Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động dạy nghề của tỉnh Thanh Hóa
3.5.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề
- Thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp dạy nghề.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề, trong đó đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề nhằm nâng cao tỷ lệ giáo viên có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành.
- Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề và thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giải dạy của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Quan tâm xây dựng đội ngũ dạy nghề, bao gồm giáo viên cơ hữu và có chính sách thu hút các nhà khoa học, các kỹ sư, các chuyên gia, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy công tác đào tạo nghề cho LĐNT.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 03 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người tài có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị
71
tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến trường của cấp tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đặt ra, đặc biệt chú trọng đến trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc cấp tỉnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Ban, ngành và các trường Đại học, Cao đẳng, đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0.2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản…
- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông.
- Tăng cường quan hệ liên kết với các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các trường đại học, cao đẳng để thu hút các nhà khoa học, các giảng viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư tham gia giảng dạy nhất là đối với những nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Đối
72
với những nghề đòi hỏi kỹ năng thực hành cao cần thu hút những người lao động giỏi trong các doanh nghiệp, các nghệ nhân trong các làng nghề, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư tham gia dạy nghề cho nông dân.
Để thu hút các nhà khoa học các giảng viên các trường đại học, cao đẳng, các cán bộ kỹ thuật… tham gia giảng dạy cần quan tâm xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ phù hợp. Có thể ký hợp đồng với những người gỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
Đối với các trung tâm dạy nghề đủ giáo viên cơ hữu cần ưu tiên tuyển dụng giáo viên có trình độ và quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho họ.
Ngoài việc quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề có chất lượng cao, các cơ sở đào tạo nghề cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đào tạo giáo viên giỏi về lý thuyết, thành thạo về tay nghề, biết được ngoại ngữ. Mặt khác nên tuyển dụng và đào tạo giáo viên tới các trường sư phạm kỹ thuật để nắm chắc nghiệp vụ sư phạm, để giáo viên thành thạo về sư phạm và giỏi về kỹ thuật quản lý.
Dạy nghề cho LĐNT có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với bà con nông thôn, việc đào tạo nghề do LĐNT cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Để xây dựng được các mô hình dạy nghề phù hợp cần triển khai những hoạt động như:
- Cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương. Việc nắm bắt nhu cầu phải đi trước một bước và phải triển khai thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới với qui mô và trình độ phù
73
hợp. Nhu cầu sử dụng lao động chính là “đầu ra” của đào tạo, qua đó có thể biết được cần đào tạo những nghề ghì với trình độ nào.
- Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hợp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động). Vì vậy, có thể có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoá đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ từ 16 – 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tượng trên theo trình độ học vấn. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn. Ngược lại, đối với những người có học vấn cao hơn (THCS, THPT…) có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng.
Hơn nữa, cũng phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp.
- Đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá học đào tạo cần gắn với việc vừa học vừa làm của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khoá học cho phù hợp. Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng công nghiệp nên đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải rất linh hoạt và khoa học. Vừa qua Tổng cục dạy nghề đã triển khai thí điểm dạy nghề cho lao động vùng chuyên canh thuốc lá, chương trình được thiết kế theo chu kỳ sinh trưởng của cây. Khoá học đã đạt được
74
kết quả rất khả quan, năng suất lao động và hiệu quả lao động của người nông dân được tăng lên rõ rệt.
Coi trọng mục tiêu đào tạo: Mục tiêu dạy nghề cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp. Nói cách khác, dạy nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nếu không gắn được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt có tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình. Dạy nghề cho LĐNT có thể được thực hiện dưới hình thức khác nhau, như dạy tại các cơ sở dạy nghề, dạy nghề theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, tổng công ty, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề… Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền… như đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp (Trung tâm dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, các trường khác có tham gia dạy nghề…) đào tạo nghề lưu động cho nông dân làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn, bản… dạy nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trường…
Đa dạng hoá nội dung và hình thức tuyên truyền, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, cơ chế,
75
chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và người lao động ở nông thôn về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững.
Thường xuyên quát triệt, phổ biến, tư vấn về pháp luật dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham gia, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sau khi được học nghề, giải quyết việc làm;
phát hành bản tin, in ấn tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi và biểu dương và tôn vinh các điển hình tiên tiến…