Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác dạy nghề tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác dạy nghề tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Vị trí, đặc diểm điều kiên tự nhiên

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.116 km2, là một tỉnh có 3 vùng miền, vùng cao, trung du, vùng đồng bằng ven biển. Hiện nay dân số toàn tỉnh có 3.702 triệu người, xếp thứ 3 về dân số so với các tỉnh khác trong cả nước.

Về tổ chức hành chính gồm 24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã. Dân số khu vực nông thôn chiếm 90,72% dân số toàn tỉnh. Thanh Hóa phía bắc tiếp giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Phía Đông là Vịnh Bắc bộ với chiều dài 102km2. Địa hình Thanh Hóa chia thành 3 vùng rõ rệt, bao gồm:

- Vùng đồng bằng ven biển (Gồm 9 huyện, thị): Có bờ biển dài tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn, bãi tắm Hải Hòa, cảng Lễ Môn, cảng Nghi Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển.

- Vùng trung du (Gồm 7 huyện): Đây là có thể xây dựng các vùng chuyên canh lớn như vùng mía, thuốc lá, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến theo từng vùng.

- Vùng miền núi (Gồm 11 huyện): Có nhiều tài nguyên phong phú cho phép mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp; cung cấp nguyên liệu cho phát triển chế biến giấy, mía đường, gắn với chế biến bánh kẹo, hoa quả, chế biến cao su.

Đặc điểm điều kiên tự nhiên cho phép Thanh Hóa phát triển ngành nghề một cách đa dạng, đồng thời cũng đòi hỏi công tác dạy nghề cho LĐNT phải gắn với chiến lược phát triển của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong tỉnh. Các hình thức dạy nghề cho LĐNT cũng cần phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương trong tỉnh.

29

3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội 3.1.2.1. Dân số và lao động

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với dân số khoảng 3,7 triệu người trong đó lao động trong độ tuổi khoảng 2,049 triệu người với 1,865 triệu người có khả năng lao động. Tình hình dân số và lao động của tỉnh được thể hiên trên bảng 2.1. Hiện nay lực lượng lao động Thanh Hóa tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với 1,808 triệu người chiếm 88,25% tổng số lao động trong độ tuổi. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm đến 75,25%, trong khi đó ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,15%, dịch vụ 12,6%.

Trong những năm qua, chất lượng lao động của tỉnh được tăng lên đáng kể. Năm 2010 lao động qua đào tạo của tỉnh chiếm 23,1%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14,2%. Thanh Hóa có lực lượng quá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và ngành nông nghiệp.

Chính vì vậy, việc giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng nhanh lao động trong công nghiệp, dịch vụ đang là đòi hỏi cấp bách. Toàn tỉnh hiện có gần 30.000 người chiếm 16% trong độ tuổi lao động không có việc làm ổn định. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang là một áp lực lớn.

Bên cạnh đó chất lượng lao động mặc dù đã từng bước được nâng lên song còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế.

Từ thực tế, để nâng cao trình độ lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, chuyển một phần bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, đòi hỏi công tác dạy nghề của tỉnh phải có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, hình thức, chất lượng và hiệu quả. Trong đó phát triển các hình thức dạy nghề cho phù hợp với điều kiện của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.

30

Bảng 3.1: Tình hình biến động dân số – lao động của tỉnh Thanh Hoá

TT

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng

(1000 người) Cơ cấu (%) Số lượng

(1000 người) Cơ cấu (%) Số lượng

(1000 người) Cơ cấu (%) 2009/2008 2010/2009 Bình quân

I Tổng dân số 3.604,00 100,00 3.645,00 100,00 3.686,00 100,00 101,13 101,12 101,12

1 Dân số nông thôn 3.241,00 89,92 3.221,50 88,38 3.204,00 86,92 99,39 99,45 99,41 2 Dân số thành thị 363,00 10,08 423,50 11,62 482,00 13,08 116,66 113,81 115,22 II Tổng số lao động 1.531,50 100,00 1.560,00 100,00 1.589,00 100,00 101,86 101,85 101,85

1 LĐ nông lâm ngư 1.212,40 79,17 1.188,60 76,19 1.160,30 73,02 98,03 97,61 97,81 2 LĐ công nghiệp - XD 150,10 9,80 183,52 11,76 204,80 12,88 122,26 111,59 116,80 3 LĐ dịch vụ 169,00 11,03 187,88 12,05 223,90 14,10 111,17 119,17 115,10

(Nguồn: Phòng Dạy nghề – Sở Lao động TBXH)

31

3.1.2.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập

Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh qua các thời kỳ thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân của tỉnh

Thanh Hoá qua các năm

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 Bình quân 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

% 7,30 7,90 8,10 7,80 2 Thu nhập bình quân trên 1

người

Triệu

đồng/năm 7,14 8,23 8,51 7,84 3 Tốc độ tăng thu nhập bình

quân trên người % 113,00 104,00 109,00

(Nguồn: Thu thống kê tỉnh Thanh Hoá)

- Thời kỳ: 2008 – 2010, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao, bình quân 7,8%/năm. Trong đó tốc độ tăng công nghiệp – xây dựng 13,5%, dịch vụ 7,8%, nông lâm ngư nghiệp 4,7%.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua diễn biến theo hướng giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ.

Từ năm 2005 đến năm 2010 cơ cấu ngành nông nghiệp từ 51,6% giảm xuống còn 35,4%.

- Với tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên đòi hỏi Thanh Hoá phải thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, trong đó chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp và đầu tư cho xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và kéo theo sự phát triển nhanh của mạng lưới dịch vụ; phát huy tối đa nguồn nội lực cũng như thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải được phát triển một cách mạnh mẽ nhằm đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)