,0 87,0 98,0 111,5 112,6

2 Phường Trung Sơn 86,0 92,0 92,0 107,0 100,0

3 Xã Quang Sơn 95,0 100,0 102,0 105,3 102,0

(Nguồ n: Tính toán từ số liê ̣u của Phòng NN&PTNT TX Tam Điệp) Năng suất cây đào bích những năm qua đang dần ổn đi ̣nh nhưng còn ở

ngưỡng thấp so với một số vùng như Nhật Tân, Hà Nội, hay Thái Bình. Năng suất 2011, 2012 và 2013 lần lươ ̣t đa ̣t từ 78 cây/ sào lên dần tới 102 cây/ sào,

phù hợp với kỹ thuật trồng trọt cây đào. Nếu tập trung đầu tư thâm canh sẽ cho năng suất cao hơn, đạt trên 100 cây/sào sẽ cho hiệu quả SX cao hơn.

3.1.1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây hoa đào:

Những năm qua và đến thời điểm hiện tại sản phẩm cây hoa Đào cảnh trên địa bàn thị xã được tiêu thụ chủ yếu bằng phương thức bán lẻ, kênh tiêu thụ chủ yếu là tại các Chợ hoa và ngay tại vườn. Hằng năm, vào dịp cuối năm âm lịch, để tạo điều kiện cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm cũng như phục vụ nhu cầu của nhân dân, UBND thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức chợ hoa Xuân tại tuyến đường trung tâm, kéo dài từ trước nhà Văn hóa thị xã đến chợ phường Bắc Sơn. Với lợi thế có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua, đây là địa điểm thuận lợi để tiêu thụ cây Đào bích và đào phai Tam Điệp. Ngoài ra, các hộ gia đình còn vận chuyển một lượng khá lớn đi tiêu thụ tại thành phố Ninh Bình, thị xã Bỉm Sơn và các huyện lân cận. Hình thức mua bán tại vườn cũng khá phổ biến với đối tượng khách hàng chủ yếu là các cơ quan, tập thể, thường đến tận vườn của các hộ trồng đào lựa chọn những cây đào phù hợp để trưng bày tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Doanh thu từ cây Đào cảnh trên địa bàn thị xã (theo thống kê của các xã, phường) năm 2010 ước tính là 3,24 tỷ đồng, năm 2011 ước tính là 4,56 tỷ đồng, 2012 ước tính là 6,3 tỷ đồng, năm 2013 ước khoảng 8,2 tỷ đồng. Diện tích sản xuất cây hoa đào giá trị kinh tế cao (đào thế, đào gốc) có xu hướng ngày càng mở rộng phát triển nên hiệu quả cũng ngày được nâng cao.

Tại địa bàn thị xã Tam Điệp trong thời gian qua thì viê ̣c phân phối cây hoa đào cảnh đươ ̣c thực hiê ̣n qua bốn kênh thứ tự từ 1 đến 4 là bán lẻ, bán buôn, bán theo hợp đồng và bán ta ̣i chỗ. Cu ̣ thể ta có sơ đồ sau:

Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống kênh tiêu thụ Cây đào cảnh tại Tam Điệp Kênh 1: Người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, thường là những hộ sản xuất có DT nhỏ.

Kênh 2: Có 3 chủ thể tham gia đó là người sản xuất, người bán buôn và người tiêu thụ. Kênh này được thực hiện chủ yếu bởi những hộ mới trồng đào cảnh, đang trong bước đầu tìm kiếm thị trường nên trực tiếp đem sản phẩm của mình đến bán cho những người bán.

Kênh 3: Có bốn chủ thể tham gia là người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người tiêu dùng. Kênh này được thực hiện chủ yếu bởi các vùng sản xuất chuyên canh lớn.

Ba xã nghiên cứu có tính đa ̣i diê ̣n cho toàn thị xã và tiêu thụ nội tỉnh cũng như tại các tỉnh phía Bắc, cây đào cảnh được phân phối chủ yếu qua các kênh 2 và kênh 3.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)