Đặc điểm cơ sở hạ tầng - kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN THIỆU HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

2.1.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng - kinh tế - xã hội

- Giao thông

Huyện có 9,5 km quốc lộ, 50,7 km tỉnh lộ được nhựa hóa, 43,9 km huyện lộ, có 250 km đường liên xã, liên thôn.

- Thủy lợi:

Hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Thiệu Hoá thuộc hai công ty thuỷ nông quản lý: Công ty thuỷ nông Nam Sông Mã và công ty thuỷ nông Sông Chu. Các hệ thống và công ty thuỷ lợi hiện nay là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt có vị trí quyết định trong ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Hệ thống tưới: Hiện nay các công trình thuỷ nông do công ty quản lý là 24 trạm bơm tưới với công suất 47.000 m3/h. Các trạm bơm tưới do xã quản lý là 23 trạm bơm với tổng công suất 32.860 m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động khoảng 8683 ha bằng 86,2% diện tích đất canh tác.

phân bố hợp lý . Hệ thống kênh mương nội đồng 567,31 km. Được quy hoạch cùng với giao thông nội đồng. Thực hiện kiên cố hoá kênh mương, kết hợp với dồn điền đổi thửa, những năm qua toàn huyện đã bê tông hoá khoảng 470 km.

- Hệ thống tiêu: Tiêu nước trên địa bàn huyện Thiệu hoá có hai hình thức: Tự chảy và qua hệ thống trạm bơm tiêu.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 trạm bơm tiêu, với số máy 23 chiếc, tổng công suất là 54.540 m3/h. Những năm mưa lớn các trạm bơm này đã và đang phát huy tác dụng tốt đã giảm hẳn diện tích bị mất do bị ngập lụt. Với những cơ sở vật chất về thuỷ lợi như hiện tại đã góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của toàn huyện.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 11,8% cao hơn bình quân chung cả tỉnh (11,4%). Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) có tốc độ tăng cao nhất 16,7%, tiếp đến khu vực III (các ngành dịch vụ) tăng 15,4%, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 4,9%.

Trong giai đoạn này, cả 5 năm đều tăng trưởng khá cao (năm 2011 tăng 10,9%, năm 2012 tăng 11,6%, năm 2013 tăng 11,3%, năm 2014 tăng 12,1%, năm 2015 tăng 12,8%). Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đạt được mức tăng trưởng như trên là sự nỗ lực, cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 43,0% năm 2010 xuống còn 36,4% năm 2015; ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 26,0% lên 30,0%; các ngành dịch vụ tăng từ 31,0% lên 33,6% (mục tiêu đến năm 2015 cơ cấu các ngành tương ứng là 30,0% - 35,0% - 35,0%). Cơ cấu

hơn tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với nhu cầu thị trường.

Năm 2015 quy mô nền kinh tế (theo giá so sánh 1994) ước đạt 1.207,1 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người 23,1 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch (21,5 triệu đồng) và gấp 2,3 lần năm 2010.

- Công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước tăng 13,5%; giá trị sản xuất năm 2015 (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 472,5 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2010. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: khai thác đá, cát, sỏi;

chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; chế biến gỗ; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất tơ tằm... luôn duy trì mức tăng trưởng khá; đặc biệt là các sản phẩm đúc đồng Thiệu Trung phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng sản phẩm, trở thành thương hiệu uy tín và nổi tiếng cả nước. Giai đoạn 2011 - 2015 đã hoàn thành và đưa vào sản xuất Công ty May Vạn Hà, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 700 - 800 công nhân, chủ yếu là lao động của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn được quan tâm phát triển; đã khôi phục được một số mặt hàng thủ công truyền thống và du nhập, phát triển một số ngành nghề mới, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 20,0%, đây là mức tăng trưởng cao trong điều kiện vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn; giá trị sản xuất năm 2015 (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 803,3 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2010.

Dịch vụ phát triển nhanh cả về quy mô và loại hình dịch vụ, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 15,4%, chưa đạt mục tiêu kế hoạch (16,5%), nhưng cao hơn bình quân chung cả tỉnh (11,9%). Giá trị sản xuất năm 2015 (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 713,4 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2010.

Thương mại phát triển nhanh, đa dạng; hệ thống chợ được đầu tư, nâng cấp đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 2.100 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010. Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước tăng 45,1%; tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu quá ít (mới chỉ có 2 mặt hàng là quần áo và tơ tằm). Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 4,5 triệu USD, không đạt mục tiêu kế hoạch (10 triệu USD).

Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, chất lượng được cải thiện. Bình quân hàng năm, vận tải tăng 12,7% về hàng hoá và 12,4% về lượt khách. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển nhanh về số lượng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, chất lượng được cải thiện; năm 2015, mật độ điện thoại ước đạt 16,8 máy/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định).

Dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sản xuất của doanh nghiệp và nhân dân. Tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm ước tăng 13%; tổng dư nợ năm 2015 ước đạt 620 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010

1.2.1.3. Đặc điểm dân số - lao động và việc làm

Tinh hình dân số, lao động và việc làm của huyện được tổng hợp

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

STT Chỉ tiêu ĐV tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Diện tích tự nhiên Km2 175.67 175.67 160.69 160.37 160.37 160.37 2 Dân số trung bình Người 176,617 177,294 154,992 157,862 156,149 156,742

3 Mật độ dân số Người/Km2 1,007 1,009 965 984 974 977

4 Tỷ lệ tăng tự nhiên

dân số %o 5.9 6.8 9.9 7.6 7.6 7.2

5 Dân số trong độ tuổi

lao động Người 98,906 99,285 86,796 88,403 87,443 87,776

6

Lao động đang làm việc trong các ngành

kinh tế

Người 97,371 95,590 86,101 86,405 86,580 87,661

a Nông, Lâm nghiệp,

thuỷ sản Người 66,886 64,363 64,376 64,317 64,239 64,617 b Công nghiệp và xây

dựng ,, 14,689 15,060 7,330 7,665 7,817 8,188

c Dịch vụ ,, 15,796 16,167 14,395 14,423 14,524 14,856

7 Lao động khu vực

Nhà nớc Ng i 4,548 4,688 4,292 4,355 4,366 4,397

a Trung ơng quản lý ,, 225 248 254 268 262 265

b Địa phơng quản lý ,, 4,323 4,440 4,038 4,087 4,104 4,132

Năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 0,6%. Năm 2015 huyện có 156.657 người.

Huyện có 42.358 hộ, trong đó hộ nông nghiệp có 28.274 hộ chiếm trên 66%. Lao động nông nghiệp 62.989 người, chiếm trên 73 % tổng số lao động trên địa bàn huyện, trình độ dân trí còn hạn chế, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo nên chưa đáp ứng được cho sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)