Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Mục tiêu, định hướng hoạt động dạy nghề của tỉnh Thanh Hóa
3.4.1. Mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh
Dạy nghề có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, để đề ra được mục tiêu, định hướng dạy nghề của tỉnh cần xem xét tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể như sau:
3.4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ,
56
đẩy mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng – an ninh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phấn đầu đến năm 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.
3.4.1.2. Mục tiêu cụ thể từ năm 2011 – 2015 - Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 12% - 13%; trong đó hằng năm dự kiến: Năm 2011: 11%; năm 2012: 11-11,5%; năm 2013: 14 – 15%; năm 2012: 13,5 – 14,5%; năm 2015: 11,5 – 12%.
+ GDP bình quân đầu người năm 2015 là 780 USD – 800 USD + Giá trị tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,8% - 6,5%/năm.
+ Giá trị tăng công nghiệp – xã hội tăng 16,3% - 17,2%/năm.
+ Giá trị tăng các ngành dịch vụ tăng 11,9% - 13,1%.
+ Cơ cấu kinh tế năm 2010: Nông, lâm, ngư nghiệp: 23%; công nghiệp xây dựng : 40,6%; dịch vụ” 36,4%.
+ Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đến năm 2015 đạt 9% - 10%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm là 20,8%, năm 2011 đạt khoảng 3.416 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hàng năm dự kiến (tỷ đồng); Năm 2011: 1.460; Năm 2012: 1.859; Năm 2013: 2.308; Năm 2014: 2.824; Năm 2015: 3.416.
+ Sản lượng lương thực đạt: 1,5 triệu tấn trở lên, bình quân lương thực đầu người 400kg trở lên;
+ Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2015 đạt 350 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 27,6%. Trong đó, hàng năm dự kiến (triệu USD); Năm 2011: 8.000; Năm 2012: 10.500; Năm 2013: 12.500; Năm 2014: 13.500;
Năm 2015: 15.500.
57
- Về xã hội:
+ 100% số huyện, thị, thành phố đã hoàn thành phổ cập GD THCS vào năm 2007.
+ Giải quyết việc làm 5 năm cho 250.000 người. Trong đó, hằng năm dự kiến (người): Năm 2011: 55.000; Năm 2012: 57.000; Năm 2013: 60.000;
Năm 2014: 65.000; Năm 2015: 70.000.
+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội: 55%.
+ Tỷ lệ lao động được đào tạo 38% trở lên vào năm 2015. Trong đó, tỷ lệ lao động được đào tạo hằng năm dự kiến: Năm 2011: 29%; Năm 2012:
31%; Năm 2013: 33%; Năm 2014: 35%; Năm 2015: 38%.
+ Giảm hộ nghèo xuống còn 20% vào năm 2015. Trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm còn: Năm 2011: 31,7%; Năm 2012: 28%; Năm 2013:
24%; Năm 2014: 22%; Năm 2015: 20%.
+ Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1%.
+ 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2015.
+ Đến năm 2015, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 25%, dưới 5 tuổi còn 32%.
- Về môi trường:
+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 là 49%.
+ Đến năm 2015 có 95% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
+ Năm 2015, 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 50% trở lên.
3.4.1.2. Những định hướng cơ bản của tỉnh Thanh Hoá trong công tác đào tạo nhân lực giai đoạn 2011 – 2015
- Trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015, công tác đào tạo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung vào các định hướng sau:
58
- Tập trung chỉ đạo và thực hiện sự chuyển hướng sang đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí công việc và nhu cầu công việc. Để tạo bước chuyển biến cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015 trước mắt cần xây dựng chính sách qui định chế độ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm bắt buộc đối với cán bộ, công chức với mục tiêu cơ bản là trang bị kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh và phát triển kinh tế tri thức.
- Chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề để phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Tiếp tục rà soát và đổi mới chương trình đào tạo, tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy và học.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo dựa trên nhu cầu xã hội theo đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
- Đào tạo nghề cho LĐNT được quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.