Thực trạng tiêu thụ rau cải bắp an toàn của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp an toàn trên địa bàn huyện Phúc Thọ

3.1.3. Thực trạng tiêu thụ rau cải bắp an toàn của huyện

Huyện Phúc Thọ có 4 chợ là nơi hoạt động tiêu thụ nông sản chính của

nông dân, nông sản tiêu thụ tại đây không nhiều. Sản lượng cải bắp hàng năm của 3 xã Ngọc Tảo, Tam Huấn và Hát Môn không lớn và sản xuất rất phân tán, nhỏ lẻ nên phần lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.

Nói chung các chợ hoạt động không thường xuyên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm, làm chậm tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Hai chợ là chợ Bãi và chợ Hiệp Thuận là chợ của xã, phần lớn chỉ những người dân thuộc 2 xã Hiệp Thuận và Thanh Đa mua bán. Chợ Hiệp Thuận quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động bán lẻ các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng. Chợ Bãi quy mô lớn hơn nhưng mặt hàng nông sản chính tiêu thụ tại nơi đây là lợn giống ngoài ra chợ đóng vai trò là chợ bán lẻ. Vì vậy đối với tiêu thụ rau củ quả nói chung và cải bắp nói riêng qua hai chợ này không nhiều.

Chợ Gạch và Chợ Đường Cái là hai chợ lớn của huyện trong đó chợ Gạch đóng vai trò là chợ đầu mối tiêu thụ rau quả lớn của huyện. Chợ nằm sát đường quốc lộ 32 nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông phân phối hàng hóa với huyện khác đặc biệt là Hà Nội. Tuy cách nhau chỉ 2 km nhưng giữa hai chợ này đã hình thành nên những nét chuyên biệt rõ ràng. Rau cải bắp, súp lơ, su hào, cà chua, dưa chuột, rau thơm.... tiêu thụ nhiều tại chợ Gạch nhưng các loại rau thủy canh, khoai tây, bí xanh lại được tiêu thụ nhiều ở chợ Đường cái.

Hoạt động của chợ Đường Cái thường bắt đầu từ 1 giờ sáng, chợ Gạch hoạt động muộn hơn. Các nguồn rau cải bắp được tập kết tại chợ, các hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra cho tới 5 giờ sáng, sau đó được vận chuyển ra thị trường Hà Nội, chuyển về các địa phương trong huyện và đến các khu công nghiệp thuộc huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng... Với vai trò chợ đầu mối trong tiêu thụ rau cải bắp hai chợ đã này đã hội tụ và phân phối nhiều nguồn hàng rau về và đi, hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập hàng ngày.

Vào thời điểm rau cải bắp trái vụ chợ còn tiếp nhận nguồn rau xuất sứ từ Đà Lạt, Trung Quốc về. Theo ban quản lý chợ Gạch cho biết, hàng ngày có khoảng 180 đến 200 người sản xuất, thu gom, và các chủ buôn từ các xã trong huyện cùng với những người thu gom, chủ buôn đường dài từ các địa phương khác hoạt động tại chợ.

* Giá bán cải bắp trên thị trường Huyện Phúc Thọ

Sự biến động của giá cả luôn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và diện tích trồng cây cải bắp hàng năm của người nông dân.

Theo số liệu của phòng thồng kê huyện Phúc Thọ qua 3 năm giá bán cải bắp an toàn biến động theo hướng có lợi cho người sản xuất. Giá bán cải bắp năm 2012 trung bình là 4.260 đồng/kg, giá bán năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,41 % và giá bán năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7,64% (tương ứng tăng 330 đồng/kg). Tốc độ tăng giá bình quân chung qua 3 năm tăng 4,48%.

Bảng 3.5: Giá bán cải bắp an toàn trên thị trường huyện Phúc Thọ qua các năm 2012-2014

STT Diễn giải

Giá bán ( 1000 đ/kg) So sánh(%) Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 13/12

Năm

14/13 BQ Giá bán 4,26 4,32 4,65 101,41 107,64 104,48

1 Cải bắp sớm 6,50 6,52 6,59 100,31 101,07 100,69 2 Cải bắp chính vụ 2,30 2,42 2,63 105,22 108,68 106,93 3 Cải bắp muộn 2,60 2,64 2,70 101,54 102,27 101,90 (Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Phúc Thọ) Sở dĩ giá bình quân tăng như vậy là do giá của cải bắp chính vụ và cải bắp muộn năm 2013 và 2014 liên tục ổn định theo xu hướng tăng. Giá cải bắp sớm hàng năm bán ở mức cao và ít biến đổi. Giá cải bắp giảm dần khi sản lượng thu hoạch tăng lên. Năm 2013 cải bắp chính vụ bị mưa ngập làm dập

nát nên tại thời điểm đó giá bán cải bắp tăng. Do phần lớn các cây rau vụ đông khác cũng bị thiệt hại lớn do thiên tai nên sản lượng sụt giảm, lượng cung sau đó giảm dẫn đến giá bán rau tăng cao. Chính vì vậy xét chung toàn niên vụ thì giá cải bắp năm 2013 đã tăng so với năm 2012 nhưng không nhiều chỉ tăng 6 đồng/kg.

Năm 2014 giá bán rau cải bắp an toàn cao hơn hẳn năm 2013. Trận rét đậm kéo dài đã khiến cho năng suất, sản lượng rau vụ đông bị sụt giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)