MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 36)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho LĐNT Thanh Hóa.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về hoạt động dạy nghề cho LĐNT.

- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho LĐNT nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo nghề cho LĐNT phục vụ cho phát triển Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007 - 2010.

2.3. Chọn điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ một số huyện, xã, trao đổi với các nhà quản lý. Các số liệu thứ cấp được thu thập,

25

bảng câu hỏi phỏng vấn, được kiểm thử về tính phù hợp để thuận tiện cho quá trình thu thập số liệu chính thức.

Nguyên tắc chọn địa điểm nghiên cứu:

- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu.

- Nguyên tắc cụ thể: xã, huyện được lựa chọn là xã, huyện đại diện cho vùng của các huyện, các xã về điều kiện kinh tế, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng khả năng phát triển kinh tế, khả năng giải quyết việc làm…

- Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có các huyện đồng bằng, trung du và miền núi nên 3 vùng sẽ chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn một xã đại diện. Cụ thể là:

Thanh Hóa có 27 huyện thị:

- Đại diện cho 09 huyện đồng bằng và ven biển, chúng tôi chọn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương;

- Đại diện cho 07 huyện trung du, chúng tôi chọn xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân;

- Đại diện cho 11 huyện miền núi, chúng tôi chọn xã Lương Nội, huyện Bá Thước.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu; kết quả đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, hiệu quả LĐNT đã qua đào tạo, cơ cấu các loại hình đào tạo, các loại nghề, các chính sách đào tạo nghề cho nông dân, cơ cấu lao động nông thôn qua các giai đoạn 2007 - 2010, các báo cáo tổng kết, số liệu đã công bố trong niên giám thống kê của các huyện và tỉnh Thanh Hóa).

2.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp thu thập thông tin theo bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn, đối tượng là các LĐNT đã qua học nghề, phân theo độ tuổi < 30 tuổi và >30 tuổi,

26

cán bộ tham gia đào tạo nghề cho nông thôn, cán bộ cấp tỉnh, huyện liên quan, đặc biệt là các chuyên gia trong đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến đào tạo nghề cho nông thôn.

- Đề tài phỏng vấn 180 LĐNT đã qua đào tạo nghề tại 03 xã Quảng Thọ, Xuân Thành, Lương Nội, mỗi xã 60 lao động, đại diện cho 03 huyện Quảng Xương, Thọ Xuân, Bá Thước. Nội dung phỏng vấn tập trung về những thông tin như thông tin chung về: trình độ văn hóa, trình độ học vấn; nhu cầu đào tạo, quá trình đào tạo (cả tập huấn, học nghề), việc làm; việc làm đúng ngành nghề đào tạo, tác động của đào tạo nghề tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập của hộ gia đình, tồn tại và hạn chế của chất lượng đào tạo nghề…

Đề tài còn phỏng vấn một số đối tượng sử dụng lao động tham gia công tác đào tạo nghề, Trung tâm dạy nghề tỉnh, huyện, các Trường dạy nghề, cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp của huyện; doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể sử dụng LĐNT trong các lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản và kinh doanh phi nông nghiệp và một số cán bộ cấp xã.

2.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS, Excel để phân tích số liệu theo các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu phân tích dự kiến: cơ cấu % lao động nông nghiệp - nông thôn qua các thời kỳ; cơ cấu trình độ, độ tuổi lao động; mối quan hệ giữa trình độ, chất lượng lao động được đào tạo, được sử dụng với hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp…

2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đề tài còn tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề cho nông dân trong quá trình đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng

27

đào tạo nghề cho nông dân; tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân…

2.5. Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu

Phân tích chỉ tiêu hiệu quả công tác đào tạo nghề qua 2 nhóm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng.

2.5.1. Chỉ tiêu về số lượng:

- Quy mô đào tạo nghề:

+ Tỷ lệ % người lao động được đào tạo so với số lượng lao động.

+ Tỷ lệ % người lao động được sử dụng so với đào tạo.

+ Tỷ lệ % người lao động được đào tạo so với nhu cầu cần được đào tạo.

+ Số lượng lao động được đào tạo.

+ Số lượng lao động được đào tạo ở trình độ cao và lành nghề.

- Số lượng ngành nghề đào tạo.

- Số lượng cơ sở đào tạo nghề.

- Quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề.

- Quy mô và trình độ của đội ngũ giáo viên.

2.5.2. Chỉ tiêu về chất lượng.

- Số lượng và tỉ lệ lao động được đào tạo đã được sử dụng.

- Số lượng và tỉ lệ lao động được sử dụng đúng ngành nghề.

- Năng suất lao động (giá trị tạo ra trong 1 năm của một lao động).

- Thu nhập bình quân của lao động (được đào tạo và chưa được đào tạo).

28

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)