Thực trạng ngành hàng rau an toàn huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 50 - 81)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn huyện Phúc Thọ

3.2.1. Thực trạng ngành hàng rau an toàn huyện Phúc Thọ

Tại Bảng 3.7 cho biết tổng sản lượng cải bắp an toàn sản xuất ra qua 3 năm căn cứ vào năng suất và diện tích trồng cải bắp của các xã là: Năm 2014 sản lượng cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ đạt 2.123,78 tấn. Theo số liệu điều tra 45 hộ nông dân trồng cải bắp tại các điểm điều tra cùng với ý kiến tham khảo của các cán bộ ngành nông nghiệp huỵên Phúc Thọ, cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã thì trong tổng số 100% cải bắp sản xuất ra có khoảng 3% lượng cải bắp bị hao hụt, 95% cải bắp dùng để bán và 2% dùng để ăn. Nếu theo quan điểm này thì niên vụ cải bắp năm 2014 sản lượng cải bắp bán ra của huyện Phúc Thọ là 2.017,59 tấn.

Bảng 3.7: Khối lượng cung, cầu rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ năm 2014

STT Diễn giải Số lượng

(tấn)

Tỷ lệ (%)

Lượng cung 2761,39 100

1 Huyện Phúc Thọ 2,017,59 73,06

2 Vĩnh Phúc 113,63 4,12

3 Huyện khác 630,17 22,82

Lượng cầu 2761,39 100

1 Phúc Thọ 637,69 23,09

2 Huyện khác 96,35 3,49

3 Hà Nội 1956,27 70,84

4 Tỉnh khác 71,08 2,57

(Nguồn số liệu: Tính toán từ các số liệu điều tra)

Nếu quan niệm rằng quy mô ngành hàng cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ bao gồm lượng cải bắp an toàn sản xuất tại địa phương và lượng cải bắp an toàn đến từ các địa phương khác thì lượng cải bắp an toàn được mua bán, trao đổi trên thị trường huyện Phúc Thọ năm 2014 là 2.761,39 tấn. Sản lượng cải bắp an toàn tiêu thụ nội huyện là 637,69 tấn (chiếm 23,09%); sản lượng cải bắp tiêu thụ ngoài tỉnh là 2.123.7 tấn (chiếm 76,91%), trong đó tiêu thụ tại Hà Nội là 1.596,27 tấn (chiếm 70,84%) và tiêu thụ tại các huyện khác là 96,35 tấn (chiếm 3,49%); tiêu thụ tại các tỉnh khác là 71,08 tấn chiếm 2,57%

sản lượng cải bắp an toàn trên thị trường.

3.2.1.2. Kênh cung ứng và thị trường tiêu thụ rau cải bắp an toàn

Là một trong những huyện nằm tiếp giáp với thị xã Sơn Tây nên Phúc Thọ có nhiều điều kiện để trở thành vùng nguyên liệu cung cấp rau xanh cho thành phố, thị x. Nguồn cung ứng rau cải bắp an toàn tập trung ở 3 nguồn chính sau đây:

- Nguồn cung ứng là các vùng trồng rau trong huyện, đây là nguồn chính cung cấp sản lượng cải bắp hàng hóa, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn cung ứng của huyện (chiếm khoảng 73,06%).

- Nguồn cung ứng từ huyện khác thông qua các chủ buôn và các tác nhân thu gom (chiếm khoảng hơn 20% nguồn cung ứng).

- Nguồn cung ứng rau từ Vĩnh Phúc chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn cung ứng chính của huyện (khoảng 4,12%).

Nhìn chung rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ mang tính hàng hóa cao, thị trường tiêu thụ rộng và nhiều tiềm năng. Trong nhiều năm qua thị trường Hà Nội vẫn là thị trường tiêu thụ cải bắp an toàn chính của huyện.

Năm 2014 thị trường này đã tiêu thụ khoảng 70,84% lượng cải bắp trên thị trường Phúc Thọ. Tiêu thụ tại địa phương là 23,09% và có xu hướng tăng lên khi các nhà máy trong các khu công nghiệp dần đi vào hoạt động.

Sơ đồ 3.1: Kênh cung ứng rau cải bắp an toàn của huyện Phúc Thọ năm 2014

(Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu điều tra) 3.2.1.3. Xác định ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ

Như đã phân tích ở trên, nguồn cung rau cải bắp an toàn trên địa bàn huyện Phúc Thọ đến từ 2 nguồn chính: người nông dân Phúc Thọ sản xuất và nguồn cải bắp đến từ các địa phương khác. Trong đó nguồn cải bắp người dân Phúc Thọ sản xuất chiếm tới 70%. Trong nghiên cứu này, do điều kiện thời gian có hạn và do sự hạn chế các nguồn lực, tôi xác định ngành hàng rau cải bắp của huyện thuộc đối tượng nghiên cứu này chủ yếu do nguồn cung của người sản xuất trong huyện, các nguồn cung khác do không theo dõi được nên tôi tạm thời không đưa vào ngành hàng. Trong nghiên cứu này với cách xác định như vậy sơ đồ ngành hàng rau cải bắp của huyện được thể hiện như sau:

Cải bắp từ Vĩnh Phúc…

Cải bắp từ Huyện khác

trong tỉnh

Cải bắp Phúc Thọ

Thị Trường Phúc Thọ

Thị trường Hà Nội

Thị trường huyện khác trong Hà Nội

Thị trường Phúc Thọ

Thị trường tỉnh ngoài 4,12%

22,82 %

73.06%

70,84%

23,09%

3,49%

2,58%

Theo sơ đồ ngành hàng này thì các kênh cung ứng hàng hóa dịch vụ rau cải bắp an toàn gồm 4 kênh chính:

* Kênh I

Người cung

cấp đầu vào sản xuất

Người sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng HN

- Trồng - Chăm sóc - Thu hoach - Sơ chế - Bảo quản - Vận chuyển - Bán

- Đóng bao, sọt

- Vận chuyển - Bảo quản - Vận chuyển - Bán

- Phân loại - Bốc xếp - Vận chuyển

- Bán cải bắp

- Phân loại - Bày lên giá - Bán cải bắp

- Mua cải bắp - Chế biến - Cung cấp

cây giống - Vật tư phân bón

- Thuốc BVTV - Dịch vụ sản xuất

* Kênh II

Người BBHN

Người BLHN

Người tiêu dùng HN Người sản

xuất Người cung

cấp đầu vào sản xuất

- Trồng - Chăm sóc - Thu hoach - Sơ chế - Bảo quản - Vận chuyển Bán

- Phân loại - Bốc xếp - Vận chuyển - Bán cải bắp

- Phân loại - Bày lên giá - Bán cải bắp

- Mua cải bắp - Chế biến - Cung cấp

cây giống - Vật tư phân bón Thuốc BVTV Dịch vụ sản xuất

* Kênh III

* Kênh IV

Sơ đồ 3.2. Các kênh cung ứng chính trong chuỗi giá trị rau cải bắp an toàn tại huyện Phúc Thọ.

(Nguồn số liệu: Tổng hợp tài liệu điều tra)

- Trồng - Chăm sóc - Thu hoach - Sơ chế - Bảo quản - Vận chuyển

- Phân loại - Đóng bao - Vận chuyển - Bán lẻ cải bắp

- Mua cải bắp - Chế biến

- Trồng - Chăm sóc - Thu hoach - Sơ chế - Bảo quản -Vận chuyển

- Thu mua - Phân loại - Đóng bao, sọt - Vận chuyển - Bán lẻ cải bắp

- Mua cải bắp

- Chế biến - Cung cấp cây

giống

- Vật tư, phân bón

- Thuốc BVTV - Dịch vụ sản xuất

- Cung cấp cây giống - Vật tư, phân bón - Thuốc BVTV

- Dịch vụ sản xuất

Người cung cấp đầu vào

sản xuất

Người sản xuất

Người BLPT tại

HN

Người tiêu dùng

HN

Người cung cấp đầu vào

sản xuất

Người sản xuất

Người BLPT

Người tiêu dùng PT

Trong cả 4 kênh cung ứng hàng hóa dịch vụ này các tác nhân kinh tế có chức năng nhất định, có mối liên kết từ đầu đến cuối quá trình sản xuất kinh doanh được gắn kết với nhau thành một chuỗi cung ứng. Trong chuỗi này một loạt các hoạt động được thực hiện trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động có trách nhiệm để tạo ra giá trị tối đa trong chuỗi.

3.2.1.4. Đặc điểm và kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi

Các tác nhân tham gia vào ngành hàng cải bắp huyện Phúc Thọ phát triển rất nhanh và đa dạng qua nhiều họat động. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, vì vậy khi phân tích chúng tôi nhấn mạnh tới đặc điểm và quy mô hoạt động của các tác nhân. Phân tích đặc điểm, quy mô hoạt động của từng tác nhân tham gia vào chuỗi rau cải bắp an toàn để đánh giá được quy trình hoạt động cũng như khả năng thích ứng của các tác nhân trong quá trình phát triển của chuỗi cũng như đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

* Tác nhân người sản xuất + Đặc điểm chung

Người sản xuất rau cải bắp an toàn chủ yếu là các hộ nông dân, họ là tác nhân đầu tiên của ngành hàng. Hiệu quả kinh tế thu được đối với mỗi loại sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của họ. Quy mô và đặc điểm của ngành hàng thể hiện thông qua khối lượng và chủng loại sản phẩm vì vậy mà phụ thuộc rất lớn vào tác nhân này.

Hộ nông dân sản xuất rau cải bắp an toàn có đặc điểm sau:

Trong tổng số 45 hộ điều tra, độ tuổi chủ hộ trung bình là 42,90. Chủ hộ có độ tuổi thấp nhất là 36 và cao nhất là 49. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp. Các chủ hộ đều có trình độ văn hóa cấp II hoặc cấp III, không có chủ hộ nào có trình độ

trung cấp trở nên, trung bình các chủ hộ học hết lớp 8, chủ hộ có trình độ cao nhất là tốt nghiệp cấp III và trình độ văn hóa thấp nhất là học hết lớp 6. Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và thông tin thị trường.

Bảng 3.8: Đặc điểm cơ bản các hộ sản xuất rau cải bắp an toàn được điều tra của huyện.

STT Diễn giải ĐVT Thấp

nhất

Trung

bình Cao nhất

1 Độ tuổi chủ hộ Tuổi 36 42,90 49

2

Trình độ văn hoá của

chủ hộ Lớp 6 8 12

3

Số năm trồng rau cải

bắp an toàn Năm 8 12,5 18

4 Diện tích đất canh tác m2 720 1.145,14 2.160 5

Diện tích trồng rau cải

bắp an toàn m2 246 654,80 950

6 Số nhân khẩu /hộ Khẩu 4 4,60 6

7 Số lao động/hộ Lao động 2 2,50 4

8

Nhu cầu vốn đầu tư

sản xuất Triệu đồng 12 18,50 25

- Vốn tự có Triệu đồng 15 18,50 25

- Vốn vay Triệu đồng 10 13 19

Thu nhập Triệu đồng 24,30 32,70 52,70

Số hộ điều tra Hộ 45

(Nguồn số liệu: Tổng hợp điều tra) Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện Phúc Thọ thấp, bên cạnh đó một diện tích khá lớn của Thọ Lộc và Thanh Đa đã dành cho công nghiệp trong đó có phần đất nông nghiệp của một số hộ điều tra.

Diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ là 1.145,14 m2, diện tích đất trồng rau cải bắp là 654,8 m2 chiếm tỉ lệ khá cao (65,89%). Trong số các hộ trồng rau cải bắp an toàn có tới 60% hộ trồng rau cải bắp an toàn trên đất chuyên rau. Số hộ còn lại trồng rau cải bắp an toàn trên diện tích đất hai lúa.

Hộ có đông nhân khẩu nhất là 6, hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 4, trung bình của các hộ là 4,6 nhân khẩu/hộ. Số lao động trung bình trên một hộ điều tra là 2,5, hộ có đông lao động nhất là 4 và hộ có ít lao động nhất là 2.

Với tỷ lệ lao động như vậy, hộ hoàn toàn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất cải bắp của mình.

Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của hộ trồng cải bắp cao nhất là 25 triệu đồng, hộ có nhu cầu vốn đầu tư thấp nhất là 12 triệu đồng, trung bình là 18,5 triệu đồng. Phần lớn vốn đầu tư sản xuất là vốn tự có của hộ. Phần vốn vay được vay từ Ngân hàng chính sách (thông qua các tổ chức hội địa phương) có lãi suất thấp, ưu đãi (vay từ nguồn này khá nhiều). Ngoài ra hộ còn vay từ người thân và từ những mối quan hệ quen biết khác.

Bảng 3.9: Diện tích, năng suất, sản lượng rau cải bắp an toàn của các hộ điều tra huyện Phúc Thọ

(Tính bình quân 1 hộ)

Diễn giải ĐVT BQ

chung

Trong đó Sen

Chiểu

Thanh Đa

Thọ Lộc Diện tích rau cải bắp an toàn m2 654,80 715,20 674,90 574,20

Vụ sớm m2 127,70 200,20 150,20 63,20

Chính vụ m2 435,40 400,50 431,90 413,50

Vụ muộn m2 91,70 114,40 92,80 97,60

Năng suất rau cải bắp an toàn tạ/sào 14,31 14,29 14,25 14,39

Vụ sớm tạ/sào 9,24 9,57 9,35 8,80

Chính vụ tạ/sào 16,75 16,66 16,49 17,10 Vụ muộn tạ/sào 16,94 16,63 16,92 17,28 Sản lượng rau cải bắp an toàn tạ 26,03 28,38 26,72 22,96

Vụ sớm tạ 3,28 5,32 3,90 1,54

Chính vụ tạ 20,26 18,53 19,78 19,64

Vụ muộn tạ 4,31 5,28 4,36 4,68

(Nguồn số liệu: Tổng hợp phiếu điều tra) Bình quân diện tích trồng rau cải bắp của hộ điều tra là 654,80 m2 trong đó xã Sen Chiểu có diện tích trồng rau cải bắp an toàn bình quân một hộ là

715,20 m2; thấp nhất là Thọ Lộc với diện tích là 574,20 m2. Diện tích trồng cải bắp sớm và cải bắp vụ muộn bình quân một hộ của Sen Chiểu cao nhất (cải bắp sớm là 200,20 m2; cải bắp muộn là 114,40 m2), hộ sản xuất của Thanh Đa có bình quân diện tích trồng cải bắp an toàn chính vụ lớn nhất.

Năng suất cải bắp bình quân của các hộ điều tra là 14,31 tạ/ha. Hộ trồng cải bắp của xã Thọ Lộc đạt được năng suất cải bắp bình quân cao nhất do năng suất cải bắp chính vụ và vụ muộn của họ đạt cao. Năng suất cải bắp sớm và cải bắp muộn của hộ sản xuất Thanh Đa đạt khá cao, xong do năng suất cải bắp chính vụ của họ lại đạt thấp dẫn đến năng suất cải bắp bình quân chung của hộ là thấp nhất.

Sản lượng cải bắp bình quân của các hộ điều tra là 26,03 tạ trong đó sản lượng cải bắp chính vụ chiếm tỷ lệ chủ yếu. Hộ sản xuất Sen Chiểu có sản lượng là 28,38 tạ đạt mức sản lượng cao nhất. Hộ sản xuất Thanh Đa đạt được mức sản lượng cải bắp chính vụ cao nhất (19,78 tạ) nhưng sản lượng cải bắp sớm và vụ muộn đạt thấp nhất (4,36 tạ).

Các loại sâu bệnh thường gặp trong trồng cải bắp là sâu xám, rệp, sâu xanh, sâu tơ, bệnh thối hạch, bệnh thối nhũn...Trung bình các hộ phun thuốc BVTV 4 lần trong một vụ trồng cải bắp. Hộ sản xuất cải bắp an toàn sớm có xu hướng sử dụng thuốc BVTV cao hơn hộ sản xuất chính vụ và vụ muộn.

* Thu hoạch, bảo quản

Nông dân thu hoạch cải bắp khi trời mát, không mưa. Phương tiện vận chuyển là những chiếc xe thồ, xe máy và một số ít dùng xe cải tiến. Cải bắp sau khi đem về nhà được sơ chế loại bỏ lá già và phân loại. Nông dân có thể để cải bắp ngay ngoài sân nếu trời không mưa hay cất vào nhà có mái che nếu trời mưa, cẳi bắp thường dược phun nước giữ ẩm trong quá trình bảo quản.

Cải bắp được bán ở chợ vào sáng sớm hôm sau dưới dạng tươi 100% số lượng, chưa có một công nghệ bảo quản, chế biến nào được áp dụng.

Cũng có khoảng 10% cải bắp của nông dân sau khi thu hoạch được bán

ngay tại ruộng cho những người thu gom. Việc người thu gom đến mua rau tại nhà hoặc tại ruộng phần nào giảm bớt một phần công lao động của người sản xuất. Tuy nhiên hình thức mua bán này không được các hộ nông dân áp dụng nhiều do sự chênh lệch giá bán giữa bán tại nhà và bán tại chợ lớn (thường từ 200 đến 300 đồng/kg).

+ Phương thức giao dịch và thanh toán - Phương thức giao dịch

Sau khi thu hoạch, người nông dân thường tự mình đem cải bắp ra chợ bán mà chưa có hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nào được thực hiện.

Hiện nay nông dân tiêu thụ cải bắp theo 4 cách, như sau:

- Sau khi thu hoạch bán ngay tại ruộng cho người thu gom: Cách này chiếm khoảng 10% sản lượng thường chỉ áp dụng với những gia đình thiếu lao động.

- Bán cho tư thương chợ Gạch vào sáng sớm hôm sau: Cách này đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay chiếm khoảng 60% đến 65% sản lượng rau.

Rau bán cho những người chuyên bán buôn tại Hà Nội, bán buôn tại chợ Gạch, chợ Đường Cái và những người địa phương mua rau đi bán lẻ tại Hà Nội. Yêu cầu chất lượng, màu sắc, trọng lượng rau của những đối tượng này rất cao, cải bắp phải tươi non, cuốn chặt, tròn, không dập nát, không bị sâu ăn lá, trọng lượng trung bình đạt từ 1,5 đến 2kg... Với cách buôn bán này người nông dân có thể bán được rau với giá cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, nếu bán tại chợ, mỗi ngày hai người có thể vận chuyển và tiêu thụ được khoảng 200kg, để tiêu thụ hết sản lượng một sào cải bắp hộ gia đình phải mất 7-8 công lao động dành cho việc tiêu thụ sản phẩm. Khoản chi phí này hộ đã không tính hết khi hạch toán kinh tế.

- Bán cho những người bán lẻ Phúc Thọ: Hình thức tiêu thụ này chỉ chiếm khoảng 25% - 30% sản lượng rau. Rau bán cho đối tượng này thường

là những loại rau chất lượng và mẫu mã kém hơn, giá bán cũng linh hoạt hơn so với giá bán cách hai.

- Bán lẻ tại thị trường Hà Nội: Hình thức tiêu thụ này có nhưng ít.

Trong quá trình điều tra chúng tôi chưa xác định được cụ thể tỷ lệ rau cải bắp an toàn tiêu thụ theo hình thức này.

- Thanh toán

Hình thức thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt. Thanh toán ngay sau khi giao hàng. Một số người thu gom mua tại ruộng thì có thể thanh toán sau khi đã thu hoạch hết ruộng rau.

+ Hao hụt

Sau khi thu hoạch và bảo quản tại nhà và được phun nước giữa ẩm nên hạn chế được phần nào sự hao hụt. Tuy nhiên các hộ nông dân cho biết tỷ lệ hao hụt cải bắp chiếm khoảng 3%.

+ Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động

Giá bán rau tính trung bình các thời điểm là 4.650 đồng/kg. Thời điểm bán cải bắp sớm giá cao nhất là 8.000 đồng/kg và thời điểm giá rau rẻ nhất (rau chính vụ) là 2.000 - 3.500 đồng/kg tùy từng loại rau.

Chi phí sản xuất chung một sào rau cải bắp là 2.166.000 đồng. Chi phí sản xuất rau cải bắp sớm cao hơn so với mức trung bình 134.000 đồng. Trong tổng số chi phí sản xuất thì khoản chi phí trung gian cao nhất chiếm tới 49,22%; chi phí lao động chiếm 49,86%. Sản xuất cải bắp sớm hết nhiều công lao động hơn so với cải bắp chính vụ và cải bắp muộn. Chi phí hao mòn công cụ, dụng cụ chiếm 0,92%.

Khoản chi phí vật chất phục vụ sản xuất bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV chiếm 36% (779.670 đồng). Trong số này chi phí về phân chuồng là lớn nhất bằng 20,78% tổng chi phí sản xuất (450.000 đồng). Chi phí giống rau cải bắp giữa các vụ là như nhau, xong do vụ sớm tỷ lệ cây chết nhiều nên cần số lượng cây giống nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 50 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)