Tiếp tục củng cố, sắp xếp quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động dạy nghề của tỉnh Thanh Hóa

3.5.1. Tiếp tục củng cố, sắp xếp quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Đầu tư xây dựng phát triển và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho nông dân nói riêng, trong đó cần quan tâm đặc biệt đến các cơ sở thực nghiệm. Các ban, ngành, UBND cấp tỉnh, huyện rà soát,

62

bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở da ̣y nghề, trong đó chú tro ̣ng phát triển các cơ sở da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn (cơ sở da ̣y nghề công lập, tư thu ̣c, cơ sở da ̣y nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang tra ̣i, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở da ̣y nghề tiểu thủ công mỹ nghê ̣) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020.

Chất lượng và hiệu qủa là tiêu chí hàng đầu của hệ thống đào tạo nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Muốn vậy phải chuẩn hoá các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thể:

+ Chuẩn hoá cấp trình độ đào tạo gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

+ Chuẩn hoá cơ sở vật chất kỹ thuật dạy nghề.

+ Chuẩn hoá nội dụng chương trình, văn bằng chứng chỉ.

+ Chuẩn hoá về đội ngũ giáo viên dạy nghề.

+ Chuẩn hoá về phương pháp dạy và học nghề.

+ Chuẩn hóa về học viên tốt nghiệp trường nghề.

Đối với tỉnh Thanh Hóa cần sớm hoàn thành viê ̣c thành lâ ̣p mới trung tâm dạy nghề ở các huyê ̣n chưa có trung tâm da ̣y nghề vào năm 2011 - 2012 và

hoàn thành viê ̣c đầu tư xây dựng cơ sở vâ ̣t chất thiết bi ̣ vào năm 2013. Để nhanh chóng phát triển các cơ sở đào tạo nghề theo hướng hiện đại cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo. Nếu không sẽ không đáp ứng được nhu cầu đào tạo ngày càng tăng về qui mô và chất lượng đào tạo đòi hỏi ngày một cao hơn. Để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề của các trường thì cần tập trung vào các vấn đề sau:

63

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, kể cả vay theo chương trình ưu đãi của Chính phủ, - Để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các sở đào tạo cần huy động các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đào tạo, biến các doanh nghiệp thành, các cơ sở sản xuất thành nơi thực tập cho học viên, chẳng hạn như các trang trại có quy mô lớn sản xuất sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu hay sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong tỉnh, các làng nghề, các doanh nghiệp nông thôn…(thay cho phải đầu tư xây dựng xưởng trường)

- Ký hợp đồng tài trợ với đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nông thôn sau đào tạo về cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.

Đây là xu thế phát triển đối với lĩnh vực đào tạo nghề trong tương lai, giúp cho học viên nâng cao khả năng thực hành, tiếp cận nhanh với các thiết bị hiện đại để nâng cao trình độ tay nghề khi ra trường.

Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nghề cần tập trung vào một số trường có điều kiện đào tạo và các cơ sở đào tạo gắn với các sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung, hoặc các vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, dịch vụ chứ không nên dàn trải, phân tán dẫn đến hiệu quả thấp. Cần xác định rõ những cơ sở đào tạo lao động nông thôn nào cần ưu tiên đầu tư phù hợp nhu cầu sử dụng lao động và khả năng chuyển đổi nghề của nông dân.

Các Trường đào tạo nghề nên tập trung đầu tư trọng điểm về thiết bị cho 1 đến 3 nghề chủ lực để xây dựng thương hiệu của cơ sở. Tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy các nghề đạt chuẩn quy định bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn khác.

Hiện nay, ở Thanh Hóa có rất nhiều khu công nghiệp, khu du lịch rất phát triển nên cần đầu tư nghiên cứu đào tạo những nghề mới để nông dân có

64

cơ hội chuyển đổi nghề vào làm việc trong các nhà máy, các ngành du lịch, nhất là đối với những nông dân bị thu hồi đất.

Đối với các vùng có khu công nghiệp, dịch vụ phát triển cần ưu tiên đầu tư cho các cơ sở đào tạo các ngành công nghệ cao, các ngành đang thiếu hụt lao động có tay nghề cao, các lĩnh vực đang phải thuê lao động nước ngoài để con em nông dân sau khi tốt nghiệp phổ thông có cơ hội vào học nghề, không phải đi học ở các tỉnh và thành phố khác;

- Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghê ̣ ở

các huyện tâ ̣p trung nhiều làng nghề truyền thố ng;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bi ̣ da ̣y nghề cho trung tâm dạy nghề cấp huyện, các trung tâm giáo du ̣c thường xuyên ở những huyê ̣n chưa có trung tâm da ̣y nghề để tham gia da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn;

Thứ hai, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lâ ̣p cơ sở da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn, thu hú t các cơ sở da ̣y nghề tư thu ̣c, các cơ sở giáo du ̣c (trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo du ̣c thường xuyên, trung tâm kỹ

thuật tổng hơ ̣p hướng nghiê ̣p), các doanh nghiê ̣p, cơ sở sản xuất, kinh doanh, di ̣ch vu ̣ tham gia hoa ̣t đô ̣ng da ̣y nghề cho lao đô ̣ng nông thôn.

Để đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:

Một là: Phát triển các loại hình đào tạo nghề phù hợp như cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, cơ sở đào tạo nghề tư nhân, cơ sở đào tạo nghề của doanh nghiệp…

+ Đối với cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập thì cần phải khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia với trình độ đào tạo từ sơ cấp nghề đến đại học, trong đó cần ưu tiên đào tạo nghề ở trình độ phù hợp với yêu cầu của nông dân trước mắt cũng như phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

65

+ Khuyến khích các doanh nghiệp lớn mở các trường nghề đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm chủ động nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Hai là: Để đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế kể cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Muốn vậy, tỉnh cần thực hiện một số chính sách ưu đãi cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thể:

+ Không thu tiền sử dụng đất, không phân biệt công lập hay ngoài công lập trong đào tạo. Mặt khác, tỉnh phải tạo mọi thuận lợi để các nhà đầu tư có mặt bằng để triển khai dự án.

+ Đổi mới, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường.

+ Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở đào tạo, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

+ Cần bảo đảm sự công bằng trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các trường, kể cả các trường công lập. Cho phép các trường công lập được vay vốn để đầu tư cho các chương trình có hiệu quả cao và có khả năng thu hồi vốn.

Thứ ba, chính sách tín dụng của Nhà nước với nhiều ưu đãi dành cho người học nghề vay học tập, nhất là học nghề với quan điểm của Chính phủ là không để một ai vì không có tiền mà phải bỏ học. Cần có chính sách lãi suất hợp lý, không cần thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường để có thể mở rộng diện cho vay cũng như số tiền cho vay đối với người học (chủ yếu những người học nghề dài hạn, như trung cấp, cao đẳng nghề).

Đa dạng hóa các nguồn vốn tín dụng, có thể hình thành các quỹ tín dụng trong từng trường trên cơ sở huy động tiền nhàn rỗi của cán bộ, giáo viên, các doanh nghiệp.

66

Ngoài ra, để thúc đẩy xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chính phủ cũng cần có chủ trương thay đổi về chính sách tín dụng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Về nguyên tắc chính sách tín dụng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vay vốn đầu tư phát triển trường dạy nghề cho lao động nông thôn.

3.5.2. Mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo toàn diện các nghề, coi trọng các ngành mũi nhọn, cần thiết đối với từng vùng

Cần đẩy mạnh mở rộng quy mô dạy nghề hơn nữa có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Quy mô đào tạo phải ở trên các trình độ: Cao đẳng nghề – trung cấp nghề – sơ cấp nghề – bồi dưỡng có nhu vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, công nghệ.

Cụ thể:

Triển khai nhân rộng hình thức dạy nghề ngắn hạn tập trung tại các cơ sở dạy nghề nhằm khai thác tối đa năng lực và chức năng hoạt động của các cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đa số đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh.

Quy mô triển khai mở rộng tập trung theo hướng: thứ nhất, dạy nghề phục vụ nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nghề truyền thống và tự tìm việc làm ở thành thị; thứ hai, dạy nghề phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thứ ba, dạy nghề cho đối tượng lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, còn đào tạo những ngành mũi nhọn có chất lượng cao cho phù hợp với từng vùng: như vùng đồng bằng có sự chuyển dịch nhanh chóng về công nghiệp hoá, nên chú trọng đào tạo công nghiệp, điện tử, cơ khí – xây dựng và du lịch. Ở vùng núi chủ yếu là trang trại nên cần phải chú trọng đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ, người quản lý.

67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)