Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp
3.5.2. Giải pháp cụ thể với từng tác nhân
Tại Phúc Thọ sản xuất cải bắp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang
còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những năm tới hộ sản xuất phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa cho rau cải bắp an toàn tại đây. Sản xuất phải chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất trang trại hoặc chuyên môn hóa, cụ thể phải tích tụ ruộng đất để trồng rau nhằm tăng quy mô diện tích trên hộ và tăng quy mô ngành hàng rau cải bắp an toàn. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất rau cải bắp an toàn theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất rau cải bắp an toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hóa những kiến thức ấy thành các kỹ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng rau cải bắp an toàn.
Khâu giống là yếu tố đầu vào chính rất quan trọng quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất cuối cùng. Người sản xuất trước hết phải kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc của hạt giống rau. Chủ động liên hệ với các Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu rau quả, cơ quan khuyến nông... để có được sự tư vấn tốt nhất. Trồng rau cải bắp an toàn sớm hiện nay đang cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên diện tích cũng chỉ nên dừng lại trong khoảng 30% diện tích trồng rau an toàn hiện tại.
Khi đã có diện tích sản xuất đủ lớn và ổn định, các trang trại có thể liên kết sản xuất theo quy trình, theo đơn đặt hàng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một tác nhân đầu ra tin cậy (như doanh nghiệp đóng trên địa bàn, công ty thu gom và bán buôn rau, các siêu thị, Metro, chuỗi cửa hàng bán lẻ...). Việc ký hợp đồng sẽ giúp cho các bên có sự ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân tham gia. Người sản xuất tập trung vào sản xuất ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng với mức giá thu mua hợp lý theo thỏa thuận. Các công ty bán buôn, bán lẻ có được sản phẩm rau chất lượng, an toàn, biết rõ
nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất và có nguồn hàng ổn định... Trên hết trong những mối liên kết này là người tiêu dùng sẽ được mua rau an toàn có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, người sản xuất giảm bớt được rủi ro về giá cả và người bán buôn, bán lẻ chủ động được hoạt động kinh doanh của mình.
Phát triển sản xuất rau cải bắp an toàn, xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu rau cải bắp an toàn Phúc Thọ. Rau cải bắp an toàn trước khi đưa ra thị trường được đóng gói, có nhãn hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của rau đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng là giải pháp hữu hiệu mở rộng thị trường đầu ra cho rau cải bắp an toàn và tăng được giá bán, tăng được thu nhập cho tác nhân sản xuất.
3.5.2.2. Người thu gom
Cách thức hoạt động hiện nay của tác nhân này chủ yếu là tự phát và rất bị động. Tuy nhiên tác nhân này vẫn đang tồn tại và cần thiết trong khâu lưu chuyển hàng hóa. Song trong tương lai tác nhân này nên được thay thế hoặc sáp nhập vào một tác nhân khác là tác nhân bán buôn hoặc có thể là một công ty trung gian chuyên thu mua rau với số lượng lớn... Vấn đề cần thiết hiện nay đối với tác nhân này là cần phải có tổ chức hợp lý và có quy củ theo nhóm, đội hoặc công ty nhỏ để thực hiện khâu lưu chuyển này nhanh, tốt, có hiệu quả hơn nữa.
3.5.2.3. Người bán buôn
Người bán buôn là mắt xích kết nối rất quan trọng trong ngành hàng rau cải bắp an toàn. Tác nhân này thu mua lượng khá lớn rau cải bắp an toàn sản xuất ra tại Phúc Thọ và đem đi tiêu thụ tại thị trường khác. Trong tương lai, quy mô hoạt động của tác nhân này sẽ mở rộng hơn. Họ sẽ thu mua hầu như toàn bộ lượng rau cải bắp trên địa bàn huyện và phân phối tới các thị trường khác. Tác nhân này giúp cho khâu lưu chuyển hàng hóa nhanh, rộng hơn.
Khó khăn mà người bán buôn gặp phải đó là thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, các khoản chi phí lớn, giá cả thị trường bấp bênh và hay bị động
trong thu mua và trao đổi nhất là không kiểm soát được vấn đề chất lượng sản phẩm. Vì vậy để ngành hàng phát triển ổn định và bền vững thì họ phải có thông tin đầy đủ về thị trường, phải chủ động được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, và vấn đề quan trọng nhất là có được một thị trường lớn lâu dài, ổn định. Để giải quyết vấn đề này, trước hết họ phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân khác trong ngành hàng để có thể liên kết giúp đỡ nhau cũng phát triển.
Ký hợp đồng đầu vào ổn định với tác nhân sản xuất hoặc công ty thu gom để chủ động được nguồn hàng của mình. Sau đó họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường khác xung quanh. Đồng thời họ nên phối hợp, công tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Thị trường tiêu thụ chính của tác nhân bán buôn hiện nay vẫn là thị trường Hà Nội, trong những năm tiếp theo, khi sản xuất đi vào chuyên môn hóa, diện tích và sản lượng rau của huyện Phúc Thọ tăng lên, tác nhân này cần mạnh dạn tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới nhất là mở rộng vào thị trường miền Trung và miền Nam.
Mối tác nhân kinh doanh cần được trang bị kiến thức về Marketing, kiến thức chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước khác trên thế giới. Thị trường tiêu thụ rau nói chung và rau an toàn nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau quả của Việt nam qua đường chính ngạch và tiểu ngạch. Từ Phúc Thọ lên cửa khẩu Lạng sơn và cửa khẩu Móng Cái không xa. Xuất khẩu rau cải bắp an toàn sang Trung Quốc cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân này cần quan tâm.
3.5.2.4. Người bán lẻ
Tác nhân người Phúc Thọ bán lẻ rau cải bắp an toàn tại Hà Nội chiếm
khoảng 40% lượng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ. Vì vậy, để phù hợp với xu hướng phát triển trong tương lai thì hệ thống bán lẻ rau quả sẽ dần được hình thành với chuỗi các cửa hàng tiện lợi chuyên bán lẻ rau quả có uy tín và chất lượng. Để bảo vệ sức khỏe cho mình, khách hàng cũng sẽ tìm mua những sản phẩm rau cải bắp an toàn tại các cửa hàng tin cậy, nơi chất lượng rau được đảm bảo, trên bao bì ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của rau... Tác nhân người bán lẻ cần xác định rõ chiến lược hoạt động và phát triển của mình để có sự thay đổi phù hợp với xu hướng của thị trường và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau rau an toàn huyện Phúc Thọ tôi có một số kết luận sau:
- Trong nhiều năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng trên thế giới và một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam. Trên thế giới cách tiếp cận về chuỗi giá trị được sử dụng phổ biến, việc tổ chức tốt chuỗi giá trị là một nhân tố cạnh tranh, chuỗi giá trị được coi như là một công cụ để quản lý chất lượng. Tại Việt Nam cách tiếp cận này được sử dụng chưa phổ biến nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án phát triển, một số nghiên cứu mới đây về ngành hàng nông nghiệp trong đó có chuỗi giá trị ngành hàng rau đã được tiến hành tuy nhiên phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp.
- Sự hình thành phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng như:
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, phân công lại lao động nông thôn và tạo ra sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng.
- Tại huyện Phúc Thọ rau cải bắp an toàn được sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Sản xuất rau quy mô trang trại còn rất ít, hệ thống các cơ sở, nhà máy chế biến rau chưa được hình thành. Tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ gồm các tác nhân chính vẫn là: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
- Nguồn cung ứng rau cải bắp an toàn cho thị trường huyện Phúc Thọ gồm hai nguồn chính là lượng rau cải bắp an toàn do nông dân Phúc Thọ sản xuất ra (chiếm khoảng 73,06%) và lượng rau cải bắp an toàn từ các địa phương khác đến (chiếm khoảng 26,94%)
- Rau cải bắp an toàn sản xuất tại huyện Phúc Thọ được tiêu thụ qua 4 kênh chính. Trong đó kênh tiêu thụ I chiếm tỷ trọng lớn và tạo ra giá trị gia tăng cao nhất (705.330 đồng/100kg cải bắp tươi).
Tổng giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ do các tác nhân tham gia tạo ra là 10.555,32 triệu đồng.
Trong đó tác nhân người sản xuất đóng góp tỷ lệ lớn nhất là 67,81%, tiếp sau đó là tác nhân người bán lẻ Phúc Thọ bán lẻ rau cải bắp an toàn tại Hà Nội (đạt 11,66%). Tác nhân người bán lẻ Phúc Thọ bán rau an toàn tại Phúc Thọ (đạt tỷ lệ giá trị gia tăng là 8,52%) và tác nhân người bán buôn (3,98%) và cuối cùng là tác nhân người thu gom (2,22%). Như vậy, sau tác nhân người sản xuất thì tác nhân bán lẻ chính là những người hoạt động tích cực nhất và đạt được tỷ lệ giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ.
- Trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn, giữa các tác nhân đã có những mối liên kết, Tuy nhiên, chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn của huyện vẫn còn có những hạn chế như: Các mối liên kết còn lỏng lẻo, chất lượng sản phẩm chưa được coi trọng, kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị còn tách biệt, tác nhân chính trong chuỗi vẫn là người sản xuất mà chủ yếu là các hộ nông dân. Các tác nhân khác như: người thu gom, bán buôn, bán lẻ và đặc biệt là người tiêu dùng có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi....
Chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn gần như mang tính một chiều.
- Để hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ trong các năm tới cần nghiên cứu triển khai nhóm giải pháp cho toàn chuỗi và cho từng tác nhân tham gia chuỗi.
- Do thực tế các nghiên cứu về chuỗi giá trị cung ứng hàng hoá dịch vụ còn ít, số liệu chưa cập nhật. Xuất phát từ ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế của chuỗi, tôi xét thấy cần có các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất rau cải bắp an toàn và các hoạt động xuất khẩu
nhập khẩu rau cải bắp an toàn. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu đánh giá sâu hơn về nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng rau cải bắp an toàn trên phạm vi huyện.
2. Kiến nghị
Từ nghiên cứu tình hình thực tế chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn huyện Phúc Thọ chúng tôi có đề xuất một số khuyến nghị sau:
* Đối với cấp chính quyền:
- Cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển chiến lược trong các năm tới để phát triển ngành hàng rau an toàn nói chung và chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp an toàn nói riêng.
- Để tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại cần sớm thẩm định và ra quyết định công nhận trang trại đối với những hộ nông dân đã dồn, đổi đất và lập dự án thành lập trang trại sản xuất rau cải bắp an toàn.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác dự báo kinh tế, công tác thông tin thị trường và sản xuất. Định hướng xây dựng hệ thống phân phối rau cải bắp an toàn và hệ thống bán hàng phù hợp.
- Tiếp tục tuyên truyền vận động nông dân sản xuất theo quy trình kỹ thuật an toàn. Mở rộng vùng sản xuất rau cải bắp an toàn ra phạm vi cả huyện.
- Tiếp tục xây dựng và giữ gìn thương hiệu cho rau cải bắp an toàn Phúc Thọ trong những năm tới.
- Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm dịch, kiểm soát chất lượng rau quả trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống chợ, giao thông nội đồng, thủy lợi đáp ứng tốt cho sự phát triển lưu thông sản phẩm rau từ khu vực sản xuất ra ngoài thị trường.
* Đối với người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Đảm bảo quy trình sản xuất rau cải bắp một cách nghiêm ngặt, tuân thủ theo các bước và tiêu chuẩn đã được quy định
- Sử dụng các loại giống cải bắp phù hợp với từng vụ sản xuất đồng thời xây dựng quy trình canh tác hợp lý để đạt năng suất cây trồng cao nhất mà chất lượng vẫn được đảm bảo.
- Luôn đảm bảo giữ chữ tín trong quá trình mua, bán và lưu chuyển hàng hóa, và các tác nhân hoạt động thành một chuỗi liên hoàn góp phần làm giảm chi phí, hao hụt và tăng thêm giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị.
- Thực hiện tốt mối liên kết hợp tác với các tác nhân khác trong ngành hàng.
- Giảm thiểu các khâu trung gian không cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Đào Thế Anh và cộng sự (2011), Phân tích ngành hàng rau Hải Phòng, Hải Phòng
2. Đào Thế Anh và cộng sự (2011), Phân tích ngành hàng rau an toàn Hà Nội, Hà Nội.
3. Đào Thế Anh và cộng sự. (2011), Phân tích ngành hàng rau Thái Bình, Thái Bình.
4. Đào Thế Anh và cộng sự (2011), Phân tích ngành hàng rau Vĩnh Phúc,Vĩnh Phúc.
5. Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (2013), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trinh sản xuất, sơ chế, Hà Nội.
6. Tạ Thu Cúc (2010), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
7. Nguyễn Nguyên Cự (2011), Marketing nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
Hà Nội.
10. Phòng Thống kê huyện Phúc Thọ (2014), Số liệu về tình hình kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
11.Phòng Thống kê huyện Phúc Thọ (2014), Tình sản xuất, tiêu thụ cây vụ đông huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
12.Phòng Địa chính huyện Phúc Thọ (2014), Tình hình đất đai huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
13. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phúc Thọ (2014), Các chương trình dự án hỗ trợ sản xuất cây vụ đông, Hà Nội.
14. Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội (2014), Tạp chí sản xuất và thị trường Thành phố Hà Nội 2013 – 2014, Hà Nội.
15. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội (2010), Quyết định số
557/QĐ/SNN-NT ngày 10 tháng 5 năm 2010, Hà Nội.
16. Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê 1999 17. Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê 2011
18.Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế và trường đại học Hannover Hoa Kỳ, Ngành rau quả ở Việt nam, Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.
19. Website rau hoa qua VietNam.vn 20. Website http/www. agro.gov.vn 21. Website http/www. agroviet.gov.vn 22. Website http/www. gso.gov.vn
23. Website http/www. nong nghiepvn.vn 24. Website http/www. chinhphu.vn Tiếng Anh
1. Fresh Studio Partnars, Marije Boomsma và các cộng sự, Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo.
2. Fresh Studio Innovations asia. Tài liệu chương trình tập huấn phân tích chuỗi giá trị rau Hà Nội.
3. Pierre Fabre. Người dịch. Vũ Đình Tôn (1994). Phương pháp phân tích ngành hàng. Rome
4. P.Fabre. Chú thích về phương pháp luận tổng quát trong phân tích ngành hàng.
5. P.Fabre (1993) sử dụng việc phát triển ngành hàng để phân tích kinh tế.
6. P.Fabre (1993). Tóm tắt phương pháp luận phân tích ngành sản phẩm Hà Nội