Phân tích SWOT chuỗi giá trị rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Phân tích SWOT chuỗi giá trị rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Vùng sản xuất rau màu chuyên canh, nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất, đất đai phù hợp với phát triển sản xuất rau cải bắp.

- Có đề án phát triển sản xuất RAT được phê duyệt.

- Là cây rau vụ đông có diện tích lớn trong huyện.

- Nằm gần kề với Hà Nội, một thị trường tiêu thụ lớn, có nhu cầu tiêu dùng rau cao.

- Các tác nhân kinh doanh rau cải bắp có thâm niên trong nghề, chủ động phương tiện vận chuyển và vốn để hoạt động.

- Chính quyền các cấp quan tâm đến phát triển sản xuất rau.

- Thiếu giống cải bắp chịu nhiệt phù hợp với vụ cải bắp sớm.

- Sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, thủ công.

- Chất lượng vật tư đầu vào chưa được kiểm soát tốt.

- Chưa có phương tiện bảo quản hữu hiệu.

- Hệ thống kiểm dịch, kiểm tra chất lượng sản phẩm không hoạt động.

- Chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn mác đáp ứng số lượng tiêu thụ nông dân...

- Kênh phân phối ngắn, liên kết giữa nông dân với các tác nhân khác yếu.

- Mua bán chưa thông qua hợp đồng kinh tế.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội cho rau cải bắp Việt nam gia nhập thị trường thế giới.

- Chính phủ đã phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.

- Nhu cầu tiêu dùng rau xanh đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp ngày càng cao.

- Thị trường thiếu nguồn cung rau an toàn.

- Nguy cơ phải cạnh tranh với rau cải bắp chất lượng và giá rẻ từ các nước khác tràn sang (nhất là từ Thái Lan và Trung quốc)

- Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt (đặc biệt đối với rau xuất khẩu).

- Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.

- Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Qua xây dựng ma trận SWOT, chúng tôi kết hợp từng đôi một như sau: S và O; W và T ; S và T; W và O. Cách kết hợp phân tích này giúp gợi mở các định hướng, đề xuất hay giúp hoàn thiện và phát triển ngành hàng rau cải bắp trong thời gian tới.

S – O W - T

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng diện tích trồng rau.

Phát triển Phúc Thọ trở thành vùng sản xuất rau an toàn với cơ cấu các giống rau hợp lý (cây rau cải bắp là một trong những cây trồng chủ lực vụ đông).

- Hình thành các kênh phân phối tiêu thụ rau cải bắp chuyên nghiệp với các tác nhân chính là những công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân tham gia.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ rau không chỉ Hà Nội mà tiêu thụ trên phạm vi cả nước và hướng đến xuất khẩu.

- Thực hiện tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất rau theo quy mô trang trại. Từ đó đầu tư sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, kiểm soát tốt được chất lượng các yếu tố đầu vào và chất lượng rau đầu ra, hạn chế rủi ro về thiên nhiên, dịch bệnh...

- Liên kết với những tổ chức, cá nhân phân phối tiêu thụ rau chuyên nghiệp, có uy tín thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kiểm dịch, kiểm soát chất lượng nông sản. Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng đăng ký chất lượng nông sản của mình.

- Quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, nước trên địa bàn. Hạn chế lấy đất hai lúa cho phát triển công nghiệp, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm môi trường (nhất là ô nhiễm nguồn nước).

S – T W - O

- Tăng cường đào tạo tập huấn cho các tác nhân các quy định tiêu chuẩn

- Công tác nghiên cứu lai tạo giống rau cải bắp cần được quan tâm hơn

về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt nam và thế giới. Qua đó giúp họ hình thành chiến lược sản xuất, kinh doanh (sản xuất, kinh doanh những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

- Thiết lập chương trình tài trợ, hỗ trợ cho sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp thông qua việc tác động vào các phân đoạn chuỗi giá trị cải bắp.

- Tập huấn, thảo luận với các tác nhân trong chuỗi về các vấn đề như chiến lược Marketing, chuỗi cung ứng, chuỗi tiêu thụ toàn cầu.

- Cải thiện môi trường kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cải bắp lưu thông trên thị trường.

nữa. Các giống rau cải bắp năng suất, chất lượng cao đặc biệt là cải bắp chịu nhiệt dùng cho vụ sớm quyết định rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của ngành hàng.

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, các kênh cung ứng vật tư (như giống, phân bón, thuốc BVTV...) có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

- Xây dựng các nhà lạnh đủ tiêu chuẩn bảo quản nông sản giảm thất thoát sau thu hoạch.

- Có kế hoạch đăng ký xây dựng thương hiệu rau an toàn Phúc Thọ với bao bì, nhãn mác kèm theo.

Qua khảo sát, phân tích và đánh giá chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ tôi nhận thấy mối quan hệ giữa các tác nhân là một trong những ưu điểm quan trọng thể hiện sự phát triển của chuỗi giá trị cải bắp. Những thỏa thuận hay những ràng buộc giữa các tác nhân càng chặt chẽ thì chuỗi giá trị càng được đánh giá là phát triển. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các tác nhân sẽ chỉ ra những tác nhân chiếm giữ vai trò điều phối trong chuỗi giá trị thể hiện trên nhiều khía cạnh, đó có thể là mức độ làm ăn thường xuyên hay không thường xuyên, các chỉ tiêu cụ thể như: trao đổi thông tin, chất lượng sản phẩm, thời gian và khối lượng giao dịch, phương thức thanh toán giao nhận sản phẩm trong hoạt động buôn bán... thể hiện qua Bảng 3.21.

Bảng 3.21: Mối quan hệ hỗ trợ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng cải bắp an toàn

Tiêu chí Người sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ - Thông

tin và trao đổi thông tin

- Nắm bắt thông tin thị trường từ:

các tác nhân đầu ra, từ hoạt động bán cải bắp tại chợ và từ các nông dân khác trong vùng.

- Thông tin đầu vào, đầu ra nhận được từ: các tác nhân đầu ra, chợ, xuống địa bàn nắm thông tin.

- Thiết lập thông tin với tác nhân đầu vào và đầu ra để chủ động được nguồn hàng cung cấp.

- Dựa vào các thông tin thị trường tại nơi phân phối.

- Phương thức trao đổi thông tin và quan hệ giao dịch

- Dựa vào mối quan hệ quen biết trong quá trình mua bán

- Mức độ tín nhiệm trong mua bán

- Điện thoại, trực tiếp và từ lần giao dịch trước

- Điện thoại hoặc trực tiếp trao đổi thông tin trong quá trình giao dịch.

- Khối lượng cải bắp trong giao dịch

- Bán toàn bộ sản phẩm làm ra khi thoả thuận được giá bán, bán tại đồng, tại chợ.

- Mua bán theo định mức của tác nhân đầu ra.

Hình thức trao đổi trực tiếp.

- Phụ thuộc vào giá, xu hướng thị trường và phương tiện vận chuyển.

- Phụ thuộc vào giá và từng loại khách hàng.

- Chất lượng cải bắp

- Được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan, cải bắp sạch, non, không dập nát...

- Được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan.

- Được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan.

- Đánh giá chủ yếu bằng cảm quan và một số chỉ tiêu cụ thể như: khối lượng, kích cỡ, màu sắc...

- Mức độ quan hệ của các tác nhân đầu vào và đầu ra.

- Không thường xuyên với một tác nhân nào, gặp ai thì bán.

- Quan hệ thường xuyên với các tác nhân đầu ra.

- Quan hệ thường xuyên với các tác nhân đầu vào, đầu ra.

- Quan hệ htường xuyên với một số tác nhân đầu vào và rất nhiều tác nhân đầu ra.

(Nguồn số liệu: Tổng hợp điều tra)

Ngoài ra sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cũng đã cho thấy có sự hợp lý nhất định. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng đều đã đạt được khoản thu nhập nhất định tùy theo mức độ tham gia của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)