Chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 81 - 90)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn huyện Phúc Thọ

3.2.2. Chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ

Từ Bảng 3.18 có thể thấy rằng tác nhân sản xuất là tác nhân đạt giá trị cao nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn. Điều này chứng tỏ rằng sản xuất cải bắp là đầy tiềm năng, người sản xuất cải bắp với lượng vốn nhất định, đầu tư hợp lý đã tạo nên hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Tác nhân này đã đóng góp giá trị kinh tế lớn nhất trong tất cả tác nhân tham gia ngành hàng cải bắp.

Bảng 3.18: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong ngành hàng cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ năm 2014

(Tính bình quân trên 100 kg cải bắp an toàn)

ĐT: 1000 đồng TT Diễn giải Người

sản xuất

Người thu gom

Người bán buôn

Người bán lẻ

1 TR 465 580 666,67 740

2 IC 94,67 435 580 582,67

3 VA 370,33 145,00 86,67 157,33

4 GPr 202,10 31 44,33 38,33

5 TR/IC 4,91 1,33 1,15 1,27

6 VA/IC 3,91 0,33 0,15 0,27

7 GPr/IC 2,13 0,07 0,08 0,07

8 GPr/W 197,74 42 201,52 51,04

Nguồn số liệu: Tổng hợp điều tra Xét về doanh thu và chi phí trung gian thì cao nhất chính là tác nhân bán lẻ (740.000 đồng và 582.670 đồng), tuy nhiên doanh thu đạt cao không có nghĩa là kinh doanh đã hiệu quả. Tác nhân người sản xuất đạt giá trị gia tăng cao nhất (370.330 đồng).

Chúng ta quan tâm đến chỉ tiêu GPr/IC thì thấy rằng tác nhân người bán lẻ và thu gom đạt thấp nhất (0,07 lần). Mỗi tác nhân bán lẻ và thu gom là một mắt xích nhỏ giúp cho sự lưu chuyển cải bắp nhanh hơn đến người tiêu dùng. Chính vì vậy tác nhân này đạt giá trị gia tăng và thu nhập thuần thấp nhất là điều hợp lý và công bằng.

Khi xem xét tác nhân người bán buôn thì thấy rằng các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân này thấp hơn tác nhân sản xuất. Trên thực tế với lượng cải bắp an toàn tiêu thụ trong ngày lớn thì tác nhân người bán buôn cải bắp an toàn lại là tác nhân đạt giá trị thu nhập thuần trên một ngày công lao động cao nhất (201.520 đồng).

Nhìn trên bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng tất cả các chỉ

tiêu tính hiệu quả kinh tế của các tác nhân là TR/IC, VA/IC, GPr/IC đều không âm, điều đó chứng tỏ tất cả các tác nhân hoạt động trong ngành hàng đều có hiệu quả.

Như vậy, tác nhân người bán buôn là tác nhân có giá trị thu nhập thuần tính trên một ngày công lao động là cao nhất, tiếp sau đó là tác nhân người sản xuất (197.740 đồng), và tác nhân người thu gom (42.000 đồng)

3.2.2.2. Chuỗi giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân theo kênh tiêu thụ

Điều kiện kinh doanh và mối quan hệ của các tác nhân là cơ chế để hình thành giá. Qua nghiên cứu chuỗi giá trị rau cải bắp an toàn tôi lựa chọn 4 kênh cung ứng chính trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng như sau:

Sở dĩ có 2 loại giá bán cải bắp an toàn của người sản xuất (giá bán kênh I khác với 3 kênh còn lại) là do người nông dân bán cải bắp ở 2 địa điểm khác nhau. Đối với kênh I cải bắp bán tại ruộng, nhưng kênh II và kênh III cải bắp bán tại các chợ. Tuy nhiên, giá cải bắp trung bình bán ra từ người sản xuất vẫn là 4.650 đồng/kg.

Kênh I là bao gồm đầy đủ 4 tác nhân tham gia. Trình tự của quá trình phân phối đi từ người sản xuất đến người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ Hà Nội là tác nhân cuối cùng bán cho người tiêu dùng. Trong chuỗi này, người bán lẻ Hà Nội phải bỏ khoản chi phí trung gian lớn nhất là 653.000 đồng và người sản xuất đạt giá trị gia tăng (370.330 đồng). Người thu gom xuất hiện ở kênh I nhưng hoạt động của họ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do còn đơn điệu, mua đi bán lại trong phạm vi hẹp để hưởng chênh lệch giá.

Kênh tiêu thụ III và IV là hai kênh đơn giản nhất trong ngành hàng chỉ bao gồm người sản xuất và người bán lẻ cũng là mắt xích cuối cùng đưa cải bắp đến với người tiêu dùng.

ĐVT: 1000 đồng

* Kênh tiêu thụ I:

* Kênh tiêu thụ II:

Người

sản xuất

Người BBHN

Người BLHN

NTD HN Người

sản xuất

Người thu gom

Người BBHN

Người BLHN

NTD

HN

Giá bán: 420 IC: 94,67 VA: 370,33

Giá bán: 580 IC: 435 VA: 145 GP 31

Giá bán: 700 IC: 637 VA: 63 GP 20

Giá bán: 780 IC: 653 VA: 127 GPr: 41

Giá bán: 485 IC: 94.67 VA: 370,33

Giá bán: 700 IC: 577 VA: 123 GPr: 80

Giá bán: 780 IC: 653 VA: 127 GPr: 41

ĐVT: 1000 đồng * Kênh tiêu thụ III:

* Kênh tiêu thụ IV:

Sơ đồ 3.3: Hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo các kênh tiêu thụ (tính trên 100kg cải bắp)

Nguồn số liệu: Tổng hợp phiếu điều tra Người

sản xuất Người

BLPT

NTD HN

Người sản xuất

Người BLPT

NTD PT

Giá bán: 485 IC: 94,67 VA: 370,33

Giá bán: 750 IC: 598 VA: 152 GPr: 29

Giá bán: 598 IC: 94,67 VA: 370,33

Giá bán: 690 IC: 497 VA: 193 GPr: 45

3.2.2.3. Giá và giá trị gia tăng qua mỗi kênh tiêu thụ

Nhìn vào bảng trên ta thấy sự thay đổi về giá bán cuối cùng của cải bắp an toàn qua từng kênh hàng. Tại kênh hàng I, kênh tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia có giá bán cuối cùng là 7.800 đồng/kg, chi phí trung gian phải chi ra là 74.670 đồng và đã đạt được giá trị gia tăng là 705.330 đồng. Như vậy giá trị gia tăng đạt được chiếm 90,00% giá trị sản phẩm. Trong kênh hàng này, một đồng chi phí bỏ ra đã đem lại 9,45 đồng giá trị gia tăng.

Tại kênh hàng II, giá bán cải bắp cuối cùng không thay đổi so với kênh I, mặc dù có sự vắng mặt của tác nhân người thu gom nhưng khoản chi phí trung gian kênh II chi ra vẫn cao hơn kênh I là 85.000 đồng đã làm tăng giá trị gia tăng kênh II lên thành 620.330 đồng.

Trong kênh III, giá bán cải bắp cuối cùng là 7.500 đồng/kg thấp hơn giá bán kênh I, kênh II. Do chỉ có 2 tác nhân tham gia chính nên chi phí trung gian kênh hàng này bỏ ra là thấp hơn kênh I (227.670 đồng) và giá trị gia tăng đạt được cũng thấp nhất so với 2 kênh trên (chỉ đạt 552.330 đồng). Tuy nhiên khoản giá trị gia tăng của kênh III đạt được chiếm tới 70% giá trị sản phẩm. Đây là kênh hàng hoạt động tích cực nhất trong ngành hàng góp phần tiêu thụ phần lớn sản lượng cải bắp an toàn của huyện Phúc Thọ.

Kênh hàng IV về hình thức hoạt động tương tự như kênh hàng III chỉ khác nhau về thị trường tiêu thụ cải bắp an toàn. Giá bán cải bắp cuối cùng của kênh hàng này là 6.900 đồng/kg thấp nhất trong 4 kênh hàng. Mặc dù giá bán thấp nhưng các khoản chi phí trung gian tác nhân này bỏ ra cũng thấp hơn các tác nhân khác nên giá trị gia tăng của kênh hàng này đạt được vẫn chiếm 81,6%

giá trị sản phẩm, đây là tỷ lệ cao nhất trong số 4 kênh hàng.

Bảng 3.19: Hình thành giá và giá trị gia tăng qua các tác nhân (Tính bình quân trên 100kg cải bắp an toàn tươi)

Diễn giải ĐVT Sản xuất Thu gom BBHN BLPT tại HN BLPT BLHN Chuỗi giá trị

Kênh I

Giá bán 1000đ/kg 420 580 700 - - 780 780

IC 1000đ 94,67 435 637 - - 653 74,67

VA 1000đ 370,33 145 63 - - 127 705,33

Tỷ lệ giá trị gia tăng % 52,50 20,56 8,93 18,01 100,00

Kênh II

Giá bán 1000đ/kg 485 - 700 - - 780 780

IC 1000đ 94,67 - 577 - - 653 159,67

VA 1000đ 370,33 - 123 - - 127 620,33

Tỷ lệ giá trị gia tăng % 59,70 - 19,83 - - 20,47 100,00

Kênh III

Giá bán 1000đ/kg 485 - - 750 - - 750

IC 1000đ 94,67 - - 598 - - 227,67

VA 1000đ 370,33 - - 152 - - 522,33

Tỷ lệ giá trị gia tăng % 70,90 - - 29,10 - - 100,00

Kênh IV

Giá bán 1000đ/kg 485 - - - 690 - 690

IC 1000đ 94,67 - - - 497 - 126,67

VA 1000đ 370,33 - - - 193 - 563,33

Tỷ lệ giá trị gia tăng % 65,74 - - - 34,26 - 100,00

Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu điều tra

Có thể nhận xét rằng, người bán buôn đóng vai trò quan trọng nhất thúc đẩy kênh hàng này phát triển. Kênh I là kênh hoạt động có hiệu quả nhất trong ngành hàng nên cần thiết được mở rộng trong những năm tới. Kênh III, kênh IV mặc dù mỗi tác nhân hoạt động có kết quả kinh tế tốt nhất nhưng lại là kênh đem lại khoản giá trị gia tăng của kênh hàng không cao. Kênh hàng I có giá trị gia tăng cao hơn kênh hàng III, IV và vai trò của tác nhân thu gom là rõ ràng.

3.2.2.4. Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân

Theo phân tích ở phần quy mô cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ thì sản lượng cải bắp hàng hóa bán ra của huyện Phúc Thọ năm 2014 là 2.017,59 tấn.

Trong đó, lượng cải bắp tiêu thụ nội huyện là 23,09%, lượng cải bắp tiêu thụ bên ngoài huyện là 76,91% (tiêu thụ tại các huyện khác trong tỉnh là 3,49%, tiêu thụ tại tỉnh khác là 2,57% và tiêu thụ tại thị trường Hà Nội là 70,84%).

Bảng 3.20: Giá trị, cơ cấu GTGT của các tác nhân qua những kênh chính trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn

huyện Phúc Thọ năm 2014

Tác nhân Số kênh

tham gia

VA (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Người sản xuất 4 7.157,15 67,81

Người thu gom 2 234,04 2,22

Người bán buôn 2 419,68 3,98

Người BLPT 2 899,11 8,52

Người BLPT tại Hà Nội 2 1.230,38 11,66

Người BLHN 2 614,96 5,83

Tổng GTGT qua các kênh nghiên cứu 10.555,32 100 (Nguồn số liệu: Số liệu điều tra) Tại Biểu đồ 3.2, Sơ đồ ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ đã thể hiện rõ tỷ lệ cải bắp tiêu thụ qua các kênh hàng. Từ các dữ liệu đã tính toán có thể tính được cơ cấu giá trị gia tăng của các tác nhân (có phụ lục kèm theo) thể hiện ở Bảng 3.20 như sau:

Như vậy qua nghiên cứu 4 kênh hàng chính trong chuỗi giá trị ngành

hàng rau cải bắp huyện Phúc Thọ chúng tôi thấy rằng: Tác nhân người sản xuất đã đạt được tỷ lệ giá trị gia tăng lớn nhất là (67,81%). Tiếp sau tác nhân sản xuất là tác nhân người bán lẻ Phúc Thọ tại Hà Nội (11,66%). Các tác nhân người bán buôn và tác nhân người thu gom đạt giá trị gia tăng thấp hơn (2,22% và 3,98%). Tác nhân bán lẻ Hà Nội chỉ đạt tỷ lệ giá trị gia tăng là 5,83%. Như vậy, tỷ lệ giá trị gia tăng tác nhân người thu gom đạt thấp nhất.

2,22 3,98 8,52

11,66 5,83

67,81

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người BLPT

Người BLPT tại Hà Nội Người BLHN

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GTGT của các tác nhân qua những kênh hàng chính trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn

huyện Phúc Thọ năm 2014

(Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu điều tra Một vấn đề nữa đó là khoản hao hụt cải bắp an toàn qua mỗi tác nhân chiếm khoảng 1% - 3% tùy thời gian và quãng đường lưu chuyển, khoản này thường được các tác nhân khấu trừ ngay vào phần các khoản chi phí khác, kênh hàng càng có nhiều tác nhân tham gia thì số lượng cải bắp hao hụt càng lớn hơn. Đây là một số tiền không nhỏ bị mất đi trong toàn bộ ngành hàng cải bắp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)