Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận về nguồn lực
1.2. Chương trình xây dựng NTM và nguồn lực trong Chương trình xây dựng NTM
1.2.5. Sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM
1.2.5.1. Nguyên tắc sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM
- Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Ưu tiên hỗ trợ thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng NTM xấp xã, tuyên truyền, hoạt động của BCĐ, đào tạo kiến thức xây dựng NTM cho cán bộ cấp xã, thôn, hợp tác xã, phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: Tập trung vào thực hiện các công trình:
Đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; nhà văn hóa thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
- Theo Quyết định 695/QĐ-TTg: Đối với các xã thuộc huyện nghèo 30a, ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các hoạt động thuộc 09 nội dung; các xã còn lại hỗ trợ một phần.
- Đối với các công trình do Ban quản lý xã làm chủ đầu tư: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (Nếu có).
- Đối với các công trình được UBND huyện phê duyệt để thực hiện theo quy định tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì hồ sơ, tài liệu cơ sở ban đầu của công trình được đầu tư là
Quyết định phê duyệt danh mục công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù của UBND cấp huyện, dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền (Thay thế cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền). Các hồ sơ, tài liệu cơ sở ban đầu còn lại của công trình đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính).
- Đối với các công trình thực hiện theo hình thức “Ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng” và các hình thức hỗ trợ khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện thanh quyết toán vốn hỗ trợ theo hướng dẫn tại văn bản số 2522/STC - QLNSHX ngày 15/7/2014 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ xi măng thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Đối với các dự án, công trình khác, việc thanh, quyết toán vốn đầu tư theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.
1.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM
a. Trình độ, năng lực của BCĐ và Ban quản lý xây dựng NTM các cấp Trình đố, năng lực của BCĐ và Ban quản lý xây dựng NTM là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực. Nó ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch huy động, xây dựng phương pháp huy động và chỉ rõ các nguồn lực cần phải huy động cho xây dựng NTM’ trên cơ sở đó xác định mức độ có khả năng huy động và định mức từng hạng mục đầu tư sử dụng nguồn lực huy động. Năng lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện triển khai việc huy động nguồn lực, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.
b. Sự tham gia của cộng đồng trong huy động các nguồn lực
Ý thức cộng đồng tại các địa phương được thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Khái niệm ý thức cộng đồng có tính lý thuyết hơn, dựa vào quyền lợi của những thành viên và các nhà nghiên cứu (Gardner và Stern, 1996; Zanetell, 2000) trong tương quan giữa ý thức cộng đồng với mức độ tham gia của người dân địa phương trong quản lý phát triển. Cộng đồng là khái niệm có 2 khía cạnh tự nhiên và tinh thần mà các thành viên cộng đồng đã từng trải. Khái niệm các hoạt động phát triển ở nông thôn dựa vào lãnh thổ, hoặc dưới tên gọi khác là các hoạt động phát triển ở nông thôn dựa vào cộng đồng, dẫn tới việc phân cấp các hoạt động phát triển ở cấp địa phương.
Cộng đồng cũng thể hiện những kinh nghiệm được chia sẻ kết nối cuộc sống của người dân trong cùng một không gian. Điều này dẫn tới tình cảm và sự gắn kết về tinh thần. Ý thức của từng cá thể cộng đồng ảnh hưởng tới việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động để trợ giúp và hoàn thiện cộng đồng (McMillan,1996; St. Anne, 1999). Ý thức cộng đồng được hình thành qua lịch sử cộng đồng. Nó bao gồm sự tự nguyện ở lại cộng đồng, thăm hỏi lẫn nhau, có cùng cảm xúc với các thành viên cộng đồng, tranh thủ hoặc trao đổi tình cảm với nhauvv... (Zanetell và Knuth, 2004; Buckners, 1988).
c. Yếu tố kinh tế địa phương
Điều kiện kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng tới mức độ huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Các địa phương khác nhau có mức độ kinh tế khác nhau và có sự huy động nguồn lực cho xây dựng NTM khác nhau. Đối với các địa phương có điều kiện kinh tế mạnh, cũng là những địa phương còn ít khó khăn trong xây dựng NTM và việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, đồng nghĩa với việc có nhiều hạng mục công trình cần phải đầu tư
xây dựng mới và sửa chữa; đòi hỏi nguồn lực huy động phải lớn, trong khi kinh tế địa phương có hạn, do đó gặp phải nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực.
Năng lực lập kế hoạch và điều phối kinh phí trong sử dụng nguồn lực là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM.
Lập kế hoạch và điều phối kinh phí được tiến hành một cách hợp lý thì việc sử dụng vốn mới được hiệu quả và hợp lý giữa các hạng mục đầu tư, hay giữa các thời điểm đầu tư. Ngược lại, nếu việc lập kế hoạch và điều phối kinh phí không được thực hiện một cách hợp lý sẽ gây ra hiện tượng lãng phí trong sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM, việc sử dụng nguồn lực sẽ không đúng mục đích và kém hiệu quả.
d. Yếu tố kinh tế hộ
Trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy điều kiện hộ gia đình ảnh hưởng đến sự huy động các nguồn lực của người dân trong các họat động phát triển nói chung và việc thực hiện chương trình xây dựng NTM nói riêng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới sự tham gia. Đó là : độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv... Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào các hoạt động trong xây dựng NTM. Các đặc trưng tự nhiên của bất kì của dự án nào cũng không đủ để huy động sự tham gia của người dân, nếu không có cơ sở nghiên cứu về các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, lịch sử và nếu không thuyết phục và cho phép người dân tham gia phát triển.
Poudyal (1990) trong luận án của ông về " liên quan của người dân với phát triển huyện thông qua việc phân cấp ở Nêpan", kết luận rằng có 6 yếu tố là:
điều kiện kinh tế, giáo dục/đào tạo, địa vị, cấu trúc tuổi, số nguời trong hộ, thuộc
tổ chức nào có ảnh hưởng tới năng lực tham gia của người dân. Mô hình trong nghiên cứu của ông giả thiết rằng sự tham gia bị tác động bởi phạm vi, năng lực, nhu cầu và những lợi ích.
e. Cơ chế và chính sách trong huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó không thể tính đến các yếu tố về chính sách và cơ chế hoạt động của chương trình xây dựng NTM để tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Bên cạnh đó, trong các hoạt động ở từng lĩnh vực cần có những cơ chế phù hợp để làm thế nào thu hút được sự tham gia đóng góp của cộng đồng và khi đã thu hút được cộng đồng tham gia đóng góp rồi thì ý kiến của họ phải được tôn trọng và các kế hoạch hay quyết định trước khi đưa vào triển khai cần phải được họ đồng ý.