Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn huyện nghiên cứu: Huyện Phúc Thọ là địa phương có nhiều xã sản xuất rau an toàn. Diện tích trồng rau an toàn được tập trung ở một số xã với 3 vụ sản xuất rõ rệt. Chúng tôi quyết định chọn huyện Phúc Thọ làm địa điểm nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn do thoả mãn được các tiêu chí sau:

+ Có sự đa dạng các kênh thị trường với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng.

+ Cây rau cải bắp an toàn là một trong những mô hình chủ đạo trong chương trình phát triển của huyện. Sản xuất rau cải bắp an toàn ở đây tập trung thành các vùng so với các loại rau khác. Cây rau cải bắp an toàn đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của một bộ phận người dân địa phương.

+ Sản xuất rau cải bắp an toàn của huyện không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.

- Chọn xã điều tra: Ba xã được chọn là: Sen Chiểu, Thanh Đa, và Thọ Lộc. Đây là 3 xã trồng rau cải bắp an toàn với quy mô lớn đồng thời đem lại thu nhập khá lớn cho các hộ, người dân sản xuất lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm. Với 3 địa điểm lựa chọn này tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị rau an toàn của huyện Phúc Thọ.

Bảng 2.3: Tổng số hộ sản xuất rau an toàn của 3 xã

STT xã Số hộ

1 Sen Chiểu 22

2 Thanh Đa 28

3 Thọ Lộc 19

Tổng số 69

- Chọn hộ điều tra :

Đặc điểm hộ trồng rau an toàn tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều loại hộ khác nhau (hộ trồng rau cải bắp an toàn sớm, hộ trồng rau cải bắp an toàn chính vụ và hộ trồng rau cải bắp an toàn muộn). Việc chọn mẫu điều tra cần phải mang tính đại diện cho các loại hộ và với điều kiện sản xuất khác nhau. Do vậy, tiêu chí chọn hộ điều tra là:

+ Phải là những hộ trồng rau cải bắp an toàn

+ Có diện tích trồng rau cải bắp an toàn đủ lớn, sản xuất mang tính hàng hóa (từ 40 m2 trở lên).

+ Có các vụ sản xuất đa dạng: Trồng rau cải bắp an toàn sớm, trồng rau cải bắp an toàn chính vụ và trồng rau cải bắp an toàn vụ muộn. Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng với đặc điểm sản xuất của từng xã tiến hành điều tra.

Bảng 2.4: Bảng số hộ điều tra các xã theo vụ năm 2014

Xã Số hộ điều tra

Vụ sớm Chính vụ Vụ muộn Tổng

Sen Chiểu 5 5 5 15

Thanh Đa 5 5 5 15

Thọ Lộc 5 5 5 15

Tổng 15 15 15 45

Do mô hình trồng rau an toàn chưa được nhân rộng cho các hộ nên việc chọn 45 hộ điều tra trên vừa đảm bảo cân bằng giữa tổng số hộ tham gia trồng rau an toàn, quy mô trồng rau an toàn của 3 xã và theo 3 vụ sản xuất khác nhau vừa mang tính chất đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đó có thể đưa ra giải pháp áp dụng tin cậy cho toàn huyện trong thời gian tới.

- Cách chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là:

(1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng rau an toàn, phân nhóm theo vụ do cán bộ khuyến nông viên cơ sở các xã cung cấp).

(2) Xác định được mẫu ở mỗi nhóm hộ.

(3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau.

- Chọn các tác nhân khác:

+ Tác nhân người thu gom: Để nghiên cứu tác nhân này, tôi đã lập danh sách những người chuyên thu gom rau cải bắp an toàn trên địa bàn nghiên cứu và chọn ngẫu nhiên. Để thu thập được đầy đủ số liệu, một bộ phiếu điều tra tác nhân thu gom đã được xây dựng sẵn (có trong phần phụ lục). Do số người thu gom rau cải bắp an toàn không nhiều nên chúng tôi chỉ điều tra 5/10 hộ thu gom tại Phúc Thọ, như vậy cũng đã có thể đại diện cho toàn bộ tác nhân thu gom của ngành hàng.

+ Tác nhân người bán buôn: Bán buôn rau an toàn tại huyện Phúc Thọ gồm hai hình thức chính là bán buôn tại huyện Phúc Thọ và bán buôn tại Hà Nội. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu là 6/13 người đại diện cho tác nhân bán buôn của toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn.

+ Tác nhân người bán lẻ

Trên cơ sở tham khảo tài liệu và quy mô sản xuất tôi đã tiến hành lựa chọn điều tra 10 mẫu là tác nhân bán lẻ địa phương và 5 mẫu là tác nhân bán lẻ Hà Nội. Địa chỉ của các tác nhân bán lẻ Hà Nội được những người bán buôn tại Hà Nội cung cấp.

+ Tác nhân khác: Các tác nhân cung ứng dịch vụ đầu vào và tác nhân người tiêu dùng cũng được điều tra nghiên cứu.

Như vậy, quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn sẽ được tiến hành lần lượt từ tác nhân đầu tiên là người sản xuất đến tác nhân cuối cùng là người tiêu dùng. Thông tin từ tác nhân điều tra trước giúp ích rất nhiều cho việc lựa

chọn số mẫu điều tra của tác nhân đứng sau nó. Tổng hợp kết quả chọn mẫu được thực hiện ở Bảng 2.5:

Bảng 2.5: Số lượng mẫu điều tra theo tác nhân

STT Tác nhân Phúc Thọ -

Hà Nội Hà Nội Cộng

1 Người sản xuất 45 0 45

2 Người thu gom 5 0 5

3 Người bán buôn 6 0 6

4 Người bán lẻ 10 5 15

5 Người tiêu dùng 14 7 21

Cộng 80 12 92

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)