Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông thôn, tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 86)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động dạy nghề của tỉnh Thanh Hóa

3.5.5. Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông thôn, tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, người sử dụng lao động

3.5.5.1. Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông thôn

Dạy nghề cho lao động nông thôn vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với bà con nông dân, vừa đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Do tính đặc thù của lao động nông thôn, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Để xây dựng được các mô hình dạy nghề phù hợp cần triển khai những hoạt động như:

- Thứ nhất: Cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương. Việc nắm bắt nhu cầu phải đi trước một bước và phải triển khai thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới với quy mô và trình độ phù hợp. Nhu cầu sử dụng lao động chính là “đầu ra” của đào tạo, qua đó có thể biết được cần đào tạo những nghề gì với trình độ nào.

76

- Thứ hai: Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hợp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động). Vì vậy, có thể có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoá đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ từ 16 - 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tượng trên theo trình độ học vấn. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn. Ngược lại, đối với những người có học vấn cao hơn (THCS, PHPT..) có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nghề. Hơn nữa, cũng phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp.

- Thứ ba: Đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khoá học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp nên đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải rất linh hoạt và khoa học. Vừa qua Tổng cục dạy nghề đã triển khai thí điểm dạy nghề cho lao động vùng chuyên canh thuốc lá, chương trình được thiết kế theo chu kỳ sinh trưởng của cây. Khoá học đã đạt được kết quả rất khả quan, năng suất lao động và hiệu quả lao động của người nông dân được tăng lên rõ rệt.

- Thứ tư: Mục tiêu của dạy nghề cho lao động nông thôn là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông

77

thôn). Nói cách khác, dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nếu không gắn được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình. Dạy nghề cho lao đô ̣ng nông thôn có thể đươ ̣c thực hiê ̣n dưới nhiều hình thức khác nhau, như dạy tại các cơ sở da ̣y nghề; da ̣y nghề theo đơn đă ̣t hàng của các tâ ̣p đoàn, tổng công ty; dạy nghề lưu đô ̣ng (ta ̣i xã, thôn, bản); da ̣y nghề tại doanh nghiệp và

các cơ sở sản xuất kinh doanh, di ̣ch vu ̣; da ̣y nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề...Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền..., như đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghể nghiệp (Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề, các trường khác có tham gia dạy nghề...), đào tạo nghề lưu động cho nông dân làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trường…

Trước mắt, chúng ta cần phải tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tượng, với hình thức và phương thức đào tạo khác nhau để tìm ra được những mô hình đào tạo phù hợp nhất đối với các nhóm đối tượng lao động nông thôn khác nhau để từ đó nhân rộng ra tất cả các vùng, miền trong toàn tỉnh.

- Đa dạng hoá nội dung và hình thức tuyên truyền, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, cơ chế,

78

chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và người lao động ở nông thôn về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững;

- Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tư vấn về pháp luật dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sau khi được học nghề, giải quyết việc làm; phát hành bản tin, in ấn tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi và biểu dương và tôn vinh các điển hình tiên tiến...

3.5.5.2. Tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

- Tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp.

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

- Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và người học nghề tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp để nâng cao nghề, kinh nghiệm thực tế sản xuất.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)